Đây là H2 Clipper - khinh khí cầu chạy bằng hydro có thể thay đổi toàn diện ngành vận tải hàng hoá

Enzo Le
1/1/2022 14:21Phản hồi: 135
Đây là H2 Clipper - khinh khí cầu chạy bằng hydro có thể thay đổi toàn diện ngành vận tải hàng hoá
H2 Clipper - một starup ở California (Mỹ) vừa công bố một loại khinh khí cầu chạy bằng hydro với thiết kế & công năng vô cùng ấn tượng. H2 Clipper tuyên bố họ có thể thực hiện các hoạt động vận chuyển hàng hóa liên lục địa mà không hề phát thải khí nhà kính, với tải trọng gấp 8-10 lần so với các máy bay chở hàng, trên phạm vi gần 10.000km với mức giá chỉ bằng 1/4 so với chi phí hiện nay.



H2 Clipper cho biết khinh khí cầu của họ có thể tải lên đến hơn 150 tấn hàng hoá và sẽ cung cấp không gian chứa hàng lên tới 7.530 mét khối, lớn hơn bất kỳ một máy bay chở hàng nào hiện này.

Tất nhiên, nó sẽ không thể di chuyển nhanh như một chiếc máy bay, mà chỉ có thể bay với vận tốc khoảng 282 km/h, nhưng nó sẽ vận chuyển chuyển các container nhanh hơn các loại tàu biển chở hàng khoảng 7-10 lần. Ví dụ như nó có thể chở hàng từ Trung Quốc đến Mỹ chỉ trong 36 giờ và quan trọng nhất là nó không hề phát thải khí nhà kính, một vấn đề sống còn của nhân loại.

h2_clipper_1.jpg


Loại khí mà chiếc khinh khí cầu này sử dụng là khí hydro, nó cung cấp lực nâng hơn 8% trên một đơn vị thể tích so với khí heli, nhưng lại có mức giá sản xuất thấp hơn 67 lần. Động cơ của nó sẽ chạy hoàn toàn bằng điện, sử dụng hydro lỏng được đưa qua pin nhiên liệu. Vì thế, nó là một loại phương tiện vận tải hoàn toàn xanh & sạch.

H2 Clipper cho biết chiếc khinh khí cầu này sẽ hoạt động hiệu quả cho các chuyến đi từ 804km đến hơn 9.600km. Do đó, nó sẽ có khả năng vận chuyển hàng hoá giữa hai thành phố bất kỳ trên thế giới mà chỉ cần một lần nạp nhiên liệu duy nhất.

h2_clipper_5.jpeg

Trong hình ảnh render hiện tại, công ty cho thấy phần trên của chiếc khinh khí cầu khổng lồ này được bao phủ bởi các tế bào quang điện, về mặt lý thuyết thì chúng có thể cho phép nó tự tạo ra hydro để sử dụng, nếu nó chở theo nước và máy điện phân.

Nếu có các điều khoản phù hợp được chấp thuận, nó có thể vận tải hàng hóa ngay từ nhà máy sản xuất đến trung tâm phân phối mà không cần thêm các khâu vận chuyển trung gian trên mặt đất, từ nhà máy đến sân bay và ngược lại, nhờ khả năng cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng.

h2_clipper_4.jpg

H2 Clipper cho biết hiệu quả về mặt kinh tế của dự án này cũng sẽ rất hấp dẫn. Họ ước tính chi phí vận chuyển hàng hoá sử dụng chiếc khinh khí cầu này chỉ từ 0.177 đến 0.247 đô la Mỹ cho mỗi tấn/dặm, cho lộ trình vận chuyển từ 1.000 đến 6.000 dặm (khoảng 1.600km đến 9.656km). Mức chi phí này chỉ bằng 1/4 giá vận tải hàng hoá bằng đường hàng không hiện nay.

Chắc chắn là mức giá này vẫn còn đắt hơn so với vận tải bằng tàu biển, nhưng điều quan trọng là phương tiện này có thể ship hàng nhanh hơn, có khả năng giảm tải những khó khăn về mặt hậu cần, đồng thời góp phần giảm đi đáng kể lượng khí thải sinh ra. Trong tương lai gần, nếu bị áp thuế môi trường nữa thì các phương tiện vận tải hàng hoá như tàu biển sẽ có chi phí cao hơn.

Quảng cáo



h2_clipper_2.jpg

Tuy nhiên, có một hạn chế cần phải được khắc phục trước khi nó được ứng dụng rộng rãi, điều này đến từ chính nhiên liệu của khinh khí cầu: khí hydro. Nó cũng là một loại chất dễ cháy, và hiện đang bị cấm làm khí đốt sử dụng cho khinh khí cầu ở Hoa Kỳ và châu Âu, do một số thảm họa nghiêm trọng đã từng xảy ra.

Nhưng có lẽ vấn đề này cũng có thể được giải quyết một cách triệt để. Thực ra đã có một số chuyên gia bắt đầu cho rằng những thảm hoạ đã xảy ra đều có nguyên nhân sâu xa bên trong, và sự "kỳ thị" đối với khinh khí cầu sử dụng khí hydro là một sự "thiếu hiểu biết", khi vấn đề cháy nổ của nó có thể khắc phục tốt nhờ các công nghệ tiên tiến ngày này, nếu quyết cản trở việc sử dụng khí hydro vào mục đích vận tải thì con người có thể đang bỏ phí một công nghệ có giá trị bền vững trong ngành vận tải hàng hoá.

h2_clipper_3.jpg

Khinh khí cầu chở hàng chạy bằng hydro có thể chỉ là bước khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong ngành vận tải. Chúng gây ra rủi ro tối thiểu đối với tính mạng con người, ban đầu chúng sẽ được bay thử nghiệm dưới sự điều khiển của con người, nhưng cuối cùng có thể vận hành hoàn toàn tự động nhờ công nghệ AI.

Đây có thể là câu trả lời đầy thuyết phục cho vấn đề hóc búa trong ngành vận tải hàng hoá ngày nay: đi nhanh, giá rẻ, an toàn và không ảnh hưởng đến môi trường. Nó có chi phí vận hành thấp hơn máy bay, đi nhanh hơn tàu biển, tầm hoạt động hầu như không giới hạn, khả năng vận hành linh hoạt, và tính tự động hoá rất cao. Và hiện tại không có một giải pháp thay thế nào nếu con người muốn ship hàng quy mô lớn mà không tạo ra khí thải nhà kính.

Quảng cáo



h2_clipper_6.jpg

Những chiếc khinh khí cầu này cũng có thể trở thành phương án hữu ích, mang lại hiệu quả ngay lập tức cho ngành công nghiệp sản xuất khí hydro. H2 Clipper nói rằng nếu như có nhiều công ty xuất khẩu hydro lỏng hơn nữa, khinh khí cầu của họ sẽ đánh bại các phương tiện đường sắt, xe tải, tàu thủy và thậm chí cả đường ống về mặt chi phí, tính trên khoảng cách lớn hơn 1.000 dặm.

H2 Clipper sẽ thiết kế một nguyên mẫu kích thước nhỏ vào năm 2022, và sẽ bay thử nghiệm vào năm 2024. Các mục tiêu sau đó là đưa khinh khí cầu này đi vào hoạt động vào năm 2026 và có ít nhất 100 chiếc tham gia vận chuyển hàng hóa vào đầu những năm 2030.

h2_clipper_7.png

Đây rõ ràng là một ý tưởng vô cùng hấp dẫn & thú vị, nhưng có một số rào cản rõ ràng cần phải vượt qua. Chúng ta sẽ cùng chờ xem nhé! Còn anh em thì thế nào, anh em nghĩ sao về ý tưởng táo bạo này?

Nguồn: H2 Clipper
135 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tốn kém và trọng tải thấp. Làm thiết bị bay du lịch cao cấp thì được 😃
zixzaxzo
ĐẠI BÀNG
2 năm
@technological experience à, mình ko biết về máy bay, tại thấy trong bài viết có câu "lớn hơn bất kỳ một máy bay chở hàng nào hiện này" 😆) vậy là kiến thức bài này cũng không chuẩn lắm rồi
@ditimbongdem199x Tội thí chủ quá! Chiếm top cmt mà nói không ra hồn nên bị nghiệp chướng, thiện tai thiện tai…
southernsun
ĐẠI BÀNG
2 năm
@technological experience Cũng chỉ thua con Antonov 225 thôi, nhưng với chi phí vận hành rẻ hơn máy bay thông thường và nhanh hơn tàu biển và không thải ra khí thải thì tương lai của nó là có cơ sở đấy. Còn vấn đề an toàn thì thời nay sẽ hơn hẳn thế kỷ trước nhiều ko nên quá lo lắng. Vđề là người ta dám nghĩ dám làm chứ không phải chém gió bàn phím.
@ditimbongdem199x Tại sao cứ thích phát biểu ng* để cho người khác chửi ... Khổ dâm à
Kid_Alone
TÍCH CỰC
2 năm
Khá hay, nhưng buồn buồn thấy dễ hack thành boom hydro đc k biết :v
tigerboy
TÍCH CỰC
2 năm
Ko biết họ giải quyết vấn đề gió lớn hay bão trên biển cách nào nhỉ, khí cầu diện tích bề mặt lớn + Khối lượng riêng nhẹ dễ bị thổi bay hơn máy bay.
tigerboy
TÍCH CỰC
2 năm
@dlv.thickgame Google Wiki free mà, gõ airship altitude là thấy ngay: trần bay của khí cầu chở hàng là 4.5km. Đi so weather balloon với airship. Nể thật luôn.
@nospecial Đang nói đến chỗ nào vậy bạn?
southernsun
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nospecial A321-neo là máy bay chở khách nha bạn
Nhìn cưng nhỉ
Rất khả thi và hưa shenj tương lai sáng. Công nhận việc kì thị tính an toàn của khinh khí cầu trong khi cháp nhận điện hạt nhân là 1 sự "thiếu hiểu biết".
kakeke
ĐẠI BÀNG
2 năm
@AZwarrior Động cơ điện hạt nhân thì nó lại của chính phủ chứ ko có startup nào phát triển cả.
Nghe hydro thấy sợ rồi
Bảo ko nên sợ mà ko giải thích rõ ràng cơ chế
@tigerboy Bay cũng phải có cung đường, có lộ tuyến, mấy cái này chắc quy hoạch cấm bay qua vùng dân cư, cho bay qua rừng, sa mạc hay đại dương thôi.
tetekh
TÍCH CỰC
2 năm
@Enzo Le Trần bay thấp, kích thước to, bay chậm, khoét đc 1 lỗ là xong film... Bọn ngốc xít chế tên lửa amatuer, hoặc dùng máy bay RC, drone gắn tên lửa nhỏ là đủ cho mấy em khí cầu này lên đường, thiệt hại vô cùng lớn.
@tetekh Nếu khủng bố đã muốn tấn công, thì mấy chiếc chuyên cơ của tổng thống nó cũng sẽ quất, chứ nói gì mấy chiếc này! 😁
@tetekh Nếu sợ đủ thứ, thì trên đời này chẳng có phát minh nào được ứng dụng thực tế đâu bạn! Không có gì là hoàn hảo cả, nếu đã muốn ứng dụng ý tưởng đột phá thì phải chấp nhận rủi ro, đơn giản vậy thôi! 😃
Ngày xưa người ta dùng hydro đó thôi, mà nó dễ cháy nên mới phải tìm tới heli.
Giờ lại dùng lại hydro thì không hiểu là cải tiến hay cải lùi 😑
@Di Hoa Tiếp Ngọc Đấy là bạn nghĩ họ bay trên đầu thành thị chứ họ đâu có nói họ đi lộ trình đó. Có khi khí cầu này chỉ được cấp phép bay ở những cung đường không có dân cư như bắc cực, nam cực, sa mạc, rừng rú ... Họ cũng thận trọng đến mức không tuyên bố khả năng trở người mà chỉ dự định thí điểm trở hàng hóa thôi.
thafnhlee
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Di Hoa Tiếp Ngọc công nghệ phát triển dần mà
Hot.Buns
TÍCH CỰC
2 năm
@yupee Chắc bạn nhầm rồi, ở đây có 2 phần hydro, phần dành cho cái quả bóng dùng để nâng và phần dành cho pin nhiên liệu để chạy động cơ điện thôi. Sự khác biệt là ở phần khí bóng nâng thôi và ưu điểm là hydro rất rẻ vì có thể điện phân nước để tách hydrogen dễ dàng
@lucky10000 chả có quốc gia nào họ cho bay qua khu dân cư đâu,
TTX_412
TÍCH CỰC
2 năm
Chi phí với tải trọng thì so với máy bay trong khi tốc độ lại đi so với tàu biển
digikei
CAO CẤP
2 năm
@Nghêu Nghêu Thế máy bay đậu ở đâu và lấy hàng ở đâu ? Cái này cũng chỉ cần một khoảng không tại cảng là có thể đáp xuống và dỡ hàng rồi, thông quan cũng tại cảng chứ không lẽ thông quan tại nhà bạn? Hơn nữa, những nước lớn như Nga, Úc, Mỹ, TQ, Canada họ vận tải nội bộ cách nhau cũng vài nghìn km là thường, cần gì thông quan ?
Người ta vận tải 150 tấn đi nhanh gấp 10 lần tàu biển và gấp nhiều lần xem cont di chuyển phạm vi 800-2000km, nhiên liệu rẻ hơn xăng dầu nhiều lần thì bạn tính xem nó rẻ hơn cho các nhà sx siêu lớn như thế nào? Bạn có biết vì sao mấy năm qua giá cả thiết bị trên thế giới tăng cao gấp mấy lần vì nghẽn logistics tàu biển, chập chạp ? Không hề có chút hiểu biết nào về vận chuyển logistics ảnh hưởng kinh khủng thế nào với hàng hoá và nguyên liệu mà phát biểu như đúng rồi. Đơn giản vận chuyển chậm 1 ngày ở một khâu trong gigafactory làm đứng chuyền, họ có thể liên đới đến tất cả các hệ thống và lỗ cả trăm tr USD/ngày là bình thường
@digikei thì tui đâu có khẳng định gì trong comment trên đâu, chỉ là câu hỏi thôi mà, thích thể hiện dữ vậy thanh niên?
@Nghêu Nghêu Con này cất cánh hạ cánh thẳng đứng nên xây bãi đáp cho nó dễ hơn rất nhiều, kiếm chỗ nào đất rộng rộng tý là tha hồ bốc dỡ hàng hóa chứ không như cảng biển chỉ xây được ở vùng nước đủ sâu, hay cảng hàng không muốn xây phải quy hoạch trước cả vài chục năm.
@Nghêu Nghêu Nó có thể cất/hạ cánh thẳng đứng nên xây bãi đáp rất dễ và nhanh! Xây cảng biển và sân bay thì rất tốn kém, mất tg và phải có quy hoạch từ trước chứ không phải muốn xây là xây.
Tuyệt vời. Mong nó sẽ thành sự thật
Mọi thứ đều ổn cho tới khi nghe dùng H bơm khí cầu, ngày xưa cháy ko biết bao nhiêu cái rồi.
Lên cao- không khí loãng nó nở ra, nổ bùng thì tất cả rơi xuống. To lớn, cồng kềnh, cản gió nhiều thì sao bay được 282km/h nhỉ? Mà khí H² thì dất dễ cháy 😄😃🤣
digikei
CAO CẤP
2 năm
@Bạch Vân Đạo Nhân Rồi, rồi. Biết ông thông minh hơn những siêu kỹ sư và lãnh đạo trên thế giới luôn rồi. Chắc mỗi mình ông biết nghĩ. Sao không đệ đơn làm kỹ sư tư vấn cho nó nghe xem rút kinh nghiệm đi, ông đề xuất được những thứ mà theo ông, chỉ mình ông biết, còn bọn nó ngu không biết, thì lương tháng ông hơn tỉ là chắc chắn đấy thiên tài ạ. Tấm chiếu mới.
@Bạch Vân Đạo Nhân Mấy cái đó thì các kỹ sư họ phải tính toán chứ, tùy vào vật liệu chế tạo và mật độ bơm hydro mà khinh khí cầu có thể lên được độ cao giới hạn cho phép, đâu phải cứ lên cao là bắt buộc bị nổ tung đâu. Cũng giống như công nghệ sạc nhanh vậy. Ngày xưa chỉ sạc 5W thôi cố ép cục sạc lên đảm bảo nổ banh xác nhưng giờ công nghệ cải tiến rồi sạc 150W cũng vô tư, không nổ.
tigerboy
TÍCH CỰC
2 năm
@Bạch Vân Đạo Nhân Khổ thân, đọc thêm về khí cầu khung cứng (Rigid Airship) đi bạn. Google miễn phí mà. Trong đó người ta có nói làm thế nào để cân bằng áp suất trong ngoài khi đạt đến trần bay.
giải quyết đc vấn đề ô nhiễm môi trường là 1 điểm cộng rồi
@nịnastorm Dùng điện hạt nhân, điện mặt trời, điện gió để điện phân H2. Nguồn này có phát thải hay không thì phải xem đơn vị sản xuất H2 chứ công ty kia là công ty sản xuất khinh khí cầu thì họ chỉ quản được trong quá trình di chuyển nó không phát thải khí nhà kính chứ đâu quản được đơn vị bán hydro dùng cách nào để tạo ra H2. Cũng giống như Toyota chỉ quản được cái động cơ của họ là tiêu chuẩn Euro 4 hay 6 chứ sao quản được Dung Quất lọc dầu thành xăng bằng công nghệ nào, phát thải khí nhà kính nhiều hay ít. Đây chỉ là một phần trong chuỗi các hành động nhằm giảm khí nhà kính thôi nhưng nó cũng có ý nghĩa rất lớn.
digikei
CAO CẤP
2 năm
@nịnastorm Tôi thật nể, bản thân comment của ông hoàn toàn mâu thuẫn đầu đuôi với nhau, bản thân ông không hiểu được ông đang nói hay thể hiện cái gì thì tốt nhất không nên tranh cãi nữa. Ngờ u nhất là đi cãi nhau vs thằng.....
Tôi thua
@digikei Comment của ông không có một tí giá trị thảo luận hay kiến thức nào, chỉ toàn là công kích cá nhân thì hay ho lắm, xin phép không tiếp chuyện nữa
@lucky10000 Đúng rồi bác, thế nên người ta mới sinh ra khái niệm Carbon Footprint (tổng lượng phát thải khí nhà kính đến từ quá trình sản xuất, sử dụng và cuối vòng đời của một sản phẩm hoặc dịch vụ). Ngay chính founder của H2 Clipper trong bài thuyết trình giới thiệu cũng nói rằng một mình dự án Khí cầu Hydro là không đủ mà đi kèm theo đó là phải có các công ty sản xuất Hydro sử dụng năng lượng sạch + hệ thống phân phối khổng lồ, khi giải quyết được vấn đề này rồi thì "ngành công nghiệp Hydro" sẽ cung cấp nhiên liệu cho rất nhiều ngành khác nữa chứ không chỉ là cho H2 Clipper, đấy mới là tầm nhìn cho tương lai. Câu hỏi của mình là mang tính gợi mở để thảo luận mà chưa gì đã có một số thành phần không chịu suy nghĩ đã nhảy ngược lên lao vào cắn 😆
lehung80
ĐẠI BÀNG
2 năm
Rất hay, tôi tin là vận chuyển bằng khí cầu sẽ rất phát triển trong tương lai. Những vấn đề an toàn sẽ được khắc phục, như là chỉ vận chuyển hàng hóa, và không người lái. Những khó khăn ngày trước của khinh khí cầu sẽ được công nghệ ngày nay giải quyết.
Andydo611
TÍCH CỰC
2 năm
Ý tưởng hay. Cháy nổ thì với công nghệ hiện đại lại chỉ để chở hàng thì rất đáng thử nghiệm. Gỗ cháy mà người ta vẫn ở đó thôi. Nệm cũng cháy thấy bà mà giờ có công nghệ chống cháy rồi.
Giá cước vận tải biển tăng hàng chục lần trong năm nay mà có loại hình vận chuyển mới thì ai cũng thích. Nhất là mấy má hay mua đồ ship về 😃
senfall
TÍCH CỰC
2 năm
@digikei Bình gas k bao giờ nổ, nổ do gas ra không gian lớn và kín gặp tia lửa cháy tạo ra lực nở gây nổ.
Khí H bơm vào khoảng không rộng chỉ cần sơ sảy 1 tia lửa hoặc trúng sét là banh xác. Bom mạnh nhất là bom H chứ k phải hạt nhân.
Khối lượng H khổng lồ, nổ trên không thì k sao nát hết. Nếu đang hạ cánh mà nổ thì banh cả sân bay.
@nịnastorm Mình nghĩ nếu công nghệ này khả thi thì sẽ có cuộc đua nghiên cứu làm cho nhiên liệu này trở nên an toàn hơn. Ví dụ như trộn lẫn với một tỷ lệ khí trơ để làm loãng đi chẳng hạn.
digikei
CAO CẤP
2 năm
@senfall Ai nói bạn bình ga không nổ ? Bình gas làm chất liệu kém, thành mỏng, hoặc bị hỏng lủng lỗ trên bình, lực chịu áp yếu hơn so với áp gas nén bên trong sẽ là một quả bom nhé bạn. Gas rò rỉ ở mức độ 1 bình 12kg trong nhà chỉ gây bùng cháy mạnh chứ không bao giờ nổ được nhé, vì nhà không bao giờ là môi trường kín đến nổi tạo áp nén để gây nổ, mà khí gas rỉ bùng cháy dẫn đến vị trí rò rỉ trên bình gây nổ với gas bị áp trong bình. Nên học lại kiến thức vật lý như thế nào mới tạo ra vụ nổ, là do áp suất nén chênh lệch quá lớn và đột ngột như trong bình, với gas đã rò rỉ chỉ ngoài không khí ở mức 12kg thì chỉ làm bùng cháy mạnh, lực nở với môi trường nhà không bao giờ đủ kín, không thể đủ gây nổ, còn nổ bình gas gây sập nhà rõ ràng là vụ nổ từ bình nén mới đủ gây thương tổn áp lực mạnh gây vỡ tường sập nhà được.
Ai nói bom hạt nhân ở đây ? Biểu diễn ah ? Còn bom H mạnh nhất ? Putin, Tập, hay Trum báo cáo cho bạn biết là bom mạnh nhất của họ là bom H ? Không có bom khác mạnh hơn ? Hi hi ?
Tạo kinh khí cầu hay máy bay, các tập đoàn ngu hơn bạn nên họ không biết làm chống sét ? Nếu họ ngu như bạn nghĩ thì chẳng còn ai dám đi máy bay, không có biết làm chống sét thì chẳng còn ai dám làm phi công luôn, bạn chắc thông minh nhất thế giới? Vì có chống sét nên có bị đánh trúng cũng không vào được khoang bên trong để giết hành khách hay làm cháy máy bay, cũng như lấy éo tia lửa điện đâu mà nhảy vào cái khoang chứa hydro thiết kế dấu hẳn vào sâu nhất, chứ không ngu như bạn mở toang ra cho sét hay lửa điện đánh vào.
Bớt chém gió, lo làm ăn, vì các siêu kỹ sư của các tập đoàn thế giới, nhất là mảng hàng không, họ không ngu hơn bạn đâu, đừng thể hiện mình nguy hiểm và ảo tưởng nữa, nói điều căn bản toàn sai, bày đặt tỏ ra nguy hiểm sâu sắc về khoa học
senfall
TÍCH CỰC
2 năm
@digikei Hehheeh ! Bình gas thủng to cũng chỉ cháy thôi, mở van châm lửa cháy đến hết thì thôi. Dò gas thì chỉ cần đủ rộng kể cả mở cửa mà gas thoát k kịp gas ra là nổ. Tất cả các vụ nổ gas đều nổ nhà, cửa bay hết bình gas còn nguyên. Trừ kho gas, bị đám cháy nung nóng bên ngoài.
H nguy hiểm thế thôi ! Hơn rất nhiều xăng dầu. Cả trăm năm người ta k dùng lại là có lý do cả, mặc ưu điểm vượt trội.
Truongbv09
TÍCH CỰC
2 năm
Thực ra phương tiện vận chuyển nào cũng có những dủi do, mất an toàn, chỉ là cách chúng ta khắc phục và hoàn thiện hơn để giảm thiểu nó thôi. Đây là ý tưởng không mới nhưng quan trọng là nó được đặt ra trong thời đại công nghệ bùng nổ và tiến bộ khoa học vượt bậc so với trước đây thì chắc chắn những thiếu sót đó sẽ được khắc phục triệt để hơn.
Như công nghệ cảm ứng điện dung cũng vậy, thời điểm ra mắt iPhone không đơn giản chỉ là ra mắt 1 chiếc điện thoại mới, mà trong nó có cả tá công nghệ mà trước đó cả chục năm người ta cũng có ý tưởng về nó nhưng công nghệ chưa phát triển nên cũng khó thương mại hóa rộng rãi được.
Hindenburg 2 à :v
Cứ bảo vệ môi trường là đương nhiên ngon rồi, nhiều nhà đầu tư. Cơ mà có hiện thực hoá đc ko hay chỉ là trên giấy ăn tiền.
@digikei Tôi chả chọc ngoáy hay xỏ xiên gì ở đây cả. Đế chế tỉ đô còn sụp đổ được nói gì đến 1 start-up, "nhà đầu tư Mỹ" không phải là yếu tố quyết định sự thành công của một dự án, bạn có thể tự tìm hiểu xem một năm có bao nhiêu "nhà đầu tư Mỹ", bao nhiêu start-up Mỹ thất bại hoặc phá sản.
@nịnastorm Bạn có dự định đầu tư vô đó không? Sao lại phải lo sợ vậy?
@nịnastorm nói chung mấy cái thuộc về concept này thì phải khi thành hình mới đánh giá đc, vô vàn ý tưởng cũng hay ho ko kém nhưng rồi cũng chỉ ở trên giấy thôi hà =)) nó phải đồng bộ được với cơ sở hạ tầng có sẵn, sự support của chính quyền, tâm lý của người dân, rồi phải giải quyết vài chục hoặc vài trăm rào cản công nghệ nữa mới có cơ hội thành hiện thực.
và thường nó phải base trên 1 cái nền công nghệ có sẵn trước đó. như kiểu drone giao hàng muốn trở nên phổ biến thì drone cũng phải phổ biến trước rồi, chính quyền cũng có chế tài đầy đủ cho nó rồi blabla...
nhiều thanh niên manh động quá, mới xem vài cái hình 3D với vài bài báo xong nghĩ nó sẽ là tương lai của vận chuyển : ))))
@Nghêu Nghêu Bao giờ ra được bản Prototype hoặc ít nhất là thiết kế chi tiết thì quay lại đánh giá cũng chưa muộn bác nhỉ, chứ bây giờ mới có mỗi cái mô hình 3D mà nhiều ahbp đã cấm người khác nghi ngờ về tính khả thi của dự án 😆
Quangtoai
ĐẠI BÀNG
2 năm
Họ có gọi vốn cộng đồng không các cụ? Để tôi đầu tư.
@Quangtoai Mời bác, ai nói điêu đi bằng 4 chân 😆
https://h2clipper.com/collaborations/
Vào link kéo xuống dưới và để lại contact của bác
Quangtoai
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nịnastorm Thank bác
Ngtronghia
ĐẠI BÀNG
2 năm
ý tưởng này từng bị dập tắt sau thảm họa Hindenburg 1937
hith-hindenburg-8357-1505300526.jpg
@Ngtronghia Gần 100 năm rồi :v
Tôi đã đọc kĩ cuốn sách "Mít Đặc và các bạn" nên tôi tin khinh khí cầu là một phương án rất an toàn và hiệu quả.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019