Tiếp nối bài đánh giá hiệu năng LG V60 ThinQ, mình sẽ thực hiện đánh giá pin của thiết bị (bao gồm bài test 4 tác vụ thực tế xoay vòng và đo thời gian sạc đầy pin) để xem máy có thời lượng sử dụng pin như thế nào sau hơn 4 năm ra mắt. Mình nghĩ rằng các bạn sẽ bất ngờ về kết quả ở bài test đo thời gian sạc đầy pin máy từ 0% lên 100%.
LG V60 ThinQ được trang bị viên pin 5.000 mAh và mức dung lượng này gần tương đồng với một số mẫu smartphone khác trong cùng phân khúc hiện tại.
Trong bài đánh giá pin của LG V60 ThinQ, mình đã thực hiện hai phần bao gồm:
Trước khi bắt đầu, mình sẽ điểm nhanh thông số cấu hình LG V60 ThinQ dựa trên trang chủ của LG:
LG V60 ThinQ được trang bị viên pin 5.000 mAh và mức dung lượng này gần tương đồng với một số mẫu smartphone khác trong cùng phân khúc hiện tại.
Trong bài đánh giá pin của LG V60 ThinQ, mình đã thực hiện hai phần bao gồm:
- Đánh giá pin với 4 tác vụ sử dụng thực tế xoay vòng (từ 100% xuống 0%).
- Đo thời gian sạc đầy pin của máy (từ 0% lên 100%).
Trước khi bắt đầu, mình sẽ điểm nhanh thông số cấu hình LG V60 ThinQ dựa trên trang chủ của LG:
- Màn hình: Kích thước 6.8 inch, tỷ lệ 20.5:9, tấm nền FullVision P-OLED, độ phân giải FHD+ (2.460 x 1.080 pixels), mật độ điểm ảnh 395 PPI, tần số quét 60 Hz.
- CPU: Qualcomm Snapdragon 865.
- GPU: Adreno 650.
- RAM: 8 GB.
- Bộ nhớ trong: 128 GB.
- Pin: 5.000 mAh, hỗ trợ sạc nhanh QuickCharge 4.0 công suất 25 W, hỗ trợ sạc không dây.
- Hệ điều hành: Android 13.
LG V60 ThinQ được trang bị viên pin dung lượng 5.000 mAh, cao hơn so với mức 4.000 mAh ở tiền nhiệm LG V50 ThinQ.
Quy trình thực hiện bài đánh giá pin
Các tiêu chuẩn thực hiện bài đánh giá pin với 4 tác vụ sử dụng thực tế xoay vòng (từ 100% xuống 0%)
- Trải nghiệm 4 tác vụ xoay vòng:
- Chơi Liên Quân (thiết lập đồ họa ở mức tối đa mà máy hỗ trợ như hình bên dưới)
- Xem video trên YouTube.
- Sử dụng Facebook.
- Xem video trên TikTok.
Đây là thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong Liên Quân Mobile để đánh giá pin LG V60 ThinQ.
- Mỗi tác vụ sử dụng 1 tiếng đồng hồ.
- Xoay vòng các tác vụ từ 100% xuống 0%.
- Máy chỉ sử dụng 1 tác vụ và không có ứng dụng đa nhiệm chạy nền.
- Máy có lắp SIM và kết nối mạng nhưng chỉ sử dụng kết nối Wi-Fi xuyên suốt bài đánh giá.
- Độ sáng màn hình 100%, tắt tính năng tự động điều chỉnh độ sáng.
- Bật loa ngoài với âm lượng 50%.
- Không bật chế độ Tiết kiệm Pin, GPS và Bluetooth.
- Không bật chế độ Pin thích ứng (theo mô tả từ hệ thống thì đây là chế độ “Giới hạn pin cho các ứng dụng bạn không sử dụng thường xuyên bằng cách giới hạn hoạt động của các ứng dụng này trên nền”).
Mình đã tắt chế độ “Pin thích ứng” và chế độ "Tiết kiệm Pin" trên LG V60 ThinQ xuyên suốt quá trình thực hiện bài test pin với 4 tác vụ sử dụng thực tế xoay vòng.
Kết quả bài đánh giá pin
Kết quả mình thu được như hình ảnh bên dưới, viên pin 5.000 mAh của LG V60 ThinQ có thể hoạt động liên tục 6 tiếng 38 phút cho 4 tác vụ xoay vòng.Quảng cáo
Bảng đo chi tiết thời lượng sử dụng pin của LG V60 ThinQ theo từng tác vụ.
Như vậy với 100% pin trên LG V60 ThinQ và theo những tiêu chuẩn trong bài đánh giá pin, ngay bên dưới đây sẽ là thời lượng mà bạn có thể sử dụng từng tác vụ.
Bảng tổng hợp thời lượng sử dụng pin của LG V60 ThinQ thông qua bài đánh giá pin với 4 tác vụ sử dụng thực tế xoay vòng (từ 100% xuống 0%).
Thời gian sạc đầy pin của LG V60 ThinQ
Các tiêu chuẩn thực hiện bài đo thời gian sạc đầy pin (từ 0% lên 100%)
Do mình không có bộ cáp sạc nhanh 25 W chính hãng LG trong hộp của LG V60 ThinQ nên mình đã sử dụng cáp sạc Ugreen và củ sạc Ugreen 100 W để thay thế và thực hiện bài đo thời gian sạc đầy pin cho thiết bị (từ 0% lên 100%).Quảng cáo
Đây là bộ sạc công suất 25 W chính hãng LG trong hộp của LG V60 ThinQ nhưng hiện tại mình không có hai món phụ kiện này. Nguồn: Tim Schofield.
Vì vậy, mình sẽ sử dụng củ sạc Ugreen 100 W và cáp sạc Ugreen để thực hiện bài đo thời gian sạc đầy pin của LG V60 ThinQ.
Bên dưới đây là các điều kiện trong bài đo thời gian sạc đầy pin LG V60 ThinQ:
- Máy đã mở nguồn.
- Máy có lắp SIM và kết nối mạng nhưng chỉ sử dụng kết nối Wi-Fi xuyên suốt bài đánh giá.
- Máy kết nối mạng và nhận thông báo bình thường.
- Sạc xuyên suốt từ 0% lên 100% và không sử dụng máy trong quá trình sạc.
- Đã tắt tính năng “Tối ưu hóa quá trình sạc” để ưu tiên việc sạc đầy pin máy lên mức 100%.
Mình đã tắt tính năng “Tối ưu hóa quá trình sạc” để ưu tiên việc sạc đầy pin LG V60 ThinQ lên mức 100%.
Kết quả bài đo thời gian sạc đầy pin
Kết quả là mình đã mất 4 tiếng 45 phút để có thể sạc đầy viên pin 5.000 mAh của LG V60 ThinQ (sạc từ 0% lên 100%). Mình sẽ miêu tả rõ hơn về quá trình chờ sạc đầy viên pin máy cực kỳ “gian nan” ở phần nhận định bên dưới.Để sạc đầy pin của LG V60 ThinQ (sạc từ 0% lên 100%), mình đã mất 4 tiếng 45 phút.
Một vài nhận định của mình
Xuyên suốt quá trình đánh giá pin LG V60 ThinQ, mình nhận thấy thời lượng sử dụng pin của máy vẫn ở mức ổn nếu so với những mẫu máy khác cùng phân khúc trên thị trường hiện tại.Tổng thời lượng sử dụng pin của LG V60 ThinQ trong bài test 4 tác vụ xoay vòng thực tế là 6 tiếng 38 phút. Đây là mốc thời gian tương đối tốt nếu xét đến việc máy đã có tuổi đời hơn 4 năm và tình trạng pin của thiết bị có thể không còn tốt như thời điểm mới ra mắt.
Chi tiết bảng kết quả pin tác vụ xoay vòng cho thấy LG V60 ThinQ tiêu tốn trung bình khoảng 14% pin cho mỗi tác vụ trong 4 tiếng đầu tiên (mình cộng phần trăm tiêu thụ của từng tác vụ trong 4 tiếng đầu và chia ra lấy trung bình).
Ở mốc thời gian 2 tiếng 38 phút còn lại của bài test pin, LG V60 Thin Q cũng tiêu tốn khoảng 17.6% pin. Trong đó, tác vụ chơi Liên Quân Mobile trong 1 tiếng tiêu hao nhiều pin nhất với mức tiêu thụ khoảng 16 - 18% pin và điều này cũng phần nào khiến nhiệt độ của máy tăng nhẹ (hơi ấm một chút ở khu vực gần cụm camera sau).
Xuyên suốt quá trình test pin LG V60 ThinQ với 4 tác vụ sử dụng thực tế xoay vòng (từ 100% xuống 0%), mình nhận thấy tác vụ chơi Liên Quân Mobile khiến máy hao pin nhiều nhất.
Nói nhiều hơn về thời gian chờ sạc đầy pin của LG V60 ThinQ thì đây là yếu tố mang lại cho mình nhiều “khó khăn” nhất xuyên suốt quá trình đánh giá pin thiết bị. Cụ thể, mình đã phải chờ 4 tiếng 45 phút để sạc đầy pin của LG V60 ThinQ từ 0% lên 100%. Có lẽ nguyên nhân đến từ những bộ cáp sạc mà mình sử dụng với chiếc điện thoại (bên cạnh củ sạc Ugreen thì mình cũng thử dùng củ sạc Baseus cho máy nhưng kết quả vẫn không khả quan hơn).
Có hai điều thú vị mà mình phát hiện ra trong quá trình đo thời gian sạc đầy pin của LG V60 ThinQ.
Đầu tiên là thời gian ước tính sạc đầy pin hiển thị trên màn hình của LG V60 ThinQ không chính xác hoàn toàn. Ví dụ khi mình sạc được khoảng 74% pin, máy sẽ hiển thị rằng còn khoảng 42 phút cho đến khi sạc đầy nhưng điều đó không xảy ra và mình đã mất thêm khoảng 2 tiếng để sạc đầy pin thiết bị (có thể bộ đếm thời gian này không sử dụng giờ giấc của Trái Đất…).
Mình nghĩ rằng LG V60 ThinQ có thể gặp lỗi liên quan đến phần mềm nên máy không thể tính toán chính xác thời gian còn lại để sạc đầy pin.
Điều cuối cùng đó là khi mình thử rút ra và cắm sạc lại cho LG V60 ThinQ thì phần trăm pin của máy bị thay đổi đột ngột.
Cụ thể ở mốc thời gian 3 tiếng 30 phút trong bảng kết quả đo thời gian sạc đầy pin, LG V60 ThinQ lúc này vẫn giữ nguyên mức 81% pin sau 15 phút sạc (tính từ mốc thời gian 3 tiếng 15 phút). Khi mình tháo dây cáp ra và cắm sạc lại, phần trăm pin của máy bỗng dưng nhảy lên từ 81% lên 84% và sau đó là lên thành 90%. Mình nghĩ rằng nguyên nhân có thể đến từ lỗi ở phần mềm, phần cứng của máy hoặc củ sạc Ugreen không tương thích với sản phẩm.
Có lẽ mình phải sử dụng bộ sạc nhanh 25 W chính hãng LG kèm trong hộp của LG V60 ThinQ để tăng tính tương thích với sản phẩm và khiến tốc độ sạc pin của máy nhanh hơn.
Vậy các bạn đánh giá như thế nào về thời lượng sử dụng pin và đặc biệt là thời gian chờ sạc đầy pin vốn rất dài của LG V60 ThinQ ở thời điểm hiện tại? Hãy thực hiện bảng vote bên dưới và bình luận ở cuối bài viết để nêu lên quan điểm của bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.
Cảm ơn XTmobile đã đồng hành cùng mình thực hiện bài viết này.
Các bạn nếu có sản phẩm và mong muốn mình thực hiện bài viết tương tự thì cứ liên hệ với mình nhé!
Xem thêm: