Đó là những thông tin trong bài viết mới của tờ Financial Times. Đối với nhiều công ty công nghệ, quy trình tiêu chuẩn để quay vòng các thiết bị lưu trữ trong các trung tâm dữ liệu không phải là xoá sạch dữ liệu bên trong theo cách bảo mật nhất, mà đơn giản là đem chúng đến những cơ sở tái chế, bỏ vào máy nghiền là xong.
Theo FT, cứ 4 hoặc 5 năm, những cái tên như Amazon, Google và Microsoft lại nâng cấp hệ thống thiết bị lưu trữ của họ một lần. Kết hợp với những tập đoàn công nghệ khổng lồ là những ngân hàng, cơ quan cảnh sát và các tổ chức chính phủ, cộng lại ra con số hàng chục triệu ổ cứng cũ bị cho vào máy nghiền, huỷ bỏ hết giá trị sử dụng về sau.
Chỉ cần để lộ một chút xíu thông tin bảo mật bên trong những ổ cứng ấy thôi, thì hậu quả về mặt pháp lý đối với một doanh nghiệp hoặc tổ chức là rất lớn. Đấy còn chưa kể đến lòng tin của cộng đồng và người dùng dịch vụ các doanh nghiệp đó cung cấp.
Bằng chứng nhãn tiền, tháng trước, SEC đưa ra án phạt 35 triệu USD đối với Morgan Stanley vì thanh lý ổ cứng cũ trong các hệ thống data center mà không có những biện pháp xoá dữ liệu một cách bảo mật, để lộ thông tin của hàng triệu khách hàng. Khi chi phí xoá dữ liệu rồi đem ổ cứng bán thanh lý là quá cao, thì đem đi huỷ vừa nhanh vừa rẻ.
https://twitter.com/FinancialTimes/status/1577877037511233536
Theo FT, cứ 4 hoặc 5 năm, những cái tên như Amazon, Google và Microsoft lại nâng cấp hệ thống thiết bị lưu trữ của họ một lần. Kết hợp với những tập đoàn công nghệ khổng lồ là những ngân hàng, cơ quan cảnh sát và các tổ chức chính phủ, cộng lại ra con số hàng chục triệu ổ cứng cũ bị cho vào máy nghiền, huỷ bỏ hết giá trị sử dụng về sau.
Chỉ cần để lộ một chút xíu thông tin bảo mật bên trong những ổ cứng ấy thôi, thì hậu quả về mặt pháp lý đối với một doanh nghiệp hoặc tổ chức là rất lớn. Đấy còn chưa kể đến lòng tin của cộng đồng và người dùng dịch vụ các doanh nghiệp đó cung cấp.
Bằng chứng nhãn tiền, tháng trước, SEC đưa ra án phạt 35 triệu USD đối với Morgan Stanley vì thanh lý ổ cứng cũ trong các hệ thống data center mà không có những biện pháp xoá dữ liệu một cách bảo mật, để lộ thông tin của hàng triệu khách hàng. Khi chi phí xoá dữ liệu rồi đem ổ cứng bán thanh lý là quá cao, thì đem đi huỷ vừa nhanh vừa rẻ.
https://twitter.com/FinancialTimes/status/1577877037511233536
Quảng cáo
Trong mắt nhiều nhà hoạt động vì môi trường, huỷ ổ cứng như thế này có thể tạo ra những hậu quả khôn lường. Những chất liệu trong chiếc ổ cứng không tái chế được sẽ góp phần tăng khối lượng rác thải công nghệ mà chúng ta đổ ra môi trường hàng chục triệu tấn một năm. Con số chính xác của năm 2021 là khoảng 57,4 triệu tấn rác công nghệ. Đấy là còn chưa tính đến năng lượng mà các cơ sở tái chế và xử lý phải sử dụng. Rồi thì nguồn nguyên liệu này có được tái chế một cách hiệu quả hay không, chưa một ai tìm ra được câu trả lời chính xác.
Hầu hết lượng khí nhà kính một tập đoàn công nghệ tạo ra không đến từ quá trình vận hành, mà đến từ quá trình sản xuất trang thiết bị và sản phẩm, từ linh kiện PC đến máy tính điện thoại. Các nhà khoa học ở đại học Wisconsin-Madison đã chứng minh được những ổ SSD các tập đoàn công nghệ đang dùng trong các sản phẩm tiêu dùng hoặc hệ thống máy chủ có đóng góp tương đối vào tổng lượng khí thải carbon xả ra hàng năm.
Vậy là không chỉ một lần, mà quá trình sử dụng những thiết bị lưu trữ còn tạo ra khí thải những hai lần. Một là trong quá trình sản xuất, sử dụng điện và những nguồn năng lượng hoá thạch để vận hành dây chuyền. Thứ hai là trong quá trình tiêu huỷ, cũng sử dụng điện để chạy máy nghiền. Giữa lúc cả thế giới còn đang tranh cãi giảm khí thải bao nhiêu thì hợp lý, điều này lại tạo ra một yếu tố nữa tạo ra lo ngại về vấn đề biến đổi khí hậu.
Các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm cho rằng, huỷ hàng chục triệu thiết bị lưu trữ hàng năm là một lựa chọn rất không cần thiết. Nhiều ổ cứng máy chủ và trung tâm dữ liệu đã qua sử dụng còn dư sức phục vụ chủ mới trong nhiều năm hay thậm chí là hàng chục năm. Họ cũng cho biết, nguy cơ những kẻ xấu sử dụng phần mềm khám nghiệm để truy lại dấu vết dữ liệu cũ đã bị xoá, rồi dùng chúng vào mục đích xấu cũng có tỷ lệ rất thấp.
Google và Microsoft cho biết họ đang chuyển qua sử dụng vài ổ cứng được refurbish, nhưng tuyệt đại đa số ổ cứng doanh nghiệp đã qua sử dụng đều có điểm cuối là trung tâm tái chế.
Theo Techspot