Để bảo vệ dữ liệu, mỗi năm hàng triệu ổ cứng bị phá huỷ dù chúng vẫn chạy tốt

P.W
7/10/2022 7:53Phản hồi: 41
Để bảo vệ dữ liệu, mỗi năm hàng triệu ổ cứng bị phá huỷ dù chúng vẫn chạy tốt
Đó là những thông tin trong bài viết mới của tờ Financial Times. Đối với nhiều công ty công nghệ, quy trình tiêu chuẩn để quay vòng các thiết bị lưu trữ trong các trung tâm dữ liệu không phải là xoá sạch dữ liệu bên trong theo cách bảo mật nhất, mà đơn giản là đem chúng đến những cơ sở tái chế, bỏ vào máy nghiền là xong.

Theo FT, cứ 4 hoặc 5 năm, những cái tên như Amazon, Google và Microsoft lại nâng cấp hệ thống thiết bị lưu trữ của họ một lần. Kết hợp với những tập đoàn công nghệ khổng lồ là những ngân hàng, cơ quan cảnh sát và các tổ chức chính phủ, cộng lại ra con số hàng chục triệu ổ cứng cũ bị cho vào máy nghiền, huỷ bỏ hết giá trị sử dụng về sau.

Chỉ cần để lộ một chút xíu thông tin bảo mật bên trong những ổ cứng ấy thôi, thì hậu quả về mặt pháp lý đối với một doanh nghiệp hoặc tổ chức là rất lớn. Đấy còn chưa kể đến lòng tin của cộng đồng và người dùng dịch vụ các doanh nghiệp đó cung cấp.

Bằng chứng nhãn tiền, tháng trước, SEC đưa ra án phạt 35 triệu USD đối với Morgan Stanley vì thanh lý ổ cứng cũ trong các hệ thống data center mà không có những biện pháp xoá dữ liệu một cách bảo mật, để lộ thông tin của hàng triệu khách hàng. Khi chi phí xoá dữ liệu rồi đem ổ cứng bán thanh lý là quá cao, thì đem đi huỷ vừa nhanh vừa rẻ.

https://twitter.com/FinancialTimes/status/1577877037511233536


Trong mắt nhiều nhà hoạt động vì môi trường, huỷ ổ cứng như thế này có thể tạo ra những hậu quả khôn lường. Những chất liệu trong chiếc ổ cứng không tái chế được sẽ góp phần tăng khối lượng rác thải công nghệ mà chúng ta đổ ra môi trường hàng chục triệu tấn một năm. Con số chính xác của năm 2021 là khoảng 57,4 triệu tấn rác công nghệ. Đấy là còn chưa tính đến năng lượng mà các cơ sở tái chế và xử lý phải sử dụng. Rồi thì nguồn nguyên liệu này có được tái chế một cách hiệu quả hay không, chưa một ai tìm ra được câu trả lời chính xác.

Hầu hết lượng khí nhà kính một tập đoàn công nghệ tạo ra không đến từ quá trình vận hành, mà đến từ quá trình sản xuất trang thiết bị và sản phẩm, từ linh kiện PC đến máy tính điện thoại. Các nhà khoa học ở đại học Wisconsin-Madison đã chứng minh được những ổ SSD các tập đoàn công nghệ đang dùng trong các sản phẩm tiêu dùng hoặc hệ thống máy chủ có đóng góp tương đối vào tổng lượng khí thải carbon xả ra hàng năm.

Vậy là không chỉ một lần, mà quá trình sử dụng những thiết bị lưu trữ còn tạo ra khí thải những hai lần. Một là trong quá trình sản xuất, sử dụng điện và những nguồn năng lượng hoá thạch để vận hành dây chuyền. Thứ hai là trong quá trình tiêu huỷ, cũng sử dụng điện để chạy máy nghiền. Giữa lúc cả thế giới còn đang tranh cãi giảm khí thải bao nhiêu thì hợp lý, điều này lại tạo ra một yếu tố nữa tạo ra lo ngại về vấn đề biến đổi khí hậu.

Các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm cho rằng, huỷ hàng chục triệu thiết bị lưu trữ hàng năm là một lựa chọn rất không cần thiết. Nhiều ổ cứng máy chủ và trung tâm dữ liệu đã qua sử dụng còn dư sức phục vụ chủ mới trong nhiều năm hay thậm chí là hàng chục năm. Họ cũng cho biết, nguy cơ những kẻ xấu sử dụng phần mềm khám nghiệm để truy lại dấu vết dữ liệu cũ đã bị xoá, rồi dùng chúng vào mục đích xấu cũng có tỷ lệ rất thấp.

Google và Microsoft cho biết họ đang chuyển qua sử dụng vài ổ cứng được refurbish, nhưng tuyệt đại đa số ổ cứng doanh nghiệp đã qua sử dụng đều có điểm cuối là trung tâm tái chế.

Theo Techspot
41 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nhắc phá ổ cứng lại nhớ tay chơi này
tinngan0759305013255530-16269813.jpg
@xecatang nhảm nhỉ đúng không.
@xecatang Ngày bé xem tay chơi này mà trầm trồ thán phục. lúc đi học thì thực hành bị thằng bạn cùng phòng cạch mặt 1 tuần ko nói năng gì ....... không phải cái gì trên TV cũng làm theo được 😁
vunt
TÍCH CỰC
2 năm
@xecatang 😆 tay này chắc là cụ tổ khai sinh ra việc phá hủy HDD
Tuanluong_hp
ĐẠI BÀNG
2 năm
@xecatang Đâu phải là hủy, đấy là màn khôi phục dữ liệu thần thánh mà. mình vừa phải coi lại xong.
hoang559
TÍCH CỰC
2 năm
@xecatang Đoạn này thể hiện tài năng, dù ổ bị hơ nóng nhưng vẫn khôi phục dữ liệu được🤣
tinhdg
CAO CẤP
2 năm
chả bảo BKAV Việt Nam làm cho , đỡ phải phá hủy như kia
anh Quảng bảo BKAV có phần mềm hủy dữ liệu không thể khôi phục đấy 😁
laiviet
TÍCH CỰC
2 năm
@toilachi9 Vì chi phí ngồi chờ ghi đè dữ liệu quá lâu. Bạn muốn ghi đè hết 1 cái ổ 1TB mất vài giờ rồi. Mà giờ ổ 18TB thì chờ cả ngày. Chi phí đó quá lớn so với việc cho vào máy nghiền, Nghiền 1 tiếng có khi được cả 1000 ổ. Mà trả công ông công nhân nghiền thì rẻ hơn trả công ông IT ngồi chạy phần mềm nhiều.
@laiviet sao mình không xóa clear hết luôn mà phải ghi đè dữ liệu lên luôn vậy bác nhỉ,hic
laiviet
TÍCH CỰC
2 năm
@toilachi9 Xóa thông thường/Format Thông thường chỉ xóa index của dữ liệu, chứ còn dữ liệu vẫn nằm trên ổ cứng.
Muốn xóa sạch thì phải sd low-level format, về bản chất là nó ghi đè dữ liệu ví dụ tất cả đều là 0 lên tất cả các sector. Thế nên nó mới lâu. Thực ra ổ cứng chỉ có 2 thao tác đọc và ghi. Nếu không ghi thì dữ liệu nó vẫn nằm trên ổ cứng cả thôi.
@toilachi9 Ví dụ thực tế là bạn lấy tờ giấy xong viết linh tinh vào đó đến khi nào không nhìn thấy nội dung cũ được nữa.
Kể cũng khó. Nhiều ổ cứng vẫn có thể sử dụng tiếp nhưng hiệu năng chậm đi so với nhu cầu. Chưa kể khả năng bad ổ cứng đã tăng lên đáng kể nên 6, 7 năm thì người ta bỏ. Mà trường hợp của Morgan Stanley đó tuy rất hiếm nhưng không phải không có. Format ổ cứng cũng không đảm bảo dữ liệu bị xoá sạch
Chuyên gia có cam kết khi xài ổ cứng nếu hư thì chuyên gia có đền tiền cho cả hệ thống không
Chuyên gia có cam kết khi xài ổ cứng nếu chậm thì chuyên gia có đền tiền cho cả hệ thống không

Chuyên gia nói không và lôi đám môi trường các kiểu ra nói =))
@choigiky Chuyên gia gì thì k nói nữa cơ =)) kêu nguy cơ thấp nhưng nó xảy ra mợ r
riruan
TÍCH CỰC
2 năm
Dữ liệu người dùng thì nó lưu đến hết kiếp luôn =)))
hyper89
TÍCH CỰC
2 năm
Nói miệng thằng nào cũng ngon.
Lỡ lộ dữ liệu ra nó là thằng chửi đầu tiên
Xem ra hdd huỷ hơi mất thời gian
Cười vô mặt
LeAnh0107
ĐẠI BÀNG
2 năm
phí thế
konkot
TÍCH CỰC
2 năm
lowlevel format + ghi đè dl vài lần là được rồi
hết bảo hành thì đổi thôi :v, bên mình cứ 3 năm lại thay tầm 20 con ổ cơ mà không hủy đếm ra thanh lý thôi =))
debutant
TÍCH CỰC
2 năm
Blockchain với web3 giải quyết được bài toán này, khi mà dữ liệu của bạn được mã hóa cả trăm lớp thì xin lỗi, quên cái chuyện phá đi ạ, phá được thì người ta đã phá tiền mã hóa từ lâu rồi.
debutant
TÍCH CỰC
2 năm
@daovangiangtnvn thế giờ bạn sao? đỏ đen nữa hay quay về căn bản?
@debutant Lãi x10 rồi thôi bạn ơi, có theo đỏ đen vài nghìn nhưng lợi nhuận không đủ bù thời gian công sức.
debutant
TÍCH CỰC
2 năm
@daovangiangtnvn vậy là bác rời cuộc chơi rồi à, hay x10 bán thu lời ngồi đợi chờ cơ hội tiếp?
@debutant Bỏ, trò đỏ đen phí thời gian và hại đầu óc lắm, không khá lên được.
Eldimio
CAO CẤP
2 năm
Cứ vứt nguyên cả ổ vào nghiền như vậy à 😱 Tưởng phải bóc tách từng phần để tái chế nữa. Như thế lãng phí quá.
laiviet
TÍCH CỰC
2 năm
@Eldimio Nghiền nhỏ ra, cho qua dây chuyền sẽ tách được nhựa, nhôm, và thép ra hết. Rồi cho qua lò luyện kim là xong.
Mình cũng có 2 cái ổ cứng ko mở lên được mà cũng ko nỡ tiêu hủy. Vẫn hi vọng 10 năm nữa có thể cứu dữ liệu bên trong 🙂

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019