Đánh giá Gigabyte RX 460 WindForce OC 2G - Giá mềm cho cấu hình game dùng card đồ họa rời

QuanNDD
24/10/2016 2:36Phản hồi: 83
Đánh giá Gigabyte RX 460 WindForce OC 2G - Giá mềm cho cấu hình game dùng card đồ họa rời
Sau mẫu Radeon RX 460 trang bị 4GB GDDR5, AMD tiếp tục ra mắt người dùng phiên bản rút gọn với bộ nhớ đồ họa 2GB đồng thời hãng cũng giảm giá GPU này xuống mức 99 USD nhằm tạo sức ép cạnh tranh với GTX 1050 mà Nvidia vừa ra mắt.

Gigabyte RX 460_tinhte.vn 1.jpg

Về mặt hiệu năng, Radeon RX 460 2GB GDDR5 thấp hơn một chút so với phiên bản 4GB nhưng vẫn tạo được ấn tượng tốt trong thể loại game MOBA hoặc eSport khi đạt ngưỡng tối ưu 60 khung hình mỗi giây (fps) với chất lượng đồ họa cao nhất. Riêng các game offline không đòi hỏi cao về mặt đồ họa cũng vượt mức 30 fps nếu giảm hiệu ứng đồ họa xuống một bậc.

Trong bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về sức mạnh của RX 460 2GB qua mẫu card Gigabyte dựa trên một số công cụ benchmark tiêu chuẩn và các tựa game phổ biến hiện nay. Sản phẩm có giá tham khảo 3,1 triệu đồng, bảo hành 3 năm.

Thiết kế


Gigabyte RX 460_tinhte.vn 2.jpg


Điểm nhấn trong thiết kế kỹ thuật RX 460 WindForce OC 2G là mức tiêu thụ điện năng chỉ 75W nên có thể lấy nguồn trực tiếp qua khe PCI Express x16 trên bo mạch chủ và không cần đường cấp nguồn bổ sung. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn không phải quan tâm đến công suất bộ nguồn và đường nguồn +12V dành riêng cho card đồ họa rời khi nâng cấp về sau.

Về kích cỡ, card chỉ dài 19,3 cm tức bằng khoảng phân nửa so với tiêu chuẩn nên phù hợp với nhiều cỡ thùng máy khác nhau, nhất là dạng thùng mini-ITX nhỏ gọn nên mang lại không gian làm việc rộng rãi, gọn gàng hơn.

Gigabyte RX 460_tinhte.vn 3.jpg

Các ngõ xuất tín hiệu hình ảnh gồm HDMI 2.0, DisplayPort 1.4 và DVI-D. Trong đó cổng HDMI tiêu chuẩncó khả năng xuất tín hiệu hình ảnh, âm thanh dạng nén lẫn không nén độ phân giải 4K ở tần số 60Hz hoặc 4K HDR @120Hz qua DisplayPort.

Bên cạnh đó, card cũng được ép xung nhẹ trước khi xuất xưởng nên xung nhịp GPU cao hơn mức AMD công bố. Cụ thể xung mặc định của GPU là 1.175 MHz so với mức tiêu chuẩn 1.090 MHz và có thể đạt 1.250 MHz khi tăng tốc.

Gigabyte RX 460_tinhte.vn 4.jpg

Vì đây là phiên bản rút gọn nhằm cạnh tranh trực tiếp với GTX 1050 của Nvidia nên card chỉ trang bị 2GB bộ nhớ đồ họa GDDR5 nhưng vẫn giữ nguyên xung nhịp (mem clock) 1.750 MHz và giao tiếp bộ nhớ 128 bit.

Quảng cáo



Về mặt kỹ thuật, Gigabyte RX 460 OC sử dụng nhân đồ họa Polaris 11 (tên mã Baffin), có 16 CU (compute unit hay cụm xử lý tính toán) với tổng số bộ xử lý dòng (stream processing unit) là 896 bộ xử lý bề mặt hình ảnh (texture unit) và 16 ROP unit (chỉ số render output hay còn gọi raster operations pipeline).

Gigabyte RX 460_tinhte.vn 5.jpg

Card còn được tích hợp một số công nghệ quan trọng không kém của thế hệ card mới như bộ tăng tốc giải mã video chuẩn 4K ở cấp phần cứng. Hỗ trợ đầy đủ thư viện đồ họa DirectX 12 được tích hợp sẵn trong Windows 10, OpenCL 2.0, bộ lập trình ứng dụng Vulkan. Công nghệ FreeSync có tác dụng đồng bộ tốc độ dựng hình của card với tần số quét màn hình để loại bỏ hiện tượng giật, xé hình trong những game đồ họa nặng.

Đặc biệt bộ công cụ quản lý điện năng Radeon WattMan, được phát triển dựa trên công nghệ AMD OverDrive, cho phép người dùng tinh chỉnh chi tiết thông số card. Giao diện đồ thị mới giúp dễ dàng theo dõi hoạt động, mức xung nhịp GPU, RAM, nhiệt độ và cả tốc độ quạt.

Cấu hình thử nghiệm

Gigabyte RX 460_tinhte.vn 7.jpg

Quảng cáo



Để các bạn dễ hình dung sức mạnh thực tế, mình sẽ thử nghiệm hiệu năng Gigabyte RX 460 OC kết hợp cùng bộ xử lý Athlon X4 845 trên nền bo mạch chủ Gigabyte G1.Sniper A88X, RAM DDR3 Kingston HyperX kit 8GB bus 2.133 MHz, SSD Corsair Force GS 240GB và nguồn Cooler Master Extreme Plus 550W.

Nói thêm về Athlon X4 845 thì đây là mẫu chip Kaveri dòng phổ thông, có 4 nhân kiến trúc Steamroller chạy ở xung nhịp mặc định 3,5 GHz và có thể đạt đến tốc độ 3,8 GHz nhờ công nghệ AMD Turbo Core tương đương công nghệ ép xung tự động Turbo Boost của Intel.

kqtn_Gigabyte RX 46_hinh 1.jpg

Khác với các APU cùng dòng như A8-7650K, A8-7670K hoặc A10-7860K, X4 845 không tích hợp nhân xử lý đồ họa (iGPU) dù thiết kế sản phẩm vẫn sử dụng socket FM2+. Điều này cho phép người dùng tùy chọn card đồ họa rời theo nhu cầu sử dụng và nó sẽ giúp tối ưu cấu hình phần cứng cho nhu cầu chơi game hoặc cần khả năng xử lý đồ họa mạnh.

Athlon X4 845 có giá tham khảo khoảng 1,57 triệu đồng. Đây cũng là một trong số lựa chọn hấp dẫn nếu bạn muốn ráp một bộ PC chơi game khoảng 10 triệu đồng mà vẫn đủ mạnh để chơi mượt các tựa game online phổ biến trên thị trường như Dota 2, League of Legends, Counter Strike: Global Offensive hoặc Word of Tank với số khung hình trung bình ở mức 60 fps (khung hình/giây) với chất lượng đồ họa cao.

Đánh giá hiệu năng

Batman.png
Xét tổng thể, hiệu năng Gigabyte RX 460 OC thấp hơn một chút so với Sapphire Nitro RX 460 OC nhưng vẫn tạo được ấn tượng tốt trong thể loại game MOBA hoặc eSport khi đạt ngưỡng tối ưu 60 khung hình mỗi giây (fps) với chất lượng đồ họa cao nhất.

kqtn Heaven Benchmark.jpg

Đặc biệt kết quả thử nghiệm cũng thể hiện rõ giới hạn của bộ nhớ đồ họa 2GB GDDR5 so với bản 4GB. Tất nhiên nó chỉ xảy ra trong một số trường hợp cần bộ nhớ nhiều hơn so với thông thường, chẳng hạn trong các phép thử đồ họa nặng hoặc thiết lập hiệu ứng đồ họa, khử răng cưa hình ảnh trong game lên mức cao nhất.

kqtn 3DMark.jpg

Chẳng hạn trong công cụ benchmark 3DMark, xét riêng điểm đồ họa của mẫu card Gigabyte chỉ thấp hơn 3,62% so với Nitro RX 460 của Sapphire và khoảng cách này tăng dần qua các phép thử nặng hơn là Fire Strike với 4,64% và 3DMark Time Spy là 7,05%.

Batman_FHD normal settings.png
Tương tự các game Tinhte vẫn dùng theo kịch bản ở độ phân giải Full HD, tốc độ khung hình cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa hai mức chất lượng đồ họa tiêu chuẩn và cao nhất.

