Đầu tiên, nói đến làm phim nói chung và đến những người dùng đang sử dụng Premiere lẫn After Effect nói riêng, chúng ta sẽ đều cần cho mình một bộ máy có phần cứng mạnh mẽ từ CPU – RAM lẫn cả VGA. Và để làm phim 4K được mượt mà thì vấn đề phần cứng cần đáp ứng sẽ càng cao hơn so với mức làm phim cơ bản 1080p.
Để làm phim, thường chúng ta sẽ phải chọn cho mình những bộ vi xử lý mạnh mẽ với một số tiêu chí nhất định. Thứ nhất là phải đa nhân đa luồng để có thể đáp ứng cho việc xử lý công việc dựng hình lẫn render được mượt mà, và tiêu chí này sẽ phụ thuộc 1 phần ở ngân sách bạn có cũng như là công việc của bạn là dựng phim chuyên nghiệp hay nghiệp dư, hay RES bạn hay làm là bao nhiêu. Thứ 2 là CPU được chọn sẽ được ưu tiên có tốc độ xử lý đơn nhân tốt để mỗi nhân có thể đảm nhiệm tốt và xử lý nhanh được các tác vụ mà nó đảm nhận. Và cuối cùng là xung nhịp của CPU càng cao thì việc xử lý các thao tác cũng càng tốt. Đó là những tiêu chí chính mà mình sẽ đặt ra để có thể chọn mua 1 bộ vi xử lý phù hợp. Do vậy, với việc làm phim 4K, CPU Intel Core i7 8700 hoàn toàn là hợp lý để lựa chọn với 6 nhân 12 luồng, tốc độ đơn nhân cao, xung nhịp sẽ từ 3.2Ghz đến tối đa là 4.6Ghz, và bộ nhớ cache là 12Mb.
Tuy nhiên, với mức sử dụng để làm việc với hiệu suất cao và thời gian liên tục, i7 8700 trở nên sẽ khá nóng. Khi đó, với chiếc tản stock đi kèm của i7 8700 sẽ không còn thực sự đáp ứng được tốt nữa. Vì vậy, mình đã chọn lắp thêm 1 chiếc tản nhiệt khí với giá chỉ khoảng 300-400 ngàn đồng để có thể làm mát hiệu quả hơn.
Để làm phim, thường chúng ta sẽ phải chọn cho mình những bộ vi xử lý mạnh mẽ với một số tiêu chí nhất định. Thứ nhất là phải đa nhân đa luồng để có thể đáp ứng cho việc xử lý công việc dựng hình lẫn render được mượt mà, và tiêu chí này sẽ phụ thuộc 1 phần ở ngân sách bạn có cũng như là công việc của bạn là dựng phim chuyên nghiệp hay nghiệp dư, hay RES bạn hay làm là bao nhiêu. Thứ 2 là CPU được chọn sẽ được ưu tiên có tốc độ xử lý đơn nhân tốt để mỗi nhân có thể đảm nhiệm tốt và xử lý nhanh được các tác vụ mà nó đảm nhận. Và cuối cùng là xung nhịp của CPU càng cao thì việc xử lý các thao tác cũng càng tốt. Đó là những tiêu chí chính mà mình sẽ đặt ra để có thể chọn mua 1 bộ vi xử lý phù hợp. Do vậy, với việc làm phim 4K, CPU Intel Core i7 8700 hoàn toàn là hợp lý để lựa chọn với 6 nhân 12 luồng, tốc độ đơn nhân cao, xung nhịp sẽ từ 3.2Ghz đến tối đa là 4.6Ghz, và bộ nhớ cache là 12Mb.
Main sẽ là linh kiện mình muốn nói đến thứ 2. Vì mainboard là khung xương kết nối tất cả các thiết bị với nhau, nó có ảnh hưởng đến việc giúp CPU có thể Turbo max tối đa với xung nhịp là bao nhiêu, cũng như việc Render sẽ ảnh hưởng đến cả cụm mạch VRM cấp điện cho CPU. Ngoài ra, mỗi mainboard sẽ hỗ trợ mức bus RAM khác nhau nên các bạn hãy thực sự cân nhắc nhé. Với i7 8700, chúng ta hoàn toàn có thể chọn chiếc bo mạch chủ có chipset B360 là đủ. Và cụ thể thì mình chiếc bo mạch chủ Gigabyte B360M Aorus Gaming 3. Đây là bo mạch chủ có thiết kế khá bắt mắt, mạch VRM gọn gàng, 6 phase cấp điện tại khu vực CPU. 4 khe cắm RAM để thoải mái cho việc nâng cấp tăng thêm RAM, khe PCIe 3.0 x16 được bọc thép Armor Shield bảo vệ và chống xệ VGA, 2 khe cắm M2 Ultra với PCIe x2 và PCIe x4 để lắp SSD NVMe, và ta sẽ có 6 cổng SATA3 để lắp được tối đa 6 ổng cứng vào máy.
