Đánh giá bo mạch chủ MSI Z270 Gaming Pro Carbon – Nền tảng mạnh cho game

QuanNDD
12/1/2017 7:32Phản hồi: 39
Đánh giá bo mạch chủ MSI Z270 Gaming Pro Carbon – Nền tảng mạnh cho game
Z270 Gaming Pro Carbon là mẫu bo mạch chủ tầm trung của MSI hướng đến game thủ và cũng là nền tảng vững chắc cho Kaby Lake, bộ xử lý Core i thế hệ 7 mà Intel vừa ra mắt người dùng cách đây không lâu. Bên cạnh các ưu điểm kế thừa từ nền tảng cũ thì một trong những thay đổi mang tính đột phá của Kaby Lake là hỗ trợ SSD Intel Optane có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh gần bằng RAM, góp phần cải thiện hiệu năng tổng thể. Ngoài ra, thiết kế bo mạch mới còn trông hấp dẫn hơn nhờ hệ thống Mystic Light RGB có thể tùy biến nhằm thể hiện rõ nét tính cách của mỗi game thủ.

Sản phẩm có giá khoảng 5,5 triệu đồng, bảo hành 3 năm



Ưu điểm
  • Thiết kế đẹp với LED nền Mystic Light RGB.
  • M.2 Shield hỗ trợ tản nhiệt và bảo vệ SSD khỏi bụi bẩn.
  • Steel Armor gia tăng sự cứng cáp cho các khe cắm.
  • Công nghệ Military Class 5 mang lại sự tin cậy và ổn định.
  • Giao diện BIOS thân thiện, dễ sử dụng.
  • Hỗ trợ ép xung đơn giản và linh hoạt.
Khuyết điểm
  • Không có nút power và reset trên bo mạch.
  • Giá nhỉnh hơn so với sản phẩm trong cùng phân khúc.
Thiết kế


MSI Z270_tinhte.vn (4).jpg


Thiết kế Z270 Gaming Pro Carbon hướng đến game thủ với điểm nhấn là tăng cường khả năng ép xung linh hoạt. Hệ thống LED nền Mystic Light có khả năng hiển thị 16,8 triệu sắc màu, kết hợp cùng tiện ích Gaming app cho phép bạn tha hồ tùy chỉnh màu sắc hoặc chọn trong 17 profile thiết lập sẵn.

MSI Z270_tinhte.vn (5).jpg

Về kiểu dáng, so với phiên bản Z170 Pro Carbon mình từng thử nghiệm thì bo mạch chủ mới trông hầm hố và mạnh mẽ hơn. Không chỉ phủ carbon miếng che cổng kết nối ở mặt sau (I/O shield) mà tản nhiệt của MOSFET và cả chipset cũng vậy.

MSI Z270_tinhte.vn (13).jpg

Tương tự khe cắm RAM, khe gắn SSD M.2 cũng như các khe PCI Express dành gắn card đồ họa đều có lớp bọc bảo vệ tạo độ cứng tốt hơn khi sử dụng. Đặc biệt một trong hai khe M.2 còn trang bị thêm tấm bảo vệ có tác dụng hỗ trợ tản nhiệt và bảo vệ SSD khỏi bụi bẩn.

MSI Z270_tinhte.vn (7).jpg

Về kích cỡ, thiết kế Z270 Gaming Pro Carbon theo chuẩn bo mạch ATX nên hỗ trợ 4 khe cắm RAM DDR4 xung nhịp từ 2.133 đến 3.800 MHz với tổng dung lượng bộ nhớ tối đa 64GB. Công nghệ DDR4 boost với thiết kế tối ưu đường mạch truyền dẫn tín hiệu giữa bộ nhớ và CPU để giảm sự nhiễu động tín hiệu và hỗ trợ ép xung tốt hơn.

Quảng cáo



MSI Z270_tinhte.vn (9).jpg

Sản phẩm vẫn được trang bị một số công nghệ đặc trưng như Military Class 5 với các thành phần linh kiện chất lượng cao như cuộn cảm chất liệu Titannium, tụ điện Hi-c, tụ rắn nội trở thấp (ESR) giúp tăng độ ổn định cho hệ thống và kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Toàn bộ pha nguồn sẽ do bộ điều khiển số quản lý nhằm cung cấp dòng điện sạch, ổn định và chính xác đến CPU, đồ họa tích hợp, bộ nhớ và mạch điều khiển bộ nhớ hiệu quả hơn.

MSI Z270_tinhte.vn (10).jpg

Audio Boost 4 với khu vực audio độc lập, có đường chống nhiễu nhằm giảm thiểu tạp âm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Chip giải mã âm thanh Realtek ALC1220, tụ lọc âm Nichicon chất lượng cao cùng chip Op-Amp công suất lớn, đủ trị hầu hết tai nghe hiện nay. Ngoài ra, một thành phần không thể thiếu trong dòng bo mạch chủ chuyên game là card mạng gigabit tối ưu băng thông LAN cho nhu cầu chơi game.

MSI Z270_tinhte.vn (11).jpg

Cấu hình thử nghiệm

Quảng cáo



MSI Z270_tinhte.vn (17).jpg


Để đánh giá hiệu năng mẫu bo mạch chủ chuyên game của MSI, Tinhte xây dựng cấu hình thử nghiệm với chip Kaby Lake Intel Core i7-7700K, đồ họa tích hợp HD Graphics 630, SSD Intel 750 PCIe, nguồn Antec 1.000W và hệ điều hành Windows 10 x64 bản Pro cùng bộ điều khiển phần cứng (driver) đi kèm.

MSI Z270_tinhte.vn (18).jpg

Ngoài những công cụ quy chuẩn đánh giá tổng thể hiệu năng và những phép thử thành phần như PCMark 8, Cinebench hoặc 3DMark. Mình cũng sử dụng một số phép thử chi tiết sức mạnh tính toán của riêng CPU cùng khả năng chiến game của đồ họa tích hợp HD Graphics 630 ở độ phân giải Full HD.

Điểm cần lưu ý với cấu hình thử nghiệm trên, mình chỉ sử dụng đồ họa tích hợp của chip Kaby Lake để đánh giá khả năng tối ưu của bo mạch chủ, đặc biệt là chipset Z270 Express mới trong trách nhiệm làm cầu nối với các thành phần phần cứng khác. Trong quá trình thử nghiệm, máy tính hoạt động với thông số thiết lập mặc định khi xuất xưởng và kết quả các phép thử được lấy sau 3 lần chạy.

Phân tích hiệu năng


Xét tổng thể, hiệu năng Z270 Gaming Pro Carbon khá tốt, trong đó sức mạnh đồ họa tích hợp vẫn đủ mạnh để chơi mượt các tựa game online phổ biến trên thị trường như LMHT, Dota 2, Counter Strike: Global Offensive với chất lượng đồ họa cao nhất.

Howling Abyss.jpg

Cụ thể trong map hướng dẫn game cơ bản Howling Abyss của LMHT (Liên minh huyền thoại) cho thấy số khung hình trung bình vào khoảng 80 fps dù thiết lập đồ họa lên đẩy tối đa. Tuy nhiên với các game online hạng nặng như Word of Tank thì số khung hình giảm đáng kể xuống dưới ngưỡng cơ bản 30 fps trong hầu hết các map.

Word of Tank med settings.jpg Word of Tank bản HD ở độ phân giải 1080p, thiết lập đồ họa Medium.

Tất nhiên những con số trên chỉ mang tính tham khảo vì trên thực tế, Z270 Gaming Pro Carbon được thiết kế để chạy cùng card đồ họa rời. Nó đủ đáp ứng cho một cấu hình PC game tầm trung với GTX 1070 để chơi mượt tất cả game offline ở độ phân giải QHD vẫn vượt con số 60 fps với chất lượng đồ họa ở mức High. Thậm chí bo mạch cũng gắn được GTX 1080 nếu bạn muốn trải nghiệm công nghệ thực tế ảo một cách tốt nhất.

PCMark 8 Home.jpg
Trở lại phép thử quy chuẩn PCMark 8, cấu hình thử nghiệm đạt 4.588 điểm trong phép thử Home và 5.950 điểm trong phép thử Creative. Với 3DMark Cloud Gate đạt 10.581 điểm tổng thể, trong đó CPU đạt 10.312 điểm và riêng đồ họa tích hợp HD Graphics 630 đạt 10.661 điểm.

