Kể từ khi mua lại SanDisk thì Western Digital (WD) đã bắt đầu đánh mạnh hơn vào mảng thiết bị lưu trữ thể rắn với các dòng SSD đủ form từ bình dân đến cao cấp. Bên cạnh các phiên bản Blue và Green thì Western Digital cũng đã ra mắt WD Black PCIe Gen3 x4 NVMe với 2 mức dung lượng 256 GB và 512 GB. Phiên bản mình giới thiệu đến anh em hôm nay là bản 512 GB có giá bán khá hợp lý tại thị trường Mỹ là $200.
WD cho biết phiên bản WD Black PCIe Gen3 x4 NVMe 512 GB có tốc độ đọc tuần tự tối đa 2050 MB/s và ghi tuần tự 800 MB/s, hiệu năng truy xuất ngẫu nhiên 4K lần lượt vào khoảng 170k IOPS đọc và 134k IOPS ghi. Độ bền MTBF của chiếc ổ này là 1,75 triệu giờ và chế độ bảo hành 5 năm.
Chiếc SSD này sử dụng vi điều khiển Marvell 88SS1093, cùng một loại với vi điều khiển trên dòng ổ Plextor M8Pe hiện đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Vi điều khiển này hỗ trợ hoàn toàn giao tiếp PCIe Gen3 x4, hỗ trợ đồng thời cả 2 giao thức chủ là AHCI 1.3 và NVMe 1.2. 88SS1093 sử dụng kiến trúc 3 nhân ARM Cortex-R5, 8 kênh NAND với tối đa 8 CE mỗi kênh. Ngoài ra, đây cũng là vi điều khiển dùng công nghệ NANDEdge LDPC thế hệ thứ 3 của Marvell cải thiện độ ổn định, độ bền và hỗ trợ nhiều công nghệ bộ nhớ NAND như 15/16 nm MLC/TLC và 3D NAND. Trên WD Black PCIe Gen3 x4 NVMe, vi điều khiển này đi kèm với các chip TLC NAND sản xuất trên tiến trình 15 nm của SanDisk.
Một số tính năng đáng chú ý của chiếc ổ này còn có công nghệ bộ đệm SLC - dạng bộ đệm ghi không khả biến và cơ chế soát lỗi ngay khi đang hoạt động kèm, hỗ trợ LDPC và ECC. WD cũng đã tích hợp công nghệ quản lý nhiệt độ thông minh, chống tăng đột biến nhằm phòng tránh những tình huống khi nhiệt độ SSD đạt quá cao so với mức nhiệt độ cho phép.
Mình đã gắn chiếc ổ này lên chiếc laptop ASUS RoG Strix GL553VD có khe M.2 2280 với chipset Intel H175 (Sunrise Point) hỗ trợ PCIe 3.0 x4. Mình đã kiểm tra bằng CrystalDisk Info cho thấy chiếc ổ này đang chạy ở giao thức NVMe 1.2 và tốc độ tối đa PCIe 3.0 x4 với 8 GT/s. Driver dùng trên máy là driver chuẩn của Microsoft.
WD cho biết phiên bản WD Black PCIe Gen3 x4 NVMe 512 GB có tốc độ đọc tuần tự tối đa 2050 MB/s và ghi tuần tự 800 MB/s, hiệu năng truy xuất ngẫu nhiên 4K lần lượt vào khoảng 170k IOPS đọc và 134k IOPS ghi. Độ bền MTBF của chiếc ổ này là 1,75 triệu giờ và chế độ bảo hành 5 năm.

Một số tính năng đáng chú ý của chiếc ổ này còn có công nghệ bộ đệm SLC - dạng bộ đệm ghi không khả biến và cơ chế soát lỗi ngay khi đang hoạt động kèm, hỗ trợ LDPC và ECC. WD cũng đã tích hợp công nghệ quản lý nhiệt độ thông minh, chống tăng đột biến nhằm phòng tránh những tình huống khi nhiệt độ SSD đạt quá cao so với mức nhiệt độ cho phép.



Trong khi đó với tốc độ đọc/ghi tuần tự QD1 với 1 GB dữ liệu không nén thì WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 đạt tốc độ đọc tuần tự khoảng 1118 MB/s, tốc độ ghi tuần tự 789 MB/s. Đối với thiết lập QD1, tốc độ truy xuất ngẫu nhiên 4K của WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 chỉ đạt khoảng 11436 IOPS (46,845 MB/s) khi đọc nhưng bù lại tốc độ ghi ngẫu nhiên 4K lại khá cao với 34845 IOPS (142,726 MB/s).
Có một sự chênh lệch rất đáng chú ý ở đây về tốc độ đọc và ghi 4K, tại sao tốc độ đọc lại thấp đến như vậy? Câu trả lời nằm ở cơ chế Write Cache, tính năng này được bật mặc định trên Windows 10. Khi test ở thiết lập QD1, ổ SSD báo cho hệ điều hành biết hoạt động ghi dữ liệu đã hoàn thành một khi nó nhận được dữ liệu và lưu nó vào bộ đệm, từ đó dẫn đến kết quả ghi rất nhanh chúng ta thấy với CrystalDisk nhưng trên thực tế, dữ liệu này vẫn chưa được ghi vào NAND, nó vẫn đang nằm ở bộ đệm và nếu như mất nguồn đột ngột thì dữ liệu chưa được ghi vào NAND có thể mất. Trong khi đó, tốc độ ghi dữ liệu vào NAND thấp hơn rất nhiều nếu như tắt tính năng Write Cache.

Vậy nên bật Write Cache hay không? Tính năng Write Cache như đã nói đã được bật mặc định trên Windows, anh em có thể tắt đi bằng cách vào Device Manager > Disk drives > chọn click phải vào ổ muốn tắt chọn Properties > Policies > bỏ chọn Write Cache.
Mình đã thử nghiệm copy 2 dạng file gồm 1 file .ZIP dung lượng 29 GB và 1 thư mục hỗn hợp với 661 file, 16 thư mục con với tổng dung lượng 32 GB từ chiếc USB tốc độ cao SanDisk Extreme Pro 128 GB vào ổ WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 với cả 2 tình huống Write Cache bật và tắt thì kết quả như sau:
Write Cache bật:
- Copy file .ZIP dung lượng 29 GB > WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 > mất 2 phút 01,75 giây (trung bình 240 MB/s)
- Copy thư mục hỗn 32 GB > WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 > mất 2 phút 36,38 giây
- Copy file .ZIP dung lượng 29 GB > WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 > mất 5 phút 52,92 giây (trung bình 90 MB/s)
- Copy thư mục hỗn 32 GB > WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 > mất 6 phút 20,23 giây



WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 vs Plextor PX-512M8PeG vs Samsung SM951 512 GB PCIe NVMe vs Samsung PM871 SATA AHCI:

- WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 bản 512 GB có giá 200 USD;
- Plextor PX-512M8PeG cũng 512 GB có giá 250 USD, phiên bản mình dùng có miếng shield tản nhiệt;
- Samsung SM951 512 GB có giá 290 USD và cần lưu ý đây là dòng ổ ClientSSD (bán cho OEM) nên bạn sẽ khó mua được chiếc ổ này dưới dạng bán lẻ.
Với dữ liệu không nén, thử nghiệm bằng CrystalDisk Mark cho thấy ổ WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 với cùng vi điều khiển với Plextor PX-512M8PeG, khác NAND, đạt được tốc độ đọc tuần tự ở mức khá nhưng vẫn thua Plextor PX-512M8PeG hay Samsung SM951 khá xa. Thế nhưng tốc độ đọc ngẫu nhiên lại rất ngan ngửa và thậm chí còn tốt hơn so với 2 đại diện vừa nêu. So với một chiếc ổ dùng giao thức AHCI như Samsung PM871 thì hiển nhiên tốc độ đọc/ghi của WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 cao hơn rất nhiều.

Trở lại với thử nghiệm thực tế là copy 1 file nén và 1 thư mục từ USB SanDisk Extreme Pro 128 GB vào các ổ SSD và bấm giờ, kết quả ổ WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 hoàn thành nội dung copy file .ZIP 29 GB nhanh nhất với tốc độ trung bình là 240 MB/s, xếp thứ 2 là ổ Plextor PX-512M8PeG và về 3 là ổ Samsung SM951 512 GB với tốc độ truyền tải trung bình 225 MB/s. Ổ Samsung PM871 vẫn đạt được tốc độ truyền tải khá ngang ngửa, khoảng 200 MB/s khi copy file .ZIP nhưng với dạng thư mục hỗn hợp, tốc độ truy xuất tập tin nhỏ thấp hơn đáng kế khiến chiếc ổ này mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành tác vụ.


Còn đây là sơ đồ Random Read, lần này thì ổ Plextor PX-512M8PeG ổn định hơn, kế tiếp là Samsung SM951 và WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4. Samsung PM871 vẫn là chiếc ổ SSD lởm nhất trong cả 4.
Vậy là sau một vài thử nghiệm bằng phần mềm chuyên dụng lẫn test thực tế, có thể thấy ổ WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 có hiệu năng khá tốt nhưng với cùng vi điều khiển Marvell 88SS1093 nhưng ổ Plextor PX-512M8PeG đạt hiệu năng cao hơn đáng kể, có thể là do firmware được tối ưu tốt hơn và một phần là do công nghệ TLC 3D-NAND của Toshiba trong khi ổ WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 vẫn dùng TLC 2D-NAND của SanDisk.

WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 là một chiếc ổ SSD NVMe tầm trung theo định hướng phân khúc của WD và nó cho thấy hiệu năng khá tốt trong tầm giá 200 USD (Amazon). Tốc độ đọc cao, khá ổn định nhưng tốc độ ghi lại không cao như nhiều dòng ổ SSD NVMe cùng phân khúc. Dù sao đây cũng là sản phẩm SSD NVMe đầu tiên của WD hướng đến thị trường người dùng phổ thông sau thương vụ mua lại SanDisk nên hiệu năng chưa cao, mọi thứ chưa được tối ưu là điều dễ hiểu. Hy vọng trong thời gian tới với những phiên bản tiếp theo, tốc độ sẽ được cải thiện và mức giá cũng sẽ dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, mình không chắc rằng mức giá 200 USD sẽ được giữ nguyên khi WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 được bán tại Việt Nam bởi theo tìm hiểu của mình, dòng ổ WD Blue 500 GB SATA form M.2 2280 tốc độ chậm hơn đã có giá bán đến trên 4,5 triệu đồng nên chắc chắn WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 sẽ khó lòng rẻ hơn mức giá này. Nhưng nếu xét về phân khúc, chẳng hạn như dòng Plextor PX-512M8PeG như phiên bản mình so sánh ở trên có giá khoảng 6,5 triệu đồng thì WD Black 512 GB PCIe Gen3 x4 được bán khoảng 5 triệu thì mình nghĩ rằng chiếc ổ này là một sự lựa chọn rất hợp lý cho những ai cần tốc độ lẫn dung lượng cao.