Ở thời điểm hiện tại, Galaxy Z Fold6 là mẫu smartphone màn hình gập mới nhất đến từ Samsung với ngoại hình mỏng nhẹ hơn và đặc biệt là nâng cấp cấu hình phần cứng so với tiền nhiệm Galaxy Z Fold5. Cụ thể, thiết bị được trang bị Snapdragon 8 Gen 3 for Galaxy, chip xử lý cao cấp được Qualcomm tùy chỉnh dành riêng cho những thiết bị Galaxy. Sau đây. mình sẽ đánh giá hiệu năng Samsung Galaxy Z Fold6 để các bạn có được nhiều góc nhìn tổng quan về sức mạnh của máy.
Để có thể đánh giá hiệu năng Galaxy Z Fold6, mình đã thực hiện chuyên mục chấm điểm hiệu năng máy.
Thông số cấu hình Samsung Galaxy Z Fold6
Trong bài đánh giá hiệu năng Galaxy Z Fold6, mình đã thực hiện hai chuyên mục bao gồm:- Chấm điểm bằng phần mềm chuyên dụng.
- Trải nghiệm chơi game thực tế trên thiết bị.
Để có thể đánh giá hiệu năng Galaxy Z Fold6, mình đã thực hiện chuyên mục chấm điểm hiệu năng máy.
Ngoài việc chấm điểm, mình cũng tiến hành trải nghiệm chơi game thực tế trên Galaxy Z Fold6.
Trước khi bắt đầu, mình sẽ điểm nhanh thông số cấu hình Galaxy Z Fold6 dựa trên thông tin từ trang chủ của Samsung:
- Màn hình ngoài: Kích thước 6.3 inch, tấm nền Dynamic AMOLED 2X, độ phân giải HD+ (2.376 x 968 pixels), tần số quét 1-120 Hz.
- Màn hình trong: Kích thước 7.6 inch, tấm nền Dynamic AMOLED 2X, độ phân giải QXGA+ (2.160 x 1.856 pixels), tần số quét 1-120 Hz, độ sáng tối đa 2.600 nits.
- CPU: Qualcomm Snapdragon 8 Gen 3 for Galaxy.
- GPU: Adreno 750.
- RAM: 12 GB.
- Bộ nhớ trong: 256 GB/512 GB/1 TB (phiên bản mình đang sử dụng có bộ nhớ 256 GB).
- Pin: 4.400 mAh, hỗ trợ sạc nhanh có dây 25 W, sạc nhanh không dây 15 W.
- Hệ điều hành: One UI 6.1.1 - Android 14.
Qualcomm ra mắt Snapdragon 8 Gen 3: tập trung mạnh vào AI, tạo hình từ văn bản chưa đến 1 giây
Qualcomm đã chính thức giới thiệu SoC đầu bảng dành cho các thiết bị Android vào năm sau là Snapdragon 8 Gen 3, năm nay, Qualcomm tập trung vào AI tạo sinh dành cho SoC, phục vụ cho nhu cầu AI ngày càng lớn của người dùng…
tinhte.vn
Galaxy Z Fold6 được trang bị chip xử lý mạnh mẽ nhất và cao cấp nhất của Qualcomm đó là Snapdragon 8 Gen 3.
Chấm điểm hiệu năng Samsung Galaxy Z Fold6
Các tiêu chuẩn chấm điểm hiệu năng
Ở phần này, mình sử dụng các phần mềm chấm điểm chuyên dụng như: GeekBench 6, AnTuTu Benchmark, PCMark và 3DMark. Điều kiện để mình chấm điểm hiệu năng Galaxy Z Fold6 cụ thể như sau:- Pin của máy phải từ 90 - 100% (pin dưới 90% sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng của máy và kết quả).
- Không vừa sạc pin vừa chấm điểm.
- Chấm 3 lần liên tục và lấy kết quả trung bình sau 3 lần chấm.
Đây là 4 phần mềm chấm điểm chuyên dụng mà mình dùng để đánh giá hiệu năng Galaxy Z Fold6.
Quảng cáo
Kết quả các bài chấm điểm hiệu năng
GeekBench 6 (chấm điểm về CPU và GPU):- Đơn nhân/đa nhân: 2.025 điểm/6.415 điểm.
- GPU Compute OpenCL: 11.888 điểm.
- GPU Compute Vulkan: 14.170 điểm.
Điểm GeekBench 6 (đơn nhân/đa nhân) của Galaxy Z Fold6.
Điểm GeekBench 6 (GPU Compute OpenCL) của Galaxy Z Fold6.
Điểm GeekBench 6 (GPU Compute Vulkan) của Galaxy Z Fold6.
Quảng cáo
PCMark (chấm điểm về CPU): 18.251 điểm.
Điểm PCMark của Galaxy Z Fold6.
AnTuTu Benchmark (chấm tổng điểm CPU và GPU): 1.590.195 điểm.
Điểm AnTuTu Benchmark của Galaxy Z Fold6.
3DMark Wild Life Extreme (chấm điểm về GPU):
- Điểm tổng: 2.521 điểm.
- FPS trung bình: 15.10.
- Phần trăm pin máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giữ nguyên mức 99% pin.
- Nhiệt độ máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giữ nguyên mức 39 độ C.
Điểm 3DMark Wild Life Extreme của Galaxy Z Fold6.
3DMark Solar Bay (chấm điểm về GPU):
- Điểm tổng: 6.320 điểm.
- FPS trung bình: 24.03.
- Phần trăm pin máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giữ nguyên mức 100% pin.
- Nhiệt độ máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Tăng 4 độ C (từ 35 độ C lên 39 độ C).
Điểm 3DMark Solar Bay của Galaxy Z Fold6.
3DMark Steel Nomad Light (chấm điểm về GPU):
- Điểm tổng: 1.576 điểm.
- FPS trung bình: 11.68.
- Phần trăm pin máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giữ nguyên mức 100% pin.
- Nhiệt độ máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Tăng 6 độ C (từ 31 độ C lên 37 độ C).
Điểm 3DMark Steel Nomad Light của Galaxy Z Fold6.
3DMark Wild Life Extreme Stress Test (chấm điểm về GPU):
- Mức độ ổn định: 68.6%.
- Số điểm vòng lặp cao nhất: 3.597 điểm.
- Số điểm vòng lặp thấp nhất: 2.467 điểm.
- Số điểm chênh lệch giữa vòng lặp cao nhất và thấp nhất (phản ánh cho độ ổn định): 1.130 điểm.
- Phần trăm pin máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giảm 7% (từ 100% xuống 93%).
- Nhiệt độ máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Tăng 4 độ C (từ 36 độ C lên 40 độ C).
Điểm 3DMark Wild Life Extreme Stress Test của Galaxy Z Fold6.
3DMark Solar Bay Stress Test (chấm điểm về GPU):
- Mức độ ổn định: 70.4%.
- Số điểm vòng lặp cao nhất: 7.161 điểm.
- Số điểm vòng lặp thấp nhất: 5.043 điểm.
- Số điểm chênh lệch giữa vòng lặp cao nhất và thấp nhất (phản ánh cho độ ổn định): 2.118 điểm.
- Phần trăm pin máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giảm 8% (từ 100% xuống 92%).
- Nhiệt độ máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Tăng 5 độ C (từ 34 độ C lên 35 độ C).
Điểm 3DMark Solar Bay Stress Test của Galaxy Z Fold6.
3DMark Steel Nomad Light Stress Test (chấm điểm về GPU):
- Mức độ ổn định: 71.7%.
- Số điểm vòng lặp cao nhất: 1.426 điểm.
- Số điểm vòng lặp thấp nhất: 1.022 điểm.
- Số điểm chênh lệch giữa vòng lặp cao nhất và thấp nhất (phản ánh cho độ ổn định): 404 điểm.
