Để máy bay "xanh" hơn, NASA đưa ra thiết kế cánh gắn 18 động cơ đẩy chạy pin

bk9sw
22/3/2015 18:21Phản hồi: 23
Để máy bay "xanh" hơn, NASA đưa ra thiết kế cánh gắn 18 động cơ đẩy chạy pin
NASA_LEAPTech_01.jpg

Nhằm tìm kiếm một giải pháp năng lượng xanh hơn cho máy bay, NASA hiện đang phát triển một thiết kế cánh máy bay mới, sải cánh rộng 9 m bằng vật liệu carbon composite và bên dưới lắp đến 18 động cơ đẩy chạy bằng pin Lithium - sắt phốt phát.

NASA gọi dự án là "Công nghệ động cơ đẩy không đồng bộ lắp trên bờ tiến của cánh" (Leading Edge Asynchronous Propeller Technology - LEAPTech). Mặc dù vẫn chưa sẵn sàng để bay nhưng nhóm nghiên cứu đang chuẩn bị thử nghiệm thiết kế cánh này khi lắp nó trên một chiếc xe tải và lái đi với vận tốc 112 km/h trên một lòng hồ đã cạn tại căn cứ không quân Edward, bang California vào cuối năm nay.

NASA_LEAPTech_02.jpg

Theo IEEE Spectrum, các động cơ đẩy sẽ thổi gió trực tiếp qua cánh để tạo lực nâng, do đó thiết kế của NASA phải sử dụng nhiều động cơ đến vậy. Các máy bay thông thường chỉ dựa trên chuyển động hướng tới (thường được tạo ra bởi động cơ phản lực) để tạo lực nâng. LEAPTech sẽ mang lại 3 ưu điểm lớn: Cho phép máy bay cất cánh trên đường băng ngắn hơn; Cánh có thể được tối ưu hóa để tăng hiệu quả bay khi đã đạt độ cao (crusing) thay vì cất/hạ cánh; Mỗi mô-tơ có thể chạy ở các tốc độ khác nhau (đặc tính không đồng bộ) để tối ưu hiệu năng, độ lướt và giảm tiếng ồn.

Đây là một phần thuộc chương trình X-Plane của NASA nhằm phát triển các nguyên mẫu máy bay tiên tiến hiện đã trải qua hơn nửa thế kỷ nay. Các máy bay được phát triển theo chương trình này bao gồm chiếc máy bay dùng tên lửa đẩy đầu tiên phá vỡ tường âm thanh năm 1947 và các nguyên mẫu được dùng làm công cụ phát triển tàu con thoi Space Shuttle.

Nếu LEAPTech là công nghệ cơ bản của chiếc máy bay X-57 đang được phát triển theo chương trình X-Plane thì nó có thể bay ở tốc độ 322 km/h với trần bay 3,65 km và tầm bay 724 km. Tuy nhiên, cũng giống như những máy bay khác thuộc chương trình, X-57 vẫn chỉ là một phương tiện trình diễn các công nghệ tiên tiến. Mục tiêu thực sự của NASA là giúp ngành công nghiệp hàng không chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang nguồn năng lượng xanh hơn như điện.

Theo: Wired
23 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Leading edge là "cánh trước" bác ơi. Bờ tiến?
mxh_k18
ĐẠI BÀNG
10 năm
@misterzro bạn nói linh tinh rồi, flap mới là cánh tà, leading edge trong hàng không dịch thô là mép vào, mép ra là trailing edge
@mxh_k18 Đúng là em nhầm "leading edge" là mép cánh trước, flap là "cánh tà". Cám ơn các bác đã góp ý xây dựng cho Mod và anh em. Như vậy mới là Tinh Tế chứ.
@mxh_k18 bạn nói đúng, leading edge có thể dịch thô là bờ tiến, rìa tiến, mép tiến 😁
@misterzro
cánh tà là flap :v
cái này kết hợp với pin mặt trời là phù hợp cho dự án máy bay phát internet của Facebook...
Mục tiêu thực sự của NASA là giúp ngành công nghiệp hàng không chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang nguồn năng lượng xanh hơn như điện.
Phải chuyển đổi thôi, nếu không muốn hành tinh này chết vì ô nhiễm 😔
Sao các hãng ko nghĩ ra điều này sớm hơn nhỉ? 😃
ai nói năng lượng điện là xanh nhể? vẫn dùng than đá đốt thành điện mà, pin mặt trời với sức gió quả thật chả thấm vào đâu so với mức tiêu thụ của con người. còn phải chờ bao nhiêu lâu nữa đây
@nhokkute_nike8008 mình tưởng chỉ có xe đạp mới chuyển dc 99% 😁
@kieuminhtien994 Ít ra bức xạ nhiệt còn thoát ra được. Đỡ hơn hiệu ứng nhà kính, cứ nằm trong lồng mà tận hưởng, chưa kể hít khói nữa nhé.
@kieuminhtien994 Công nghệ bây giờ chưa cho phép con người tận dụng hết các nguồn năng lượng sạch đó... Nếu có công nghệ biến đổi đc khoảng 90% năng lượng mặt trời hay thu lại đc năng lượng của các tia sét thì con người sạc smartphone tẹt ga😁
Nước ngoài họ luôn nghĩ đến bảo vệ môi trường. Còn VN thì lại không quan tấm đến vấn đề này lắm.
@vidia.vn ở vn thì ngược lại là chính
[GOD]Father
ĐẠI BÀNG
10 năm
@vidia.vn Vì chủ yếu các nước quan tâm mạnh mẽ đến môi trường là các nước đã phát triển, vì hậu quả ngày nay để lại trên trái đất là do quá trình công nghiệp hóa để họ được như ngày nay.
VN vẫn đang trên con đường công nghiệp hóa nên khoảng 100-200 năm sau hãy nghĩ đến môi trường nhé 😁
ở đây có bác nào tin vào hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng lớn đến khí hậu toàn cầu ko ? mình ko tin
@thnam.foto Bác chưa tin thì đây: http://climatekids.nasa.gov/greenhouse-effect/
Nhiều động cơ quá chi phí bảo dưỡng cao muốn chết.
Ý tưởng rất hay. Hơi chậm một chút nhưng Bảo vệ môi trường và an toàn cao. Mấy cái máy bay dùng 1 đến 2 động cơ mà lỡ tèo mất một cái là y như rằng phi xuống đất như tên lửa. Cái này nhiều động cơ lên có hỏng một hai cái chắc vẫn vô tư vi vu được khá xa đến nơi an toàn. 😁
vumyduc1992
ĐẠI BÀNG
10 năm
cái này chả sợ đang chạy hỏng động cơ nữa

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019