Để có một Website, Doanh nghiệp cần phải làm gì?

Hangbtk
6/6/2018 8:27Phản hồi: 1
Để có một Website, Doanh nghiệp cần phải làm gì?

Trong thời đại của công nghệ số và Internet, thì việc tận dụng thế giới ảo để bán hàng, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại... không còn là điều xa lạ. Khoảng một nửa dân số thế giới đã và đang truy cập Internet, trong đó có khoảng một nửa dân số Việt Nam. Chỉ cần 1% trong số đó cũng là lượng khách hàng tiềm năng đáng mơ ước đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Để giúp doanh nghiệp tiếp cận một cách hiệu quả với lượng khách hàng đó, việc xây dựng một website thật hoàn hảo là điều cần thiết.
Nếu doanh nghiệp bạn chưa có website thì hãy tạo cho mình một website bằng cách thực hiện những công việc dưới đây:

1. Mua tên miền
Để thiết lập một website, doanh nghiệp cần lựa chọn và mua cho mình một tên miền nhằm định danh cho website của mình.
- Tên miền là một dãy ký tự viết liền bao gồm các nhãn được ngăn cách với nhau bằng dấu “.”, được đọc theo thứ tự từ trái sang phải.

- Tên miền chính là “địa chỉ” để cho khách hàng biết đến và ghé thăm website của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp được quyền tự lựa chọn tên miền phù hợp, tuy nhiên phải lưu ý tên miền chỉ được chứa các ký tự từ a-z (không phân biệt viết hoa hay viết thường), 0-9, dấu "-" và dấu "." (không được chứa 2 dấu "-", 2 dấu "." liền kề nhau trong tên miền) và phải bắt đầu, kết thúc bằng chữ cái hoặc chữ số.

2. Đăng ký tên miền
Sau khi đã chọn được tên miền, do tên miền sẽ được đăng ký theo nguyên tắc “đăng ký trước, sử dụng trước”, nên doanh nghiệp phải nhanh chóng tiến hành tra cứu xem tên miền mình chọn đã được đăng ký hay chưa, nếu tên miền đó chưa được đăng ký thì doanh nghiệp có thể bắt đầu thực hiện các thủ tục cần thiết để sở hữu tên miền, cụ thể:
- Doanh nghiệp lựa chọn tên miền quốc gia Việt Nam (đuôi .vn) tra cứu tên miền, nếu tên miền đang trong trạng thái “chưa cấp phát” thì doanh nghiệp có thể tiến hành đóng phí sử dụng và đăng ký tên miền tại các Nhà đăng ký có tên trong Danh sách được Trung tâm Internet quốc gia Việt Nam công bố.
- Doanh nghiệp lựa chọn tên miền quốc tế (đuôi .com, .biz,...) và tiến hành tra cứu tên miền, nếu thông tin về tên miền không được tìm thấy trên hệ thống thì doanh nghiệp có thể tiến hành đóng phí sử dụng và đăng ký tên miền tại các Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam; sau đó thực hiện thông báo tên miền quốc tế thì mới được sở hữu và sử dụng tên miền.

3. Triển khai website
Sau khi đã có tên miền, tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng website, doanh nghiệp phải lựa chọn triển khai website theo một trong số 7 loại sau:
- Trang thông tin điện tử nội bộ: cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp từ các nguồn khác.
- Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành (chỉ đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác) và không cung cấp thông tin tổng hợp từ nguồn khác.
- Trang thông tin điện tử tổng hợp: chỉ cung cấp thông tin tổng hợp được trích dẫn nguyên văn từ các nguồn khác theo thỏa thuận với nhà cung cấp nguồn tin mà không được đăng tải ý kiến, bình luận của độc giả.
- Trang mạng xã hội: cho phép người dùng lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân(blog), diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
- Website bán hàng: cho phép doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh; thực hiện khuyến mại, quảng cáo, giới thiệu, triển lãm,... sản phẩm của mình đến với người truy cập.
- Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ của họ (sàn giao dịch thương mại điện tử); thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác (website khuyến mại trực tuyến); hoặc cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của họ (website đấu giá trực tuyến).
- Website vừa bán hàng vừa cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Trong đó, doanh nghiệp lựa chọn loại website nội bộ hoặc ứng dụng chuyên ngành có thể bắt đầu triển khai website của mình ngay; doanh nghiệp lựa chọn loại website còn lại sẽ phải tiếp tục thực hiện các thủ tục tương ứng thì mới được đưa website của mình vào hoạt động, cụ thể:

Đối với trang thông tin điện tử tổng hợp/trang mạng xã hội: doanh nghiệp phải xin cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp hoặc xin cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội.

Quảng cáo


Đối với website bán hàng: doanh nghiệp sẽ phải thông báo trực tuyến với Bộ Công thương.
Đối với website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: doanh nghiệp phải đăng ký website với Bộ Công thương.
Đối với website vừa bán hàng vừa cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: doanh nghiệp vừa phải thông báo trực tuyến vừa phải đăng ký website với Bộ Công thương.
Các bạn có thể xem chi tiết công việc tại đây
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019