- Phần trăm pin máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giảm 7% (từ 100% xuống 93%).
- Nhiệt độ máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Tăng 7 độ C (từ 33 độ C lên 40 độ C).
Điểm 3DMark Steel Nomad Light Stress Test của Galaxy Z Fold6.
Trải nghiệm chơi game thực tế trên Samsung Galaxy Z Fold6
Các tiêu chuẩn trải nghiệm chiến game thực tế
Để kiểm chứng khả năng chiến game thực tế của Galaxy Z Fold6, mình đã tải 5 trò chơi về máy bao gồm:- Liên Quân Mobile.
- Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến.
- PUBG Mobile.
- Honkai: Star Rail.
- Genshin Impact.
Đây là 5 tựa game mà mình tải về Galaxy Z Fold6 để trải nghiệm chơi game thực tế trên thiết bị.
Điều kiện trải nghiệm game thực tế trên Galaxy Z Fold6 cụ thể như sau:
- Sử dụng phần mềm Perfdog để đo dữ liệu FPS cho từng tựa game.
- Thiết lập đồ họa trong game ở mức tối đa mà máy có thể hỗ trợ.
- Sạc máy lên 100% và chơi liên tục 5 tựa game với thứ tự như sau: Liên Quân Mobile > Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến > PUBG Mobile > Honkai: Star Rail > Genshin Impact.
- Đã kích hoạt mục “Hiệu năng” trong phần cài đặt Tối ưu hóa trò chơi của ứng dụng Game Booster (áp dụng cho cả 5 tựa game).
- Đã kích hoạt “Quản lý hiệu suất trò chơi thay thế” trong phần cài đặt Phòng thí nghiệm Game Booster.
Ở cả 5 tựa game thì mình đều thiết lập mục "Hiệu năng" trong cài đặt Tối ưu trò chơi của ứng dụng Game Booster.
Đây là tính năng Quản lý hiệu suất trò chơi thay thế nằm trong phòng thí nghiệm Game Booster.
- Nhiệt độ phòng bình thường không bật điều hòa (khoảng 28 - 30 độ C).
- Độ sáng màn hình 100%, tắt tính năng tự động điều chỉnh độ sáng.
- Tần số quét màn hình được thiết lập: "Tương thích” (tương đương 120 Hz).
- Âm lượng loa ngoài 50%.
Mình cũng đã chỉnh Độ mượt của chuyển động “Tương thích” cho màn hình của Galaxy Z Fold6.
Liên Quân Mobile
Thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong game Liên Quân Mobile.
Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến
Thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong game Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến.
PUBG Mobile
Thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong game PUBG Mobile.
Honkai: Star Rail
Thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong game Honkai: Star Rail.
Genshin Impact
Thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong game Genshin Impact.
Bảng tổng quan kết quả sau khi đo FPS các tựa game
Dưới đây là bảng kết quả đo FPS của 5 tựa game mà mình đã test thực tế trên Galaxy Z Fold6 khi thiết bị ở trạng thái mở và chỉ dùng màn hình chính.Đây là bảng tổng hợp FPS của 5 tựa game mình đã chơi trên Galaxy Z Fold6 (máy ở trạng thái mở và chỉ dùng màn hình chính).
Bên cạnh đó, mình cũng trải nghiệm các tựa game bên trên khi Galaxy Z Fold6 ở trạng thái gập và chỉ dùng màn hình phụ (các điều kiện của bài test không thay đổi). Kết quả cụ thể như sau.
Đây là bảng tổng hợp FPS của 5 tựa game mình đã chơi trên Galaxy Z Fold6 (máy ở trạng thái gập và chỉ dùng màn hình phụ).
Gợi ý tối ưu FPS khi chơi PUBG Mobile
Trong trường hợp các bạn muốn tối ưu tối đa FPS khi chơi PUBG Mobile trên Galaxy Z Fold6 thì mình đề việc giảm thiết lập Đồ họa xuống mức Mượt và đẩy Tốc Độ Khung Hình trong game lên mức Siêu Giới Hạn (tương đương với 120 FPS).Nếu các bạn muốn bắn PUBG Mobile với 120 FPS trên Galaxy Z Fold6, bạn hãy thiết lập đồ họa game như trong hình.
