Công ty dược phẩm Janssen trực thuộc Johnson & Johnson vừa đưa ra thông báo cho biết dạng vaccine chống HIV có tên Mosaico (HVTN 706/HPX3002) mà họ theo đuổi trong vài năm qua đã thất bại. Điều này được công bố sau khi sau khi kết quả giữa nhóm được tiêm và nhóm dùng giả dược cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV vẫn tương đương nhau, chứng tỏ Mosaico không có hiệu quả như mong muốn về mặt lâm sàng trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV.
Thử nghiệm lâm sàng này được thực hiện ở nhiều quốc gia tại 50 điểm trải dài từ Argentina, Brazil, Italy, Mexico, Peru, Ba Lan, Puerto Rico, Tây Ban Nha và Mỹ để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vaccine dựa trên adenovirus26. Ở giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng bắt đầu từ năm 2019. Số người tham gia thử nghiệm vào khoảng 3,900 người hợp giới, người chuyển giới có quan hệ tình dục với người hợp giới và/hoặc với người chuyển giới. Những người này thuộc nhóm dùng thuốc và dùng giả dược sẽ được nhận 4 mũi tiêm trong vòng 12 tháng để đánh giá kết quả.
Trước khi giai đoạn 3 của thử nghiệm này nhiều người kỳ vọng nó sẽ là 1 niềm hy vọng mới bổ sung vào danh sách các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV hiện tại như dùng bao cao su hay dùng PrEP. Nó cũng được kỳ vọng là câu trả lời cho những cố gắng từ những năm 1980 đến giờ trong việc tìm vaccine chống lại HIV. Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 100 dạng vaccine được thử trên người nhưng mới chỉ có 1 dạng cho kết quả khả quan. Đó là nghiên cứu ở THái Lan với kết quả 60% những người ngay sau khi tiêm có khả năng ít bị mắc virus hơn những người dùng giả dược. Nhưng hiệu quả của dạng thuốc này sụt giảm nhanh chóng chỉ trong 1 năm, và sau khi hết chu kỳ 3.5 năm thử nghiệm chỉ có 31% những người đã được tiêm vaccine ít có nguy cơ nhiễm HIV hơn những người khác. Với Mosaico số liệu về khả năng phản ứng miễn dịch mạnh mẽ được xác định là vào 2 năm, ít nhất là gấp đôi với thử nghiệm tại Thái Lan. Nhóm nghiên cứu mong có thể giúp 65% số người tham gia ít bị nguy cơ nhiễm virus hơn người khác. Tuy nhiên cuối cùng thì Mosaico, được tạo ra từ thông tin gen của nhiều chủng HIV trên toàn cầu, vẫn không qua được bài đánh giá và giờ đây loài người sẽ vẫn phải tiếp tục tìm tòi và nghiên cứu thêm những dạng vaccine khác.
Trước đó dạng vaccine Imbokodo, 1 phiên bản tương tự Mosaico cũng đã phải dừng thử nghiệm vào tháng 8/2021 sau khi kết quả trên hơn 2,600 nữ giới ở 5 quốc gia cận Sahara cũng cho kết quả tương tự: Không có khả năng làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm HIV!
Việc này cho thấy để có được 1 dạng vaccine chống lại con virus HIV khó khăn đến mức nào. Các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu cho biết họ rất thất vọng, tuy nhiên họ cũng mong là từ những thất bại này mà những nghiên cứu tiếp theo có thể có kết quả tốt hơn những gì họ đang có.
Tham khảo Johnson & Johnson, Mosaico
Thử nghiệm lâm sàng này được thực hiện ở nhiều quốc gia tại 50 điểm trải dài từ Argentina, Brazil, Italy, Mexico, Peru, Ba Lan, Puerto Rico, Tây Ban Nha và Mỹ để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vaccine dựa trên adenovirus26. Ở giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng bắt đầu từ năm 2019. Số người tham gia thử nghiệm vào khoảng 3,900 người hợp giới, người chuyển giới có quan hệ tình dục với người hợp giới và/hoặc với người chuyển giới. Những người này thuộc nhóm dùng thuốc và dùng giả dược sẽ được nhận 4 mũi tiêm trong vòng 12 tháng để đánh giá kết quả.

Trước khi giai đoạn 3 của thử nghiệm này nhiều người kỳ vọng nó sẽ là 1 niềm hy vọng mới bổ sung vào danh sách các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV hiện tại như dùng bao cao su hay dùng PrEP. Nó cũng được kỳ vọng là câu trả lời cho những cố gắng từ những năm 1980 đến giờ trong việc tìm vaccine chống lại HIV. Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 100 dạng vaccine được thử trên người nhưng mới chỉ có 1 dạng cho kết quả khả quan. Đó là nghiên cứu ở THái Lan với kết quả 60% những người ngay sau khi tiêm có khả năng ít bị mắc virus hơn những người dùng giả dược. Nhưng hiệu quả của dạng thuốc này sụt giảm nhanh chóng chỉ trong 1 năm, và sau khi hết chu kỳ 3.5 năm thử nghiệm chỉ có 31% những người đã được tiêm vaccine ít có nguy cơ nhiễm HIV hơn những người khác. Với Mosaico số liệu về khả năng phản ứng miễn dịch mạnh mẽ được xác định là vào 2 năm, ít nhất là gấp đôi với thử nghiệm tại Thái Lan. Nhóm nghiên cứu mong có thể giúp 65% số người tham gia ít bị nguy cơ nhiễm virus hơn người khác. Tuy nhiên cuối cùng thì Mosaico, được tạo ra từ thông tin gen của nhiều chủng HIV trên toàn cầu, vẫn không qua được bài đánh giá và giờ đây loài người sẽ vẫn phải tiếp tục tìm tòi và nghiên cứu thêm những dạng vaccine khác.
Trước đó dạng vaccine Imbokodo, 1 phiên bản tương tự Mosaico cũng đã phải dừng thử nghiệm vào tháng 8/2021 sau khi kết quả trên hơn 2,600 nữ giới ở 5 quốc gia cận Sahara cũng cho kết quả tương tự: Không có khả năng làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm HIV!
Việc này cho thấy để có được 1 dạng vaccine chống lại con virus HIV khó khăn đến mức nào. Các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu cho biết họ rất thất vọng, tuy nhiên họ cũng mong là từ những thất bại này mà những nghiên cứu tiếp theo có thể có kết quả tốt hơn những gì họ đang có.
Tham khảo Johnson & Johnson, Mosaico