Đánh giá bàn phím Cooler Master MasterKey Pro L và Pro S

thriller
14/4/2016 4:22Phản hồi: 0
Đánh giá bàn phím Cooler Master MasterKey Pro L và Pro S
Đã có một thời gian khi chiếc bàn phím Corsair K70 RGB đứng ở vị trí bàn phím cơ có LED RGB tốt nhất trên thị trường. Nhưng mới đây Cooler Master đã đưa ra lời thách thức với MasterKey Pro L và Pro S. Nào, chúng ta hãy xem Pro L và Pro S có gì khác biệt.



Chiếc Pro L sử dụng layout 104 phím, có phần phím số riêng và 4 nút chuyển profile ở trên góc phải. Chiếc Pro L chúng tôi dùng thử sử dụng switch Cherry MX Red. Thường thì các game thủ thích kiểu switch này bởi nó nhẹ, nhưng những người thường xuyên đánh máy thì lại ngược lại.



Còn Pro S là phiên bản TKL (ten-key-less) của MasterKey Pro. Như những bàn phím TKL khác, nó có form nhỏ gọn giúp thu hẹp khoảng cách với chuột. Chiếc Pro S chúng tôi thử nghiệm lại sử dụng switch Cherry MX Brown, cho cảm giác chắc chắn và nhanh nhạy.


Những sản phẩm bán ra chính thức không chỉ giới hạn ở hai loại switch trên, sẽ có đủ các tùy chọn MX Brown, Red và Blue cho người dùng. Nếu bạn chưa hiểu lắm về sự khác nhau giữa các kiểu switch, hãy tham khảo trước kỹ càng.




Chiếc Pro L bên trái và Pro S bên phải​

Cả hai mẫu bàn phím đều sử dụng cáp bọc lưới chất lượng tốt, nhưng khác nhau ở phần đầu cắm với bàn phím. Chiếc Pro L có phần kẹp giữ dây, còn Pro S thì dùng cổng bẻ gập vuông 90 độ.




Chân kê bàn phím của Pro L (trái) và Pro S (phải)​



Cooler Master có thiết kế trung tính với các bàn phím mới, các khối phím gọn gàng không có phần thừa. Logo Cooler Master cũng được đưa vào vị trí phím Windows bởi không còn chỗ trống phía trước.

Quảng cáo





Các switch Cherry MX RGB sử dụng phần vỏ bằng nhựa trong suốt để ánh sáng từ LED có thể xuyên qua. Tấm nền màu trắng tăng cường phản xạ ánh sáng tốt hơn và đều hơn.




Các phím được gắn hơi sâu xuống mặt chassis nhưng vẫn đủ khoảng trống để LED có thể tỏa sáng. Các chế độ sáng được điều khiển bởi một chíp ARM Cortex-M3 nên không cần phải có phần mềm riêng. Tổ hợp phím Fn+F4 sẽ chuyển đổi qua lại giữa 4 chế độ sáng: dạng sóng, chạy vòng, hiệu ứng thở, và gợn sóng. Ngoài ra còn một chế độ nữa cho phép bạn chơi “rắn săn mồi” ngay trên bàn phím.

Nhấn tổ hợp Fn với F1, F2, F3 sẽ thay đổi mức độ màu đỏ, xanh lá, xanh dương trên toàn bộ đèn nền. Trong trường hợp muốn tắt toàn bộ LED, hãy nhấn Fn + Escape. Các macro được thực hiện và lưu trữ trực tiếp trên phần cứng. Khi nhấn Fn+F11, chế độ ghi macro sẽ được bật. Ở chế độ này, nhấn một phím để chọn nó. Người dùng sau đó sẽ có thể ghi macro và chọn kiểu chạy tùy ý (chạy 1 lần, chạy tới khi phím được nhấn lại, chạy khi phím vẫn đang được giữ). Các chế độ này được thiết lập bằng cách sử dụng nút Print Screen, Scroll Lock và Pause.

Quảng cáo


Các tổ hợp Fn+ F5 đến F8 sẽ điều chỉnh tốc độ lặp, Fn+F9 khóa phím Windows khi chơi game. Insert, Home, Page Up và Page Down, Delete, End cũng được sử dụng như bộ điều khiển media khi nhấn cùng với Fn. Tuy nhiên nó không có tác dụng với các trình chơi nhạc trên web, chẳng hạn như Soundcloud. Đây là vấn đề của hệ điều hành, không phải của bản thân các bàn phím MasterKey.




Mặc dù tất cả có thể thực hiện trực tiếp trên phần cứng, Cooler Master vẫn cung cấp thêm một tiện ích cho những ai muốn sử dụng phần mềm. Giao diện tương đối đơn giản và gọn gàng với 4 thẻ phía dưới tương ứng cho 4 profile thiết lập sẵn.

Những combo thiết lập sẵn giúp người dùng dễ dàng và nhanh chóng lựa chọn. Nhưng cũng có chế độ tùy chỉnh hoàn toàn cho phép người dùng tự lập trình đến từng phím. Tuy nhiên phần mềm không cho phép người dùng tạo macro, việc này vẫn hoàn toàn phải thực hiện trên phần cứng. Vì vậy, nếu bạn là người sử dụng macro nhiều thì có lẽ sẽ cảm thấy hơi khó chịu khi lúc đầu phải làm nhiều thao tác.

Kết luận


Bộ đôi Cooler Master MasterKey Pro L và Pro S là sự kết hợp của kiểu dáng cổ điển với đèn LED RGB hiện địa. Cả hai đều được thiết kế rất chắc chắn và cho phép người dùng lựa chọn giữa đầy đủ 104 phím với TKL. Điểm trừ là phần mềm chưa hỗ trợ người dùng thực hiện macro hay đặt lại chức năng phím.

Riêng trên Pro S, đầu nối USB gập vuông có thể dễ gây gãy hỏng dây hơn so với thông thường.
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019