Mình đã thử đo FPS khi chơi PUBG Mobile với thiết lập đồ họa trên, Galaxy Z Fold6 khi ở trạng thái mở và chỉ dùng màn hình chính đạt được tốc độ khung hình trung bình là 119.2, cao hơn nhiều so với mức 39.9 FPS mà mình đo được lúc đầu.
So sánh bảng FPS PUBG Mobile của Galaxy Z Fold6 (trạng thái mở, màn hình chính) khi mình thiết lập đồ họa Ultra HDR, FPS Cực cao (bên trên) và khi mình thiết lập đồ họa Mượt, FPS Siêu Giới Hạn (bên dưới).
Trong trường hợp Galaxy Z Fold6 khi ở trạng thái gập và chỉ dùng màn hình phụ, mình đo được tốc độ khung hình trung bình là 118.9, vẫn cao hơn so với con số 39.9 FPS lúc đầu. Mình sẽ mô tả kỹ hơn về trải nghiệm tựa game này ở phần dưới của bài viết.
So sánh bảng FPS PUBG Mobile của Galaxy Z Fold6 (trạng thái gập, màn hình phụ) khi mình thiết lập đồ họa Ultra HDR, FPS Cực cao (bên trên) và khi mình thiết lập đồ họa Mượt, FPS Siêu Giới Hạn (bên dưới).
Một vài nhận định của mình
Dựa vào những kết quả trong phần chấm điểm hiệu năng bằng các phần mềm chuyên dụng và khả năng chiến game thực tế, Galaxy Z Fold6 cùng với chip Snapdragon 8 Gen 3 for Galaxy đã cho chúng ta thấy được sức mạnh ấn tượng của sản phẩm. Kết quả này không quá khó đoán bởi đây là mẫu flagship màn hình gập mới nhất đến từ Samsung.Với sức mạnh từ chip xử lý Qualcomm Snapdragon 8 Gen 3 for Galaxy, Samsung Galaxy Z Fold6 có thể đáp ứng tốt hầu hết các tác vụ mà người dùng thường sử dụng trên điện thoại bên cạnh việc chiến game.
Nói thêm về việc thử nghiệm chơi game trên Galaxy Z Fold6 ở hai trường hợp (1 là chỉ dùng màn hình chính và 2 là chỉ dùng màn hình phụ), ban đầu mình đã dự đoán rằng bảng đo FPS của hai trường hợp trên sẽ cho ra những con số khác nhau. Mặc dù vậy thì dữ liệu ở bảng đo FPS cho thấy không có sự khác biệt nào đáng kể (ngoại trừ ở hai tựa game đồ họa nặng là Honkai: Star Rail và Genshin Impact).
Sau đây, mình sẽ mô tả kỹ hơn về trải nghiệm từng tựa game trên Galaxy Z Fold6 ở cả 2 tình huống là dùng màn hình chính và màn hình phụ.
1. Ở tựa game đầu tiên là Liên Quân Mobile, Galaxy Z Fold6 đều đạt được tốc độ khung hình trung bình ấn tượng, lần lượt là 60 FPS (màn hình chính) và 59.9 FPS (màn hình phụ). Xuyên suốt trận đấu thì chiếc điện thoại này cũng không gặp tình trạng giật lag khi hai đội giao tranh tổng với nhiều hiệu ứng chiêu thức xảy ra cùng một lúc.
Galaxy Z Fold6 không gặp chút khó khăn nào khi xử lý tựa game Liên Quân Mobile.
Tuy nhiên, mình có cảm thấy không thoải mái khi chơi Liên Quân Mobile bằng màn hình chính của Galaxy Z Fold6 bởi vì góc nhìn trong game rất hạn hẹp và mình không thể bao quát hết khu vực xung quanh. Không chỉ vậy, mình còn khó phát hiện ra những kẻ địch đang lén núp bụi cỏ để mai phục và kết quả là mình thường xuyên bị đội bạn “hội đồng" không thương tiếc.
Tình trạng trên chỉ được khắc phục khi mình chuyển sang màn hình phụ của Galaxy Z Fold6 để chơi Liên Quân Mobile. Nhờ vào tỷ lệ màn hình 22.1:9 rất dài nên mình có thể dễ dàng kiểm tra tình hình trận đấu, check map tiện hơn và tất nhiên là phát hiện ra có kẻ thù đang ẩn mình trong bụi cỏ.
So sánh giao diện trong trận đấu Liên Quân Mobile của Galaxy Z Fold6 ở màn hình phụ (bên trái) và màn hình chính (bên phải). Chúng ta dễ dàng nhận thấy việc chơi game MOBA trên màn hình phụ của thiết bị sẽ hợp lý hơn.
2. Chuyển tựa game Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến, Galaxy Z Fold6 vẫn có thể xử lý tốt game này với tốc độ khung hình trung bình lần lượt là 117.0 FPS (màn hình chính) và 11.7.7 FPS (màn hình phụ). Mặc dù vậy, mình nhận thấy máy đôi lúc gặp tình trạng giật khựng khi hai đội giao tranh (khoảng 5 - 6 người) và điều đó được thể hiện qua những biến động của đường màu hồng trong bảng đo FPS.
Vì Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến cũng là game thuộc thể loại MOBA tương tự Liên Quân Mobile ở trên nên việc chơi tựa game này trên màn hình chính của Galaxy Z Fold6 sẽ không mang đến trải nghiệm tốt nhất. Chúng ta sẽ gặp tình trạng không thể bao quát tình hình xung quanh và dễ bị đội bạn “gank” bất ngờ.
Quả thực không sai khi nói rằng giao diện game MOBA chỉ phù hợp với màn hình có tỷ lệ thuôn dài (bên trái) thay vì màn hình chính (bên phải).
3. Đối với PUBG Mobile, do mình thiết lập đồ họa ở mức Ultra HDR và FPS Cực cao (tương đương 40 FPS) nên tốc độ khung hình trung bình mà Galaxy Z Fold6 đạt được ở tựa game này chỉ là 39.9 FPS (ở cả màn hình chính và màn hình phụ). Con số này sẽ tăng lên thành 119.2 FPS (màn hình chính) và 118.9 FPS (màn hình phụ) nếu mình giảm đồ họa trong game xuống mức Mượt và FPS ở mức Siêu Giới Hạn (tương đương 120 FPS).
Khác với 2 tựa game MOBA ở trên có dạng góc nhìn thứ ba, mình nhận thấy việc chơi game bắn súng sinh tồn với góc nhìn thứ nhất như PUBG Mobile trên màn hình chính kích thước lớn 7.6 inch của Galaxy sẽ mang đến trải nghiệm thích mắt hơn nhiều so với màn hình phụ 6.3 inch. Không gian trong game được hiển thị rộng rãi và chi tiết được tái hiện rõ ràng hơn (áp dụng ở mức đồ họa Ultra HDR).
Việc chơi PUBG Mobile trên màn hình phụ của Galaxy Z Fold6 không thích mắt bằng màn hình chính.
4. Chuyển sang một tựa game nặng về đồ họa là Honkai: Star Rail, Galaxy Z Fold6 cho trải nghiệm ở mức ổn với tốc độ khung hình trung bình là 51.2 FPS (màn hình chính) và 56.4 FPS (màn hình phụ). Đây là những con số không quá cao và mình nhận thấy máy thường xuyên gặp tình trạng giật khựng xuyên suốt quá trình chơi (đường màu hồng biến động liên tục trong bảng đo FPS).
Sự khác biệt về con số FPS ở trên cũng cho thấy việc chơi Honkai: Star Rail bằng màn hình chính của Galaxy Z Fold6 không mang đến trải nghiệm tốt như khi chơi trên màn hình phụ. Mình cũng không rõ nguyên nhân cho tình trạng trên là gì nhưng để có được trải nghiệm chơi tựa game này tốt nhất trên Galaxy Z Fold6 thì chúng ta nên chơi bằng màn hình phụ.
Trải nghiệm chơi Honkai: Star Rail trên màn hình chính của Galaxy Z Fold6 (bên trái) mặc dù rất đã mắt với không gian hiển thị rộng rãi hơn nhưng có lẽ điều đó lại khiến máy gặp nhiều vấn đề về hiệu năng. Vì vậy, mình thấy mọi thứ sẽ tốt hơn nếu chúng ta chơi tựa game này bằng màn hình phụ của máy (bên phải).
5. Cuối cùng là tựa game có đồ họa nặng nhất trong bài viết này - Genshin Impact, Galaxy Z Fold6 đạt được tốc độ khung bình lần lượt là 33.7 FPS (màn hình chính) và 52.5 FPS (màn hình phụ).
Dựa vào những con số trên và trải nghiệm thực tế của mình, thiết bị không mang lại trải nghiệm chơi Genshin Impact ổn định và thường xuyên gặp tình trạng tụt khung hình, giật khựng (đặc biệt là khi chơi bằng màn hình chính thì tốc độ khung hình hầu như không thể vượt qua mức 40 FPS). Vì vậy tương tự với Honkai: Star Rail, mình đề xuất nên chơi Genshin Impact với màn hình phụ để có trải nghiệm tốt nhất.
Ngoài tình trạng giật lag, mình còn nhận thấy nhiệt độ của Galaxy Z Fold6 nóng lên nhanh khi chơi Genshin Impact trên màn hình chính của thiết bị (bên trái). Hiện tượng này cũng xảy ra khi mình chơi bằng màn hình phụ nhưng không đáng kể.
Nhìn chung, Galaxy Z Fold6 hiện tại có thể chơi tốt 3 tựa game trong bài viết này (Liên Quân Mobile, Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến, PUBG Mobile) ở cả hai tình huống sử dụng màn hình chính và màn hình phụ. Riêng 2 tựa game đồ họa nặng là Honkai: Star Rail và Genshin Impact, Galaxy Z Fold6 sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất nếu chúng ta chơi trên màn hình phụ.
Trong quá trình trải nghiệm chơi game thực tế trên Galaxy Z Fold6, mình cũng đánh giá cao việc bốn cạnh viền của máy được hoàn thiện dạng nhám để hạn chế tình trạng bám dấu vân tay (mình từng chia sẻ điều này trong bài so sánh thiết kế giữa Galaxy Z Fold6 và Galaxy Z Fold5 trước đây).
Bốn cạnh viền của Galaxy Z Fold6 (bên trái) được hoàn thiện dạng nhám và mức độ hoàn thiện cũng cao cấp hơn so với Galaxy Z Fold5 (bên phải).
Tuy nhiên, mình không thích cách Samsung hoàn thiện bốn góc máy vuông vức hơn so với thế hệ trước (đặc biệt là khu vực đỉnh và đáy của bản lề khi ở trạng thái gập). Điều này gây ra tình trạng cấn lòng bàn tay khi mình cầm ngang máy để chơi game.
Bốn góc máy được làm vuông vức của Galaxy Z Fold6 khiến mình gặp tình trạng cấn lòng bàn tay.
Điều này diễn ra tương tự khi mình dùng máy ở trạng thái gập, phần đỉnh và đáy của bản lề cũng khiến mình cảm thấy khó chịu ở lòng bàn tay.
Vậy các bạn đánh giá như thế nào về hiệu năng của Samsung Galaxy Z Fold6? Bạn mong muốn mình làm thêm chủ đề nào với sản phẩm? Hãy thực hiện bảng vote bên dưới và bình luận ở cuối bài viết để nêu lên quan điểm của bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.
Xem thêm: