ĐỀ THI ĐÌNH CUỐI CÙNG TRONG LỊCH SỬ KHOA CỬ NHO HỌC VIỆT NAM

Ngày 16/5/1919, kỳ thi Đình cuối cùng diễn ra trong Tử Cấm Thành Huế. Đề do Hoàng đế Nguyễn Hoằng Tông ra với nội dung như sau:
"Các nước trên khắp hoàn cầu sôi động nói đến văn minh. Vậy hai chữ văn minh có xuất xứ từ sách vở nào?...
Quan hệ của văn minh đến chuyện hòa bình hay chiến tranh, hưng thịnh hay suy thoái, phân chia hay hội họp? Vấn đề khai thác và tận dụng lợi thế về tài nguyên...
Lối khoa trường cựu học đã bỏ, chuyển sang tân học thì phép tuyển dụng người đã tốt hay chưa? Quốc sự, quốc chính phải thay đổi do đó có nên lập ra Hiến pháp và Hiến pháp khi lập ra có thực hiện được không? Chính sách lập hiến và quyền pháp phải như thế nào? Làm gì để đền đáp sức dân, giúp dân an cư lạc nghiệp, giữ gìn văn minh tiến bộ?
Trẫm vốn tài mỏng đức sơ, suy nghĩ khó được chu toàn.
Các ngươi với tài kinh luân vốn có, hãy thử trình bày rõ ràng kiến giải của mình, không bè phái, thiên lệch, không a dua, quanh co, xuyên tạc khiến sai sót khi đem thực hành, cũng đừng quá khéo dùng lời lẽ bay bướm mà trống rỗng, chẳng có được phương sách gì hay, để trẫm thu lượm rồi thử áp dụng”.
Đỗ cao nhất Kỳ thi cuối cùng này là Nguyễn Phong Di, người huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, với học vị Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân.
"Trẫm nghĩ rằng quy chế cựu học đã không còn đáp ứng được điều mong muốn, trong khi con đường tương lai của tân học đang thênh thang mở rộng trước mắt. “Kỳ thi năm nay là khoa thi cuối cùng, đường khoa cử từ đây dứt hẳn”. Đó là những lời dụ của Hoàng đế Nguyễn Hoằng Tông, kết thúc nền khoa cử Nho giáo đã kéo dài gần 1.000 năm ở Việt Nam.
Ảnh: Thí sinh trúng tuyển diễn hành qua các giám khảo trong kỳ thi 1897 ở trường thi Nam Định năm 1897.
Nguồn: Quốc Triều Đăng Khoa Lục; Bảo tàng lịch sử.
17
18
đề văn hơn trăm năm trước cũng hiện đại quá nhỉ
3
Trời ơi cái đề... Giờ mà cho thi đề này chắc rớt lộp độp
3
vinhan73
TÍCH CỰC
Trả lời láo nháo .... là bay đầu chứ đừng tưởng bở !!!
2
Các bác tìm đọc cuốn "Lều chõng" của Ngô Tất Tố sẽ thấy các cụ xưa thi cử hay và khổ như nào, từ Hà Nội mà muốn vào kinh thành Huế để thi phải đi mất cả tháng đường, trèo đèo, lội suối, ngủ trong rừng, nhiều người còn bỏ mạng trước khi kịp đến kinh thành.
2
xuantuhue
CAO CẤP
Bài này mới đọc trên face.
1
Hồi xưa hình thức thi khác hẳn với hình thức thi hiện nay
0
vinhan73
TÍCH CỰC
Mới lượm được cuốn bài cho đề thi năm ấy, nhưng bị đánh rớt, vứt vào sọt rác, đánh 100 hèo... vì BGK không hiểu cuốn bài ấy nói gì các bác ợ !!!
Cuốn bài ấy viết rằng : văn minh là phải nắm vững, làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt các loại sau: bom hạt nhân, điện hạt nhân, tấm vi mạch sản xuất chip siêu nhỏ 2~5 nano mét , truyền dẫn 5G, 6G ! Đi kèm chủ đạo muôn đời sau là " Tiên học lễ, hậu học văn " . Đấy cuốn bài ấy viết như vậy đó, tác giả làm bài chưa đầy 1 khắc rùi xin về ... ghé lề đường làm bát bún đậu mắm tôm .... 🤣🍻🍟
0
vinhan73
TÍCH CỰC
Mạo muội xin hỏi đề thi năm ấy viết bằng mặt chữ gì nhỉ ? Mặt chữ Nôm, hay thuần Hán, hay chữ latin a,b,c như giờ nhỉ ?
0
MessGoudi
TÍCH CỰC
Bá thiệt
0
Naruto007
TÍCH CỰC
mới đọc về cái này hôm qua xong =))
0
nguoidien97
ĐẠI BÀNG
Văn minh là, thứ nhất: áo tắm, thứ 2: xếp hàng,
0
Lúc xưa thì cách để phát triển đất nước tốt nhất là lật đổ chế độ phong kiến. Nhưng ai mà dám nói thế trong bài thì sẽ bay đầu. Nói chung thời phong kiến thì đất nước không thể phát triển được. Đề thi dù hay ho thế nào cũng chỉ để làm màu.
0
Nhìn cái đường đất thời xưa nghĩ mà nó chán, so với các nước phương Tây thì thua kém quá nhiều.
0
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019