Cinebench.jpg

Tương tự với Cinebench R15 kiểm tra khả năng dựng hình 3D, chip Core i7-7700K đạt 194 điểm trong phép thử đơn nhân, 996 điểm trong phép thử đa nhân và tốc độ dựng hình bằng thư viện OpenGL đạt 60,9 (fps).

Công suất tiêu thụ

TDP_chaykotai.jpg


Kiểm tra mức điện năng tiêu thụ của cấu hình thử nghiệm (không bao gồm màn hình) cho thấy ở chế độ không tải chỉ mất 44,3W (tính theo trị số trung bình). Tức cao hơn một chút so với mức 40,3W của cấu hình Skylake mình từng thử nghiệm trước đây với bo mạch chủ MSI Z170A Gaming M5 và chip Core i5-6600K.

TDP_3DMark.jpg

Tương tự trong phép thử đồ họa 3DMark và chơi game, mức công suất tiêu thụ là 74,5W; và vẫn thấp hơn đáng kể so với mức 97,9W của cấu hình Skylake. Điều này cũng phần nào phản ánh được những thay đổi về mặt kiến trúc của Skylake so với thế hệ trước đó, tối ưu việc sử dụng năng lượng, cải thiện hiệu năng và cả đồ họa tích hợp.

Tổng quan sản phẩm


MSI Z270_tinhte.vn (1).jpg

MSI Z270 Gaming Pro Carbon là một trong các đại diện mới nhất của dòng bo mạch chủ chipset Z270 Express được MSI thiết kế hướng đến game thủ. Nó hội đủ các yếu tố về công nghệ, tính năng đặc trưng và nhất là khả năng hỗ trợ ép xung linh hoạt. So với sản phẩm Z170 cũ, bo mạch mới đã có sự thay đổi cả về hình thức lẫn tính năng hỗ trợ. Từ hệ thống LED nền Mystic Light cho phép cá nhân hóa hệ thống, cho đến những thay đổi có tính đột phá như công nghệ Intel Optane cải thiện tốc độ truy xuất dữ liệu đáng kể so với SSD hiện nay.

Tuy nhiên xét ở khía cạnh giá thì Z270 Gaming Pro Carbon nhỉnh hơn một chút so với các sản phẩm của một số thương hiệu khác trong cùng phân khúc. Và điều này đã phần nào làm giảm lợi thế cạnh tranh của bo mạch khi so sánh tỷ lệ giữa hiệu năng và giá.

Xem thêm một số hình ảnh MSI Z270 Gaming Pro Carbon


39 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Trước giờ vẫn cứ nghĩ cái đồ họa tích hợp yếu hay mạnh là do thằng làm chip nó làm luôn chứ nhỉ. VD như Intell thì có HD3000, 4000 hay gì gì đó chứ.
Mr.Not
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Seraphic_Wings lạy thánh, cập nhật công nghệ lại ngay và luôn đi
@Seraphic_Wings Kiến thức sai be bét hết rồi vga onboard nằm bên trong CPU chứ ko phải trên main nhé bạn 😆
@tuansangnguyen vga onboard trc đây nó nằm trên main, bây giờ nó dc tích vào chip r bạn mới là ng sai đó
khocviem
TÍCH CỰC
7 năm
@Super H từ thời core i3 530 mới bắt đầu tích hợp, còn xưa thì vẫn nằm trên main, thời 2006 bạn nói là thời Pen 2,3,4. Năm 2009 là của G41
http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/kinh-nghiem/vga-onboard-va-vga-co-gi-khac-biet-2-1527164.html
https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-may-tinh/card-man-hinh-la-gi.html
nó trên main sẵn thím.
nhưng ko gắn cpu vào ko chơi được
msi thì tuyệt rồi, đang xài :rolleyes:
athonl
TÍCH CỰC
7 năm
@chuyenvientuvan Bài trên viết hồi năm 2005 , bỏ vga onboard từ đời con core i đời 2 rồi .
vuquyenanh
TÍCH CỰC
7 năm
@athonl không phải bỏ mà nó đem chip cầu bắc lên CPU
Nhat_Huy99
ĐẠI BÀNG
7 năm
Ae cho Huy hỏi main gaming khác main thường ở điểm nào, dùng lẫn lộn được không?
Chẳng hạn như mua main gaming build máy sử dụng như workstation dc ko?
Thanks
@Nhat_Huy99 biết tiếng anh thì coi nè
https://www.quora.com/What-is-the-big-deal-with-“gaming-motherboards”#
@Nhat_Huy99 Main gaming thường hỗ trợ nhiều tính năng cho máy hoạt động với hiệu suất cao: nhiều tụ, các hệ thống bảo vệ chống chập cháy, hỗ trợ ép xung, chịu nhiệt tốt. Các khe PCI thường được gia cố để hỗ trợ các loại VGA to, dài, nạc cũng như được bố trí nhiều cổng kết nối đáp ứng nhu cầu của game thủ. Cơ bản là vậy.
@Nhat_Huy99 Main game thì cũng trâu bò như main WS thôi, toàn xài linh kiện chất lượng cao. Nhưng có một vài điểm khác :
Game : hầm hố, bắt mắt, phần mềm support đi kèm cũng làm giao diện kiểu gaming, màu mè, loè loẹt.
WS: không màu mè hầm hố cả phần cứng + mềm.,
@Cyanogen chắc nó cũng giống xe lambo vs xe tải nhỉ
max1611
ĐẠI BÀNG
7 năm
main này vs main GIGABYTE AORUS Z270X-GAMING 7 con này ngon hơn mn nhỉ? giá cũng same same nhau con 6tr con 5,5
Thế à :v. Tại chẳng bao h quan tâm onboard nên k để ý lắm
Itsmeaj
TÍCH CỰC
7 năm
cái này là chụp hình con main, thông báo các cổng hiện có trên main rồi test vga onboard của con cpu...
kimjongji
ĐẠI BÀNG
7 năm
giá con này hơi mặn các bác ạ, với nếu máy dùng ổn định thì e chả có nhu cầu thay main lắm, thay rồi phải thay cả dàn
iomb4ilu
ĐẠI BÀNG
7 năm
Hiệu năng là do con CPU chứ, mấy điểm benchmark này có đánh giá được main đâu.
Steve Chu
TÍCH CỰC
7 năm
VGA giờ tích hợp trong CPU cả rồi, cơ mà CPU tầm i5 đổ lên VGA tích hợp mới khoẻ khoẻ tí, tiền nào của đấy thôi 😁
@trontu20 VGA tích hợp cùng 1 thế hệ thì i3, i5, i7 đều như nhau thôi bác. Như Skylake thì đều là HD530. Đã xài i5, i7 rồi thì ít người quan tâm đến VGA on lắm :D.
Đã lâu lắm rồi không còn phải suy tính đến những thứ rời rạc, nặng đầu xử lý chúng nữa...
Mua main này build PC chơi pikachu đã luôn
Ruiz
CAO CẤP
7 năm
o_O intel giờ nhét GPU vào con CPU luôn rồi, cái thời nhét trên main qua lâu rồi,
mua 1 chơi picachu k biết có lag k a e
weixiao
TÍCH CỰC
7 năm
Vga bỏ trên board lâu rồi
H nó gắn vào cpu hết
mrduck148
TÍCH CỰC
7 năm
cũng đg dùng main MSI cảm thấy rất hài lòng 😁
khoaslim
TÍCH CỰC
7 năm
Các bác cho e hỏi là lắp 2 ssd M.2 RAID 0 thì có đáng ko ạ ?
QuanNDD
CAO CẤP
7 năm
Hiệu năng iGPU đúng là ảnh hưởng một phần bởi chất lượng mainboard. Vì nó liên quan tới tối ưu băng thông RAM và giao tiếp các thành phần linh kiện trên mainboard với CPU. Anh hơi thiếu sót khi không test VGA rời vì nó cũng thể hiện một phần khả năng tối ưu hiệu năng khe PCI trên main, trong trường hợp các main dòng Z thì thậm chí sử dụng SLI để test per PCI, tùy nhiên việc làm này hơi mất thời gian lẫn kỹ thuật cũng như cần những VGA luôn có sẵn để so sánh giữa main này với main kia.
QuanNDD
CAO CẤP
7 năm
đây là bài review mainboard thì thiết nghĩ nên tập trung những thứ liên quan như công nghệ sản xuất, chất lượng linh kiện, khả năng nâng cấp, cổng kết nối, khả năng OC... Chứ anh lái sang một mảng khác không liên quan đến hiệu năng mainboard như chơi game mượt thì người khác thắc mắc cũng là điều dễ hiểu. 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019