Tomb Raider_FHD Med settings.png
Cụ thể với Rise of the Tomb Raider, phiên bản hỗ trợ DirectX 12 và được làm lại từ bản game cùng tên ra mắt người dùng vào năm 2013. Cấu hình thử nghiệm đạt 47,4 fps và giảm còn 26,8 fps khi đẩy chất lượng đồ họa lên mức cao nhất.

Ashes of the Singularity_FHD normal settings.png
Với Ashes of the Singularity thuộc thể loại game chiến thuật vĩ mô và cũng là một trong những tựa game đầu tiên hỗ trợ đồ họa DirectX 12. Gigabyte RX 460 OC tỏ ra “khá đuối” khi kết quả cao nhất chỉ đạt 21,7 fps và thấp nhất 15,6 fps. So với Sapphire Nitro RX 460 OC là 26,5 fps và 20,5 fps trong cùng phép thử. Tham khảo chi tiết trong bảng kết quả bên dưới.

Nhiệt độ, công suất tiêu thụ

kqtn Nhiet do.jpg

Kiểm tra khả năng tản nhiệt card đồ họa và công suất tiêu thụ cấu hình thử nghiệm (không bao gồm màn hình) qua phép thử đồ họa 3DMark, nhiệt độ và công suất hệ thống được ghi nhận qua phần mềm GPU-z và Logger Lite trong môi trường khoảng 26 độ C.

kqtn_TDP_hinh 2.jpg

Ở chế độ không tải, nhiệt độ GPU dao động ở mức 45 độ C, mức công suất tiêu thụ của cấu hình thử nghiệm chỉ 68,2W, tính theo trị số trung bình cộng. Trong phép thử đồ họa 3DMark và game, nhiệt độ cao nhất của GPU chỉ 68 độ C và mức công suất cao nhất là 146,7W.

Nếu so với hai phiên bản Sapphire Radeon RX 460 và AMD Radeon RX 480 mình từng thử nghiệm thì nhiệt độ Asus RX 470 thấp hơn đáng kể. Điều này cũng phần nào thấy được hiệu quả của bộ tản nhiệt WindForce 2X đặc trưng so với tản nhiệt truyền thống dạng lồng sóc.

Tổng quan sản phẩm

Gigabyte RX 460_tinhte.vn 6.jpg


Với kết quả trên, có thể nhận thấy AMD đã tạo được đối trọng khi tung ra thị trường mẫu Radeon RX 460 bản 2G GDDR5 có tỷ lệ hiệu năng/giá không hề kém cạnh GeForce GTX 1050 của Nvidia. Đây cũng là tin vui cho fan của AMD khi có thêm một lựa chọn hấp dẫn cho những cấu hình phần cứng theo tiêu chí “tiết kiệm mà hiệu quả” đồng thời hiệu năng vẫn đủ mạnh để chơi mượt các tựa game online phổ biến hiện nay với chất lượng đồ họa cao.

Bên cạnh đó, mức công suất tiêu thụ của card không vượt quá 75W và tổng công suất bộ nguồn cần đáp ứng chỉ 350W. Vì vậy bạn có thể tận dụng lại bộ nguồn cũ khi nâng cấp để tiết kiệm chi phí hoặc đầu tư cho phần cứng khác; như SSD chẳng hạn để cải thiện tốc độ truy xuất dữ liệu lẫn hiệu năng tổng thể.

Cũng cần lưu ý vấn đề của card đồ họa AMD là không phát huy được hết sức mạnh vốn có do thiết kế trình điều khiển (driver) chưa tối ưu cho sản phẩm. Vì vậy bạn cần thường xuyên theo dõi và cập nhật phiên bản driver mới để cải thiện hiệu năng tốt hơn.

Gigabyte RX 460_tinhte.vn 8.jpg

Ưu điểm
  • Công nghệ Ultra Durable mang lại sự tin cậy và ổn định.
  • Tỷ suất hiệu năng/giá tốt.
  • Mức tiêu thụ điện năng thấp.
  • Tản nhiệt hiệu quả, quạt chạy êm cả khi tải nặng.
Khuyết điểm
  • Không chơi được game offline ở 1080p với đồ họa chất lượng cao.
83 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

celebs
ĐẠI BÀNG
7 năm
Xem đi xem lại cuối cùng thì cũng chỉ 1 câu tiền nào của đấy thôi !
vietprowap
TÍCH CỰC
7 năm
Mạnh hơn 750ti kha khá.
Ageha.Kicho
ĐẠI BÀNG
7 năm
@vietprowap Chuẩn bài
pippi17
TÍCH CỰC
7 năm
Đề nghị người viết bài đính chính lại 1 chút về thông số kỹ thuật của con VGA nhé. Theo AMD thì RX 460 chỉ có 14 CUs thôi chứ không phải là 16 CUs đâu nhé. Nên RX 460 chưa được coi là bản full Polaris 11 đâu.
http://www.amd.com/en-gb/products/graphics/radeon-rx-series/radeon-rx-460
yếu hơn 950/1050 khá nhiều
Giltine
TÍCH CỰC
7 năm
@tuan9945 giá cũng rẻ hơn nhiều -_-
Ageha.Kicho
ĐẠI BÀNG
7 năm
@tuan9945 Yếu hơn 1050 nhưng rẻ hơn, 950 thì cũng ngang ngửa
dota 2, liên minh, overwatch, hay gta battlefiled COD thì không thấy test lôi mấy cái game 2013 ra làm gì không biết, Chẳng lẽ card 2016 chạy không nổi
Hoang Min
TÍCH CỰC
7 năm
@Hồ Đăng Khoa dota 2,lol,ow nhẹ xìu thì có gì mà chạy không nổi ???
Bài chủ yếu so sánh mấy cái card thôi thì kiếm game nào vừa tầm tụi nó là đc rồi.
@Hồ Đăng Khoa
game 2016 bat man AK mà cu,
@Hoang Min Lol thì bỏ qua, dota 2, wot, ow đẩy lên màn 2k thử xem. Mua card 460 thì xác đinh là chơi game online hay offline mutil rồi chứ chơi 3 cái game 2013 thì 750ti, 950 cũng dư chạy nâng cấp làm gì?
Ageha.Kicho
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Hồ Đăng Khoa 750Ti dota2 trên 100fps rồi, con này mạnh hơn kha khá fps cao hơn nữa.
Lol quá nhẹ không tính tiền, chắc 400fps :v
Overwatch, GTA, Battlefield thì max fps tụt, với con card rẻ thế này thì chấp nhận thôi.
giá nc ngoài giảm còn 99usd nhưng giá ở vn vẫn chưa update theo
nói chung rx460 vẫn là con đáng mua nhất tầm giá 2tr5 rồi, chứ chả nhẽ lại mua 750 ti 😆
poorman_198x
ĐẠI BÀNG
7 năm
Các bác cho e hỏi ngu tí. e cứ thấy mod nói lúc thì AMD RX 460. Lúc thì gigabyte RX 460 là sao. ko hiểu lắm. Thêm câu nữa là e muốn chơi fifa online 3 và xem video 4k trên PC thì dùng card nào là giá hợp lý nhất. thank các pro
degiadaosi
TÍCH CỰC
7 năm
Ai chơi dota 2 cho em hỏi card này average fps ở 1080 dc bao nhiêu vậy?
@tuan9945 làm thế nào mà thằng cha này chơi 1 game mà có cả 3 card
degiadaosi
TÍCH CỰC
7 năm
@Giltine Có vẻ lên dc tầm 5% thật bác ạ. Còn cách nào hay nữa ko chỉ giáo anh em với 😁
Giltine
TÍCH CỰC
7 năm
@degiadaosi Bạn đưa chính xác tên bản card đang sử dụng, Ib trực tiếp mình hướng dẫn cho
lehieu1810
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Giltine Mình dùng R9 290X chạy trên Vulkan thấy k ổn định , nên vẫn chạy DX và lock 60fps cho khỏe, cao hơn thì cũng dính sọc sọc
tien dio
TÍCH CỰC
7 năm
giá tương đương mà không biết so với 750 ti OC thì sao nhờ !!
pippi17
TÍCH CỰC
7 năm
@tien dio GTX 750 Ti có OC cháy card vẫn thua RX 460 2GB nhé. Thời điểm hiện tại thì GTX 750 Ti đã phải nhường lại sân khấu con RX 460 2GB ở phân khúc < 3tr rồi.
Giltine
TÍCH CỰC
7 năm
@pippi17 thực sự ai oc mới biết hiệu năng oc của amd tốt hơn kha khá so với nvidia. Có lẽ do kiến trúc thiết kế phase của amd cho gpu ăn điện nhiều được nên khá rộng vụ oc hơn.
tien dio
TÍCH CỰC
7 năm
@pippi17 Mới thì chắc là hơn rồi, nhưng hơn là hơn bao nhiêu % ,trước hay sau khi OC . bạn có bản so sánh ko .
Giltine
TÍCH CỰC
7 năm
@tien dio 2 bản tiêu chuẩn thì rx 460 hơn gtx750ti khoảng 10% trên dx11 opengl, 20% trên dx12 vulkan api. Xét về bản oc hay bản có xung cao thì hàng của SAPPHIRE Radeon RX 460 có nguồn phụ xung cao thì rx460 ~ gần ngang gtx950

Còn người dùng tự oc thì ko tính, vì tản custom tốt hay không sẽ khiến chênh lệch nên chỉ tính các bản oc của nhà sản xuất

@tien dio
tan2cang
ĐẠI BÀNG
7 năm
cho em hỏi giá thực tế con này là bao nhiu nhỉ? sao lúc thì 3tr, lúc 3tr5. em hỏi bản 2G thôi nhé
Giltine
TÍCH CỰC
7 năm
@tan2cang MSI mini 2gb thì tầm 2m5-2m8, giga tầm 3m1-3m2. Bản 4gb thì tầm 3m5-4m1. Giá hàng shapphire his powercolor thì rẻ hơn tầm 200-500k tùy hàng
nsmks94
ĐẠI BÀNG
7 năm
Con này quá tuyệt lun...nhất là nhưng ai định build custom mac...macOS 10.12 hỗ trợ native lun...cắm vào là chạy thôi...nhưng chỉ là dòng 460 của Gigabyte thôi...chứ Asus các kiểu không nhận vì có nguồn phụ...sức mạnh tương tương 750TI với các game tương đối cũ, còn game mới thì hiệu suất cáo hơn 1 chút, còn computing thì là ăn đứt lun.
Giltine
TÍCH CỰC
7 năm
@nsmks94 Thế nên mac 2016 mới có lựa chọn tích hợp radeon 440 450 460 😔
00986
TÍCH CỰC
7 năm
con này có bị "hạn chế tốc độ đồ hoạ" không nhỉ =))
Giltine
TÍCH CỰC
7 năm
@00986 có =]] và cái limit của nó là driver, tương lai nó sẽ gồng lên như siêu saiyan ấy, giống như hiện tại hiệu năng của r9 380x ngang gtx970 ấy
00986
TÍCH CỰC
7 năm
@Giltine siêu saiyan là gì thế nhỉ? mình chỉ biết super saiyan với siêu xayda thôi =))
Giltine
TÍCH CỰC
7 năm
@00986 cách nói bán ngôn của gamek
http://gamek.vn/manga-film/son-goku-tiep-tuc-bien-hinh-sieu-saiyan-toc-xanh-trong-dragon-ball-z-20150410174438525.chn
Teathrea
ĐẠI BÀNG
7 năm
không hiểu gì về kiến trúc hiểu đơn giản là kiến trúc amd nó buff theo thời gian hầu như card low end > high end GNC 1.1 trở đi buff dx 12 rất khá .
nholuumanh
TÍCH CỰC
7 năm
Đọc 99$ kéo xuống thấy 3tr1 thôi vào comment cái rồi đi ra
Teathrea
ĐẠI BÀNG
7 năm
nếu pp tốt nhất hiện giờ mà hợp lý là rx 470 , Rx 460 thì rẻ mà ngon có bản của his có nguồn phụ giá ngon mà oc tốt hơn . Đag r9 270x XFX rồi nên có lên thẳng 470 thôi .
Giltine
TÍCH CỰC
7 năm
@toandien81 Bản nitro của shapphire là bản có hiệu năng cao nhất với xung 1190 so với 1090 như bản gốc.
Hồi buổi Nvidia Anh Quân về sớm quá , không là anh trúng Case INWIN 303 rồi 😆)))
chắc quay lại hoặc stream game thôi
@hieupy89 nếu là chơi video thì có gì mà phải ss, nó đâu có nặng nề như chơi game.
có lẽ là dìm hàng nhau.
rx 470 4g vs gtx 1060 3g nên chọn con nào
@tuansiro thanks bác. nhiều card bối rối quá
Giltine
TÍCH CỰC
7 năm
@VuaPlay . com Quất hẳn MSI rx470 gaming x 8GB dư vrm =]]
@Giltine 😆 Thế thà lên 1060 6GB cho lành =))
@Giltine có tiền thì ngại gì mà không lên. vấn đề không có tiền :v
AMD Driver giờ không còn như thời ATI nữa đâu mà sợ =))

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019