Đây là "chiếc ly" miêu tả hoạt động của vạn vật trong vũ trụ

ND Minh Đức
5/8/2016 21:12Phản hồi: 90
Đây là "chiếc ly" miêu tả hoạt động của vạn vật trong vũ trụ
Thực ra, các ký tự màu trắng trên chiếc ly chính là dạng rút gọn của Phương trình Mô hình chuẩn theo dạng thức Lagrangian - mô hình trong vật lý học hiện đại được tuyên bố là mô tả toàn bộ những hành vi của vũ trụ và vạn vật chứa trong nó. Thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe nhắc về Mô hình chuẩn nhưng khá mơ hồ, hy vọng rằng bằng cách biểu diễn ra mô hình toán học sẽ giúp mọi người dễ nắm bắt vấn đề hơn. Bên dưới là phiên bản đầy đủ của phương trình. Đừng hốt hoảng trước những ký tự chi chít nhé!

Trước giờ chúng ta thường nghe nhắc tới Mô hình chuẩn và các nhà vật lý gọi đây "học thuyết của vạn vật", giúp mô tả hành vi của vũ trụ cũng như mọi thứ chứa bên nó. Máy gia tốc hạt lớn LHC, các hạt vật chất cơ bản, các phát hiện khoa học hoặc thậm chí là nhiều giải Nobel cũng có liên quan tới mô hình chuẩn. Vậy có bao giờ bạn hình dung "Mô hình chuẩn" tròn méo ra sao chưa? Phương trình với dày đặc các ký tự bên dưới chính là biểu diễn của Mô hình chuẩn dưới dạng thức Lagrangian viết bởi nhà toán học, vật lý học người Ý Matilde Marcolli.

Mo_hinh_chuan_Tinhte_8.png
Phương trình Mô hình chuẩn như trên được viết theo dạng thức Lagrangian. Lagrangian là phương pháp biểu diễn một phương trình xác định trạng thái của một hệ đang biến đổi và giải thích năng lượng tối đa mà hệ đó có thể duy trì. Đây là một trong những cách dễ dàng và gọn gàng nhất để trình bày một lý thuyết, bao gồm cả Mô hình chuẩn và nhiều học thuyết phức tạp khác. Các nhà vật lý học giải thích phương trình Mô hình chuẩn theo dạng thức Lagrangian nói trên được chia thành 5 phần (khá phức tạp, nếu muốn có thể đọc thêm trong quote bên dưới cuối bài).

Mo_hinh_chuan_Tinhte_7.jpg
Nếu muốn đơn giản hơn thì có thể xem theo cách viết của một nhân viên tại CERN, cơ quan chủ quản của máy gia tốc hạt lớn LHC, được viết trên ly cà phê bên trên. Cách rút gọn trên vẫn đảm bảo đủ 5 phần của phương trình Mô hình chuẩn theo dạng thức Lagrangian và các nhà khoa học tại CERN giải thích rằng: "Dòng đầu tiên diễn tả các lực của vũ trụ: lực điện, lực từ, lực liên kết yếu và lực liên kết mạnh của hạt nhân. Dòng thứ 2 diễn tả các các lực này hoạt động trên các hạt cơ bản của vật chất, gọi là quark và lepton. Dòng thứ 3 diễn tả cách các hạt này có được trọng lượng từ Higg boson. Dòng thứ 4 là dùng Higg Boson - một "hạt ma" để miêu tả đủ thứ phức tạp khác."

Mô hình chuẩn chỉ đơn giản là thế. Chỉ cần 4 dòng là có thể dùng để giải thích toàn bộ những vấn đề trong vũ trụ. Quá đã. Và còn tuyệt vời hơn bởi ác nhà vật lý nghĩ rằng chúng ta đang sắp sửa phát hiện ra những thứ khác vượt trên cả Mô hình chuẩn - bao gồm cả những hạt giúp các nhà nghiên cứu giải thích lực hấp dẫn, vấn đề mà Mô hình chuẩn vẫn chưa thể đụng tới.


Mo_hinh_chuan_Tinhte_6.png
Đoạn 5:
Đoạn cuối cùng của phương trình bao gồm nhiều hạt ma hơn. Các hạt này gọi là hạt ma Faddeev-Popov và chúng sẽ triệt tiêu những thứ phức tạp xảy ra trong các tương tác thông qua lực yếu.
Lưu ý: Người gõ phương trình nói trên là Thomas Gutierrez, một phó giáo sư Vật lý tại Đại học California Polytechnic, dẫn từ Diagrammatica - giả thuyết vật lý viết bởi nhà vật lý học từng đạt giải Nobel Laureate Martinus Veltman. Gutierrez cho biết trong phương trình mà ông viết có xuất hiện lỗi ở đâu đó. Bạn có thể tìm ra được lỗi không? Xin mời tìm! 😁

Tham khảo Symmetry, CERN
90 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cuthuyen
TÍCH CỰC
8 năm
Dùng làm ly cà phê uống chắc thức cả đời, ahihi
Ko hiểu nổi ý nghĩa của những con số, những ký tự trên cốc cũng như mô hình chuẩn dưới dạng thức Lagrangian viết bởi nhà toán học, vật lý học người Ý Matilde Marcolli nọ 😁
(Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using Blackberry PASSPORT.se)
Đi đâu cũng gặp mấy bác ahihi, mệt quá đi, áhíhí
tyt1902
ĐẠI BÀNG
8 năm
Cái cốc này để vừa uống cafe vừa nghiên cứu vạn vật đây mà
Steve Chu
TÍCH CỰC
8 năm
Thớt có hiểu những gì mình đang viết ko vậy? =))
thaixalem
ĐẠI BÀNG
8 năm
@trontu20 Dám cá là 99% ae tinhte không hiểu gì!! Diễn đàn tin học cộng nghệ mà đưa mấy cái này vào chả bổ ích gì cả !!! 1 điểm trừ ahihi
Vent Lee
ĐẠI BÀNG
8 năm
Đăng cái bài cả người viết lẫn người đọc cha hiểu gì ahihihi
Nhìn như chữ Hán Nôm ấy nhỉ? 😁 Nó mà được viết bằng chữ quốc ngữ là e tìm được lỗi ngay, tiếc thật :v
Vãi nồi công thức này dài 1 trang giấy. cứ như E=mcc là ngắn gọn dễ nhớ nhất
Nhìn cái phương trình ớn luôn =))) ko hiểu là cái gì 😁
Không biết thế lực siêu nhiên nào đã giúp cho một bài đăng xàm như này được lên trang chủ???
@chongao2k5 Biết thì biết tường tận mới ăn nói với người khác được chứ biết sơ sơ mà nói thì hoá ra nói tào lao tầm bậy ko hà, vầy thì khác nào ngu dốt+ sự lừa đảo=bạn.
@chongao2k5 Biết thì phải biết tường tận mới ăn nói với người khác được, biết sơ sơ hoá ra nói tào lao.
chongao2k5
TÍCH CỰC
8 năm
@bookofthing Trong đời chẳng ai biết mọi thứ! Và mọi thứ người đó biết chẳng phải cái gì cũng tận tường.
Tôi đã nói những kiến thức như thế này tôi có thể sử dụng cho những câu chuyện làm quà, mà những câu chuyện làm quà sẽ chẳng ai bắt bẻ bạn làm gì! Còn nếu tôi muốn sử dụng để hỗ trợ luận điểm nào đó, thì tôi sẽ trích dẫn đàng hoàng. Và nếu kiến thức đó đã được công nhận, được chứng minh, thì có cần thiết tôi đi tìm tòi cặn kẽ ý nghĩa từng kí hiệu, tại sao cộng chỗ này trừ chỗ kia để làm gì?
Cũng giống như số Pi có cần thiết bạn phải hiểu cặn kẽ làm sao các nhà khoa học tìm được số đó hay không? Rõ ràng bạn ko cần biết vì điều đó đã được công nhận. Và khi bạn nói số Pi =3,14 sẽ chẳng ai phản đối bạn và yêu cầu bạn phải hiểu cặn kẽ.
samunita
ĐẠI BÀNG
8 năm
@chongao2k5 Vật Lý nay sai mai đúng,nay đúng mai sai!! Ngay cả Einstein từng nói liệu chúa trời có chơi trò xuất sắc với chúng ta!?? ( ý nói là vật lý là do ngẫu nhiên do vốn có,hay do một thế lực thần bí tạo nên))
Lỗi là phương trình thì vế trái bằng vế phải, nhưng em nhìn mãi toàn cộng trừ nhân chia mà chẳng thấy bằng gì 😁 (theo mớ kiến thức hạn hẹp từ 4 năm mài đũng quần trả nợ môn ở trường đại học và đang có dấu hiệu vơi gần hết của em :D)
@manhtai009 Dấu "=" ngay đầu tiên đấy bác :D
@boybl1990 dấu = đó chỉ phần bên phải là L thôi, L là lagrangian. Nói chung đây là biểu thức cho lagrangian
Ruiz
CAO CẤP
8 năm
Cái phương trình x + 2y = 2 tôi giải còn không ra, nên nhìn cái đống đó như mù
@Zoro21 Mình mới học hết cấp 3 😃
Zoro21
TÍCH CỰC
8 năm
@Bùi Thiện FTI Bọn nhóc dạo này kinh thật .
@Bùi Thiện FTI Mình cũng mới học đến tiến sỹ 😃
@misamainguyen Ông anh tiến sĩ ngành gì? Đơn vị nào cấp học vị tiến sĩ cho ông anh vậy 😃
masterss0
TÍCH CỰC
8 năm
tìm ra lỗi thì có được thưởng gì k 😁:D
datmacom
TÍCH CỰC
8 năm
Cảm thấy phương trình này vẫn thiếu thiếu cái gì đấy 😁
Kal-el119
TÍCH CỰC
8 năm
@datmacom Thiếu lời giải
Vinhhm
ĐẠI BÀNG
8 năm
Hoa cả mắt, không hiểu được ý nghĩa của các ký hiệu chứ nói gì đến việc tìm lỗi 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019