M4800 thuộc dòng workstation di động được thiết kế tối ưu cho những ứng dụng chuyên nghiệp như thiết kế đồ họa, kiến trúc, dựng hình số hay biên tập video. Đây là những ứng dụng đòi hỏi nhiều năng lực tính toán và đồ họa mà dòng laptop thông thường phải mất rất nhiều thời gian hoặc thậm chí không thể làm được.
Chính vì vậy, mẫu laptop của Dell không chỉ trang bị cấu hình mạnh, tốc độ xử lý nhanh hoặc dung lượng bộ nhớ lớn mà còn có tính ổn định và sự bền bỉ cao, mang đến người dùng một sản phẩm “thứ thiệt” đáp ứng được yêu cầu công việc. Dù vậy, trở ngại đầu tiên bạn phải vượt qua là sản phẩm có giá vào khoảng 40 triệu đồng.
Cấu hình thử nghiệm: màn hình 15.6 inch chuẩn 4K (3.840 x 2.160 pixel), Core i7-4910MQHQ, đồ họa Quadro K2100M với 2GB GDDR5, RAM DDR3 16GB bus 1.600 MHz, SSD Liteon 256GB, DVD-RW, Windows 7 Pro x64.
Ưu điểm
Chính vì vậy, mẫu laptop của Dell không chỉ trang bị cấu hình mạnh, tốc độ xử lý nhanh hoặc dung lượng bộ nhớ lớn mà còn có tính ổn định và sự bền bỉ cao, mang đến người dùng một sản phẩm “thứ thiệt” đáp ứng được yêu cầu công việc. Dù vậy, trở ngại đầu tiên bạn phải vượt qua là sản phẩm có giá vào khoảng 40 triệu đồng.

Ưu điểm
- Thiết kế mạnh mẽ, độ bền đạt chuẩn MIL-STD 810G
- Màn hình 4K, chất lượng hiển thị tốt đạt 100% Color Gamut
- Cấu hình mạnh
- Bàn phím chống tràn, tích hợp đèn nền LED tiện dụng
- Hỗ trợ đầy đủ các cổng kết nối phổ dụng.
- Giá cao.
- Tản nhiệt ồn khi tải nặng.

Với các “số đo” 37,6 x 25,6 x 3,99 cm và nặng 2,88 kg, mẫu máy trạm của Dell không thể sánh bằng các laptop dòng phổ thông hiện nay. Điều này cũng hoàn toàn bình thường vì hai điểm nhấn quan trọng nhất của workstation là sự mạnh mẽ và bền bỉ trong công việc, thay vì chú trọng vào kiểu dáng thời trang hay sự mỏng nhẹ cho di động.

Theo thông tin nhà sản xuất công bố thì M4800 cũng là một trong số ít mẫu workstation đạt chuẩn MIL-STD 810G của quân đội Mỹ khi vượt qua một loạt các bài thử nghiệm nghiêm ngặt về độ bền và chất lượng linh kiện phần cứng. Thậm chí máy cũng trang bị cả nút khóa cứng màn hình nhằm giảm thiểu thiệt hại khi rơi hoặc va đập. Bàn phím có khả năng chống tràn nhờ lớp phim trong suốt bên dưới cũng như bảo mật vân tay FingerPrint ngăn chặn truy cập trái phép.
Cổng kết nối đa dạng

Máy còn trang bị một số kết nối không dây như Bluetooth 4.0, Wi-Fi hai băng tần AC-7265 802.11ac, card mạng Ethernet gigabit cùng khả năng trao đổi dữ liệu hoặc thanh toán điện tử qua giao tiếp NFC.
Về khả năng thay thế hoặc nâng cấp phần cứng khá dễ dàng dù phải tháo toàn bộ nắp bảo vệ mặt dưới. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy cấu hình mặc định mà Tinhte thử nghiệm đủ đáp ứng tốt hầu hết nhu cầu người dùng nên việc nâng cấp là không cần thiết.
Quảng cáo

Màn hình 4K, 100% Color Gamut

Precision M4800 trang bị màn hình 15,6 inch, độ phân giải 4K (3.840 x 2.160 pixel) cùng khả năng tái tạo gần như đầy đủ dải màu theo tiêu chuẩn, thích hợp cho công việc thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh hay khi làm việc với nhiều ứng dụng cùng lúc, đòi hỏi độ phân giải cao và cần thể hiện màu sắc chính xác tuyệt đối.
So với nhiều mẫu laptop mà Tinhte từng thử nghiệm, chất lượng hình ảnh M4800 thể hiện vượt trội với khả năng tái tạo màu sắc gần với thực tế hơn, hình ảnh hiển thị sắc nét, độ tương phản cao và ít bị chói sáng. Các bước chuyển màu, mức độ sáng tối cũng như sắc xám và trắng dễ phân biệt, mang lại cảm giác dễ chịu khi làm việc với tài liệu văn bản.
Quảng cáo

Dù vậy, vấn đề của độ phân giải cao là các cửa sổ ứng dụng trong giao diện hệ điều hành cũng thu nhỏ đáng kể so với màn hình độ phân giải Full HD cùng kích thước. Do đó, người dùng nên tùy chỉnh cỡ chữ lên mức 150 hoặc 200% để thao tác trên màn hình dễ dàng hơn.
Bàn phím và touchpad

Thử nghiệm thực tế cho thấy các phím nhấn êm, bề mặt phím cong nhẹ và độ đàn hồi tốt mang lại cảm giác phím rõ ràng. Bạn dễ dàng “lướt” trên bàn phím khi gõ nhanh văn bản mà không sợ nhấn nhầm. Ngoài ra, bàn phím còn được trang bị đèn nền với hai mức độ sáng khác nhau có thể tùy chỉnh theo môi trường làm việc cùng khả năng chống thấm nước tốt.

Touchpad cũng đáp ứng tốt thao tác người dùng, cảm giác trơn mịn do độ ma sát thấp giúp trỏ chuột di chuyển chính xác. Tuy nhiên do thiết kế tách rời hai phím chức năng trái phải chuột nên phần còn lại của touchpad khá nhỏ, không thực sự thoải mái khi thao tác cảm ứng đa điểm. Tương tự nút track stick của sản phẩm cũng chưa đạt được tiện dụng như dòng ThinkPad của Lenovo.
Đánh giá hiệu năng

Thử nghiệm với cấu hình phần cứng gồm chip Haswell Core i7-4910MQHQ (2,9 - 3,7GHz, 8MB smart cache), đồ họa rời Nvidia Quadro K2100M với 2GB bộ nhớ đồ họa GDDR5, RAM DDR3 16GB bus 1.600 MHz, SSD Liteon 256GB đủ cho việc lưu trữ dữ liệu, video độ nét cao trong quá trình làm việc.
Điểm cần lưu ý với cấu hình trên là mẫu card đồ họa tầm trung Nvidia Quadro K2100M được tối ưu cho một số phần mềm thiết kế CAD thông thường như AutoCad, Solidworks, MDT hoặc dựng hình số DCC (digital content creation). Vì vậy sẽ rất khập khiễng nếu dựa vào những kết quả bên dưới để kết luận hiệu năng sản phẩm mạnh hay yếu so với các laptop trang bị đồ họa rời Nvidia GeForce hoặc AMD Radeon. Đơn giản vì chúng không cùng hệ quy chiếu.

Tuy nhiên với bộ công cụ Specviewperf 11 mô phỏng khả năng dựng, hiển thị các mô hình thiết kế tương tự cách thức hoạt động của một số ứng dụng như Maya, Solidworks, Lightwave, v..v.. Mẫu laptop của Dell đạt kết quả khá tốt với số khung hình xử lý mỗi giây đạt từ 45,41 đến 52,59 fps.

Thời gian dùng pin

Đây cũng là kết quả cao nhất trong phép đánh giá thời lượng pin qua công cụ PCMark 8 nếu so với một số mẫu laptop chuyên game Tinhte từng thử nghiệm. Điều này cũng hoàn toàn bình thường vì pin của Dell Precision M4800 có đến 9 cell dung lượng 97 WHr, cao hơn đáng kể so với 47 WHr của MSI Ghost Pro GS60 và Acer Aspire V 15 Nitro.
Khả năng tản nhiệt

Chi tiết kết quả thử nghiệm
Cảm ơn Toplap.vn đã cho Tinhte mượn sản phẩm review.