Trong khi Venice (Ý) được cho là quê hương của cây cầu bê tông in 3D đầu tiên, thì Amsterdam - thành phố với những kênh đào cũng không hề thua kém với cây cầu đi bộ bằng thép in 3D đầu tiên trên thế giới. Dự án được công bố lần đầu tiên vào năm 2015, nhưng mãi đến hồi tháng 7 năm ngoái, nó mới được khánh thành với sự tham dự của vương hậu Hà Lan - Máxima.
Cây cầu được xây dựng bởi công ty công nghệ in 3D kim loại mang tên MX3D, có chiều dài 12 mét và được thiết kế dành cho người đi bộ. Thiết kế bởi Joris Laarman, cây cầu được chế tạo từ các thanh thép không gỉ, lắp đặt bởi các cánh tay robot sáu trục có trang bị thiết bị hàn. Theo kế hoạch, cây cầu MX3D sẽ được duy trì trong 2 năm, trong khi cây cầu cũ đang được cải tạo lại.
Cấu trúc sử dụng đến 4.500 kg thép không gỉ, được in 3D bởi robot trong nhà máy suốt 6 tháng trước khi được lắp đặt vào vị trí kênh hồi năm ngoái. có hình dạng chữ S uốn lượn và phần lan can có các lỗ đục kiểu mạng lưới được thiết kế bằng phần mềm mô hình tham số (parametic modelling). Mục đích của dự án này là chứng minh được các ứng dụng tiềm năng của công nghệ in 3D để tạo ra các cấu trúc vừa bền, phức tạp mà vẫn có được nét mềm mại, uyển chuyển từ kim loại.
Cây cầu được xây dựng bởi công ty công nghệ in 3D kim loại mang tên MX3D, có chiều dài 12 mét và được thiết kế dành cho người đi bộ. Thiết kế bởi Joris Laarman, cây cầu được chế tạo từ các thanh thép không gỉ, lắp đặt bởi các cánh tay robot sáu trục có trang bị thiết bị hàn. Theo kế hoạch, cây cầu MX3D sẽ được duy trì trong 2 năm, trong khi cây cầu cũ đang được cải tạo lại.
Cấu trúc sử dụng đến 4.500 kg thép không gỉ, được in 3D bởi robot trong nhà máy suốt 6 tháng trước khi được lắp đặt vào vị trí kênh hồi năm ngoái. có hình dạng chữ S uốn lượn và phần lan can có các lỗ đục kiểu mạng lưới được thiết kế bằng phần mềm mô hình tham số (parametic modelling). Mục đích của dự án này là chứng minh được các ứng dụng tiềm năng của công nghệ in 3D để tạo ra các cấu trúc vừa bền, phức tạp mà vẫn có được nét mềm mại, uyển chuyển từ kim loại.
Nhóm nghiên cứu đứng sau cây cầu tuyên bố rằng kỹ thuật này đã cho thấy cách công nghệ in 3D có thể dẫn đến các cấu trúc hiệu quả hơn và sử dụng ít vật liệu hơn. “Công nghệ này sau cùng sẽ cho phép các thiết kế được in 3D từ vật liệu kim loại được tối ưu hơn. Không những giảm được trọng lượng của công trình, quy trình in 3D cũng giảm thiểu các hư hại gây ra cho những bộ phận được sản xuất ngành công nghiệp dụng cụ, dầu khí và xây dựng."
Bên cạnh đó, cây cầu cũng được trang bị các cảm biến phía trên. Các cảm biến này sẽ thu thập các phép đo cấu trúc như độ biến dạng, dịch chuyển và độ rung, đồng thời cũng sẽ đo các yếu tố môi trường như chất lượng không khí và nhiệt độ. Những thông số thu được sẽ cho phép các kỹ sư theo dõi tình trạng cây cầu trong thời gian nó được đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, cây cầu cũng thu thập dữ liệu về số người đang qua cầu và tốc độ di chuyển của họ.
Theo (1), (2), (3)
Quan tâm tin tức về in 3D, mời đọc thêm bài Miếng thịt bò Wagyu in 3D đầu tiên trên thế giới được tạo ra ở Nhật Bản