ĐẢM BẢO THÔNG ĐIỆP 2K TRONG KỲ NGHỈ LỄ NHÉ MỌI NGƯỜI
TS.BS. Ngũ Duy Nghĩa, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) nhấn mạnh, hiện nay đang có sự gia tăng số ca mắc COVID-19, tuy nhiên với nền tảng miễn dịch trong cộng đồng do tiêm vaccine phòng COVID-19 với tỉ lệ rất cao nên khả năng bùng phát dịch lớn rất khó xảy ra và thực tế chúng ta đang kiểm soát được dịch.
Riêng nhóm người mắc bệnh nền, theo khuyến cáo của WHO, cũng như tại Việt Nam, cần tiêm tổng số 4 mũi. Trong đó, mũi 4 nên cách mũi cuối cùng từ 6-12 tháng.
- Theo BSCKII. Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM), hiện tại vaccine COVID-19 vẫn có hiệu quả với một số biến chủng.
Tuy nhiên, thông thường sau 6 tháng tiêm vaccine, nồng độ kháng thể sẽ bắt đầu suy giảm, vì vậy nên tiêm mũi nhắc lại kế tiếp sau 6 tháng tiêm mũi trước đó, để đảm bảo đủ kháng thể bảo vệ.
-BS. Nguyễn Thanh Phong cũng nhấn mạnh, mức độ lây nhiễm bệnh của mọi người như nhau, nên ai cũng có nguy cơ tái nhiễm COVID-19. Vì vậy, để đảm bảo không bị tái nhiễm, người dân cần luôn tuân thủ thông điệp 2K và tiêm đủ các mũi 3, 4 vaccine COVID-19.
Đặc biệt, trong dịp nghỉ lễ kéo dài này nhu cầu đi lại tăng cao, khi tham gia các phương tiện công cộng hoặc những nơi công cộng, người dân cần thực hiện đảm bảo thông điệp 2K và hạn chế tiếp xúc gần dưới 1 m để tránh lây nhiễm bệnh.
"Khi đi chung chuyến bay, ô tô, tàu hỏa, hay ở cùng phòng họp... nếu đeo khẩu trang thường xuyên, sát khuẩn đúng, thì nguy cơ lây bệnh rất khó xảy ra. Đối với người lớn tuổi, có bệnh nền, cơ địa đặc biệt, khi mắc COVID-19 thì bệnh dễ diễn biến nặng hơn. Do đó, nếu có triệu chứng hô hấp thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời", BSCKII. Nguyễn Thanh Phong khuyến cáo.
Đối với trẻ em, khi mắc COVID-19, các chuyên gia cho biết, triệu chứng sẽ nhẹ và tự khỏi. Tuy nhiên, trẻ bị mắc nhiều lần thì các bậc phụ huynh nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện (bơi lội), ngủ đủ giấc và luôn đảm bảo 2K, đồng thời cho trẻ tiêm vaccine theo khuyến cáo.
-Theo BS. Nguyễn Thanh Phong, cho tới thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng độc lực của SARS-CoV-2 đã giảm, mà có thể đã có các biến chủng phụ, vì vậy, có những thời điểm, số ca mắc tăng, và mức độ diễn biến bệnh tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, cũng như độ bao phủ tiêm vaccine.
- Ths.BS. Nguyễn Công Khanh, Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) cũng chia sẻ, hiện nay có nhiều biến chủng đang lưu hành trên thế giới. Các biến chủng được quan tâm là các biến chủng được WHO theo dõi và giám sát.
Trong đó, biến chủng XBB.1.16 được phát hiện lây lan nhanh trên toàn thế giới và có khả năng thay thế cho các biến chủng SARS-CoV-2 trước đây. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy các biến chủng này gây bệnh nặng hoặc làm thay đổi triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Một số quốc gia có báo cáo tỉ lệ mắc biến chủng mới ở trẻ em cao có thể do miễn dịch tự nhiên sau mắc COVID-19 suy giảm, hoặc tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 mũi tăng cường còn thấp.
Chiều cao màn hình không khả dụng cho nội dung này. Vui lòng xoay dọc màn hình thiết bị.
ĐẢM BẢO THÔNG ĐIỆP 2K TRONG KỲ NGHỈ LỄ NHÉ MỌI NGƯỜI
TS.BS. Ngũ Duy Nghĩa, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) nhấn mạnh, hiện nay đang có sự gia tăng số ca mắc COVID-19, tuy nhiên với nền tảng miễn dịch trong cộng đồng do tiêm vaccine phòng COVID-19 với tỉ lệ rất cao nên khả năng bùng phát dịch lớn rất khó xảy ra và thực tế chúng ta đang kiểm soát được dịch.
Riêng nhóm người mắc bệnh nền, theo khuyến cáo của WHO, cũng như tại Việt Nam, cần tiêm tổng số 4 mũi. Trong đó, mũi 4 nên cách mũi cuối cùng từ 6-12 tháng.
- Theo BSCKII. Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM), hiện tại vaccine COVID-19 vẫn có hiệu quả với một số biến chủng.
Tuy nhiên, thông thường sau 6 tháng tiêm vaccine, nồng độ kháng thể sẽ bắt đầu suy giảm, vì vậy nên tiêm mũi nhắc lại kế tiếp sau 6 tháng tiêm mũi trước đó, để đảm bảo đủ kháng thể bảo vệ.
-BS. Nguyễn Thanh Phong cũng nhấn mạnh, mức độ lây nhiễm bệnh của mọi người như nhau, nên ai cũng có nguy cơ tái nhiễm COVID-19. Vì vậy, để đảm bảo không bị tái nhiễm, người dân cần luôn tuân thủ thông điệp 2K và tiêm đủ các mũi 3, 4 vaccine COVID-19.
Đặc biệt, trong dịp nghỉ lễ kéo dài này nhu cầu đi lại tăng cao, khi tham gia các phương tiện công cộng hoặc những nơi công cộng, người dân cần thực hiện đảm bảo thông điệp 2K và hạn chế tiếp xúc gần dưới 1 m để tránh lây nhiễm bệnh.
"Khi đi chung chuyến bay, ô tô, tàu hỏa, hay ở cùng phòng họp... nếu đeo khẩu trang thường xuyên, sát khuẩn đúng, thì nguy cơ lây bệnh rất khó xảy ra. Đối với người lớn tuổi, có bệnh nền, cơ địa đặc biệt, khi mắc COVID-19 thì bệnh dễ diễn biến nặng hơn. Do đó, nếu có triệu chứng hô hấp thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời", BSCKII. Nguyễn Thanh Phong khuyến cáo.
Đối với trẻ em, khi mắc COVID-19, các chuyên gia cho biết, triệu chứng sẽ nhẹ và tự khỏi. Tuy nhiên, trẻ bị mắc nhiều lần thì các bậc phụ huynh nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện (bơi lội), ngủ đủ giấc và luôn đảm bảo 2K, đồng thời cho trẻ tiêm vaccine theo khuyến cáo.
-Theo BS. Nguyễn Thanh Phong, cho tới thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng độc lực của SARS-CoV-2 đã giảm, mà có thể đã có các biến chủng phụ, vì vậy, có những thời điểm, số ca mắc tăng, và mức độ diễn biến bệnh tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, cũng như độ bao phủ tiêm vaccine.
- Ths.BS. Nguyễn Công Khanh, Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) cũng chia sẻ, hiện nay có nhiều biến chủng đang lưu hành trên thế giới. Các biến chủng được quan tâm là các biến chủng được WHO theo dõi và giám sát.
Trong đó, biến chủng XBB.1.16 được phát hiện lây lan nhanh trên toàn thế giới và có khả năng thay thế cho các biến chủng SARS-CoV-2 trước đây. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy các biến chủng này gây bệnh nặng hoặc làm thay đổi triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Một số quốc gia có báo cáo tỉ lệ mắc biến chủng mới ở trẻ em cao có thể do miễn dịch tự nhiên sau mắc COVID-19 suy giảm, hoặc tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 mũi tăng cường còn thấp.
@Phuc Mickey
Vacxin nó ko phải như miếng thịt, con cá mà hết date cái là ôi thiu hỏng ngay đâu. Những cái in trên thuốc nó thực ra là Best Before, bạn tiêm sau một thời gian vẫn có tác dụng dù ko dc 100% như vừa sản xuất.