Đêm 24/3/1944, một nhóm 200 tù binh thuộc quân Đồng minh thực hiện kế hoạch trốn thoát khỏi trại tập trung Stalag Luft III của quân Phát xít. Trong số đó, 76 người đã thoát được ra nhưng bị bắt lại, cuối cùng chỉ có 3 người trốn thoát thành công, và hậu quả là 50 tù binh bị lính Đức sát hại. Một trong số đó là người lính thuộc Không quân Hoàng gia Anh Quốc, Gerald Imeson. Ngày hôm nay, chiếc đồng hồ đeo tay ông đã đeo trong đêm đào thoát định mệnh ấy chuẩn bị được nhà đấu giá Christie's cho lên sàn, và được dự đoán sẽ thu về từ 200 đến 400 nghìn USD.
Theo Christie's, chiếc đồng hồ vỏ thép với mặt số đen tuyền này “đã đóng vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch và thực hiện” cuộc đào thoát nổi tiếng nói trên. Nhờ chiếc Rolex với bộ máy có khả năng bấm giờ, Imeson đã tính được khoảng thời gian những tù binh trườn qua đường hầm dùng để trốn thoát khỏi trại tập trung, cũng như tính thời gian di chuyển trong mỗi kíp trực của những tốp lính gác.
Năm 1950, câu chuyện này được tác giả Paul Brickhill kể lại trong cuốn “The Great Escape”, và đến năm 1963, cuốn sách được chuyển thể thành phim, với sự hiện diện của 3 tài tử nổi tiếng nhất thời ấy: Steve McQueen, James Garner và Richard Attenborough.
Theo Christie's, chiếc đồng hồ vỏ thép với mặt số đen tuyền này “đã đóng vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch và thực hiện” cuộc đào thoát nổi tiếng nói trên. Nhờ chiếc Rolex với bộ máy có khả năng bấm giờ, Imeson đã tính được khoảng thời gian những tù binh trườn qua đường hầm dùng để trốn thoát khỏi trại tập trung, cũng như tính thời gian di chuyển trong mỗi kíp trực của những tốp lính gác.
Năm 1950, câu chuyện này được tác giả Paul Brickhill kể lại trong cuốn “The Great Escape”, và đến năm 1963, cuốn sách được chuyển thể thành phim, với sự hiện diện của 3 tài tử nổi tiếng nhất thời ấy: Steve McQueen, James Garner và Richard Attenborough.
Sau khi giải ngũ, ông Imeson vẫn đeo chiếc Rolex Oyster này đến tận khi ông qua đời vào năm 2003, hưởng thọ 85 tuổi. Trước đó chiếc này đã từng được đem đấu giá ở Anh vào năm 2013.
Mình không tìm được nhiều thông tin chính thức mà Christie's công bố về mẫu này, nhưng có vẻ đây là chiếc Ref. 3525, được Rolex giới thiệu lần đầu vào năm 1939, và được sản xuất tới năm 1945. Một điều thú vị mà ít người biết, đó là do có trụ sở tại một nước trung lập vĩnh viễn, nên tù binh bị bắt vào trại tập trung vẫn được quyền đặt hàng chiếc 3525 này, ship tới tận cổng nhà tù luôn, rồi khi nào chiến tranh kết thúc hoặc được trả tự do thì trả tiền cho hãng sau. Nhưng lính Phát xít thì lại không được mua bất kỳ chiếc nào của Rolex cả.
Nhiều công ty Thụy Sỹ thời thế chiến thứ II cho phép làm điều này, nhưng Rolex lại là cái tên nổi tiếng nhất với chiến lược bán hàng vô tiền khoáng hậu. Rolex khi ấy nói làm điều này vì họ tin vào lời hứa của những binh sĩ Anh Quốc, và cũng vì nước Anh là nơi dung dưỡng nhà sáng lập Rolex, nơi Hans Wilsdorf chọn làm nơi khởi nghiệp vào năm 1903, lúc ông 24 tuổi, trước khi chuyển trụ sở về Thụy Sỹ vào năm 1908.
Rolex Ref. 3525 có bộ vỏ thép đường kính 35mm, tương đối nhỏ so với những chiếc đồng hồ chronograph khác, nhưng dù vậy hai thước đo vận tốc và khoảng cách trên mặt số vẫn đủ lớn, dễ đọc. Thước đo khoảng cách này rất thông minh và tiện dụng cho những người lính, cho phép họ tính khoảng cách tiếng súng nổ ra từ lúc nhìn thấy ánh chớp cho tới khi nghe thấy tiếng nổ, kim giây tính được khoảng cách nhờ chênh lệch giữa tốc độ ánh sáng và tốc độ âm thanh. Hai kim giờ và phút được phủ Radium để phát quang trong bóng tối. Bên trong chiếc đồng hồ là bộ máy cơ lên cót tay Valjoux 23 chronograph, kích hoạt hệ thống bấm giờ bằng column wheel.
Bản thân mẫu 3525 này cũng là một trong những mẫu Rolex hiếm, khi các nguồn tài liệu nói rằng chỉ có khoảng 200 chiếc được sản xuất trong quãng thời gian 1939 - 1945.
Theo The Straits Times, HauteTime