Tiếp đến, mình sẽ chọn RAM cho bộ PC. Ngoài việc chúng ta sẽ cần nhiều dung lượng RAM, chúng ta sẽ cần Bus RAM càng cao càng tốt để tăng tốc khả năng truy cập dữ liệu. Và mình đã chọn KIT RAM Kingmax Zeus RGB 16Gb DDR4 với 2 thanh 8Gb có bus là 3000Mhz với độ trễ là CL16. Nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng là main B360 chỉ hỗ trợ nhận bus 2666Mhz thôi thì build bus 3000Mhz liệu có lãng phí hay không? Câu trả lời của mình là không, vì chúng ta nên tính để cả khả năng nâng cấp sau này nữa. KIT RAM này vẫn hỗ trợ cả ép xung ram nữa. Và 1 điều đơn giản là bởi vì nó vừa đẹp mà giá lại quá rẻ, chỉ 5.090.000đ mà thôi.
Một phần không thể thiếu cho việc hỗ trợ Preview và Render (đặc biệt là đối với phần mềm Premiere và Media Encoder) thì VGA rời sử dụng nhân CUDA. GPU sẽ giúp rất nhiều cho chúng ta trong việc làm việc và preview với các hiệu ứng, LUTs màu và đặc biệt là các hiệu ứng liên quan đến 3D. Tuy nhiên, không phải cứ VGA càng cao là được, mà chúng ta nên chọn cho mình 1 chiếc VGA phù hợp với CPU bạn chọn, lẫn RESOLUTION mà bạn làm là bao nhiêu? Hiệu ứng hay các hiệu ứng làm kèm trên After Effect liệu có nhiều hay không? Và để sử dụng cho mức làm phim 4K, thì mình chọn chiếc card Asus Dual GTX1060 3Gb với 1152 nhân CUDA và 3Gb GDDR5 bộ nhớ đệm. Với chiếc VGA này, bạn hoàn toàn có thể thoải mái làm việc một cách mượt mà. Hơn thế là ở bản cập nhật mới đây của phiên bản Premiere 2018, Adobe đã hỗ trợ Hardware - Accelerator trên Windows 10 cho các dòng Intel Core thế hệ thứ 6 trở lên, giúp tăng tốc cho khả năng Encoding và Decoding.
Sau những sự lựa chọn về phần cứng chủ chốt, chúng ta sẽ đến các sự lựa chọn cho phần lưu trữ dữ liệu. Cụ thể thì ở bộ PC này, mình chọn SSD NVMe 128Gb của Kingmax với chuẩn M2 chuẩn 2280, cho tốc độ đọc ghi dữ liệu cực kì nhanh. Đây sẽ là ổ mà mình cài đặt Window và các phần mềm mình hay sử dụng thường xuyên. Còn lại, mình sẽ dùng 1 ổ cứng HDD Seagate 1Tb có tốc độ vong quay là 7200rpm để có thể lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn.
Quảng cáo
Và để đảm bảo khả năng cấp đủ điện năng cho hệ thống PC này, mình chọn chiếc nguồn Cooler Master 500W đạt chứng chỉ 80Plus White về tiết kiện điện. Đây là chiếc nguồn đạt các chứng chỉ chống sụt điện áp, chống quá tải điện áp và công suất, có FAN 12cm là mát không gây tiếng ồn. Và quan trọng là nó đến từ 1 nhà sản xuất uy tín và đã có danh tiếng trên thị trường. Do đó mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chiếc nguồn này.
Vỏ case thì có rất nhiều loại nên tùy ngân sách và hứng thú làm đẹp mà các bạn có thể chọn cho mình 1 chiếc vỏ như ý rồi.
Quảng cáo
Với tổng giá trị cấu hình chỉ 27 triệu đồng để có được một bộ PC tốt cho làm phim 4k mượt mà thì mình nghĩ đó thực sự là 1 con số vừa phải mà không quá đắt. Bạn cũng có thể làm phim 4K được trên các bộ PC có mức giá rẻ hơn khi sử dụng với Proxy trên Premiere nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian để chuyển đổi cũng như việc render trên các máy rẻ sẽ lâu hơn nhiều. Do đó, nếu bạn làm việc hướng đến sự chuyên nghiệp thì mình nghĩ hãy nên đầu tư cho mình bộ PC này. Trên đây là những chia sẻ của mình về các xây dựng 1 bộ PC dành cho làm phim nói chung và xây dựng 1 bộ PC giá rẻ chuẩn làm phim 4k cho anh em. Bạn có ý kiến thế nào về bộ PC này? Hãy cùng để lại ý kiến tại phần comment nhé!
Video lắp ráp bộ PC 4K mức cao hơn với CPU i7 8086K: