Để trẻ em ngồi trước xe máy rất nguy hiểm cho bản thân và người khác

su béo béo
26/9/2019 4:27Phản hồi: 176
176 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tri An
ĐẠI BÀNG
5 năm
nên sửa tiêu đề là "Để trẻ em ngồi trước hoặc sau xe máy đều rất nguy hiểm cho bản thân và người khác"
Một bài viết phân tích chưa hết khía cạnh,
nhìn clilp sợ thật hic
Chỉ tại nghèo không đủ tiền mua ô tô phải đi xe máy chớ ai có tóc lại muốn làm người trọc đầu.
Nhưng đi xe máy thì trẻ còn nhỏ không thể để ngồi phía sau vì nó còn nguy hiểm hơn ngồi trước nữa.
Dừng xe tắt chìa khóa
Nhìu anh chị để con mình ngồi trước xong bé bóp còi inh ỏi ở phía sau xe mình liên tục, hoan hô ý thức tham gia giao thông 😆))
Thấy nguy hiểm thật
thg.1812
TÍCH CỰC
5 năm
Đi chậm, quan sát kỹ thôi. Nhà có bố mẹ với 2 đứa nhỏ xíu, đi 2 xe thì ko ai bế thằng nhỏ, đi ô tô thì ko có tiền đóng thuế phí (nếu miễn thuế thì đủ điện mua ô tô lâu rồi).
Thôi, chế độ cho tới đâu ta sài tới đó, đấu tranh nhiều ko thắng dc thì lại đầu quân cho Juve mất
Singh
TÍCH CỰC
5 năm
Xàm. Tưởng có thống kê từ cơ quan nào!
Hóa ra chỉ là bài viết mang tính cá nhân!
Vậy trẻ nhỏ, ngồi phía sau bị cướp, bị té khi đang chạy thì sao?
Trẻ quá nhỏ có thể đeo thêm cái túi đeo bé.
Nhưng lớn hơn 1 tí làm sao đeo theo sau lưng!
@Singh Cái gì cũng có rủi ro cái quan trọng là phương pháp hiệu quả nhất. Trẻ nhỏ ngồi sau bị cướp ?? Còn nhỏ mà cho nó đeo vàng bạc đá quý hay sao mà sợ cướp ? Thích thì đầu tư thêm cái đai để cố định bé ngồi sau và người ngồi trước thì té kiểu gì ? Và cuối cùng mục đích bài viết là để người đọc và thảo luận với nhau chứ ai đề cấp đến thông kê mà xàm ? Ai xàm ?
@Huy †rần Chủ thớt xàm. Được chưa
Thay răng sau những lần tụi nó hứng chí vặn ga =))
Nhà 4 người nên đành chịu thôi. Ráng sau này kiếm chếc 5 chỗ
heobubi
TÍCH CỰC
5 năm
Cũng không quá nguy hiểm nếu trẻ dưới 1m. Quan trọng là an toàn cho bé, nếu để ngồi sau bé dễ bị ngã (ngủ gật, nghiêng người) dùng đai cũng chưa chắc đã an toàn vì nó chi quấn quanh bụng, nguy cơ đổ nghiêng vẫn rất lớn, khi xảy ra va chạm người ngồi đằng sau có nguy cơ bị văng ra xa hơn so với ngồi trước. Còn bé lớn hơn 1m bé vẫn có thể ngồi đằng trước (không đứng vì khuất tầm nhìn).
Cần chú ý: Luôn tắt ngay máy khi dừng xe nếu người lái ngồi trên xe, 1 tay luôn bóp phanh trước hoặc giữ phanh sau với xe số. Bế bé xuống khỏi xe đứng vào vỉa hè, rút chìa khóa khi người lái cũng rời khỏi xe.
Đừng tiếc công đoạn tắt máy xe, nó chỉ làm mất thời gian 3-5 giây để khởi động lại thôi. Chúng ta ko chú ý đến lúc lại phải nói câu Giá như
Vo_manh
TÍCH CỰC
5 năm
Càng có nhiều tiền thì cái gì chả thấy rủi ro, nguy hiểm. Có tiền đi ô tô rồi, không có thì có gì xài nấy thôi. Chứ cái kiểu ở trên nhìn xuống cứ nói thế này thế kia cũng vậy. Cũng như mấy nước phát triển cái gì cũng chê mấy anh nghèo là vậy
Ngắn gọn 1 chữ "tiền", chứ méo ai muốn vậy đâu 😔
Bao nhiêu vụ bị vặn ga gây ra tai nạn rồi. Một là ngồi sau. Hai là ở nhà. K nói nhiều
@Jason Hoang Vặn ga là do đâu, là do bạn cẩu thả thôi. Con bạn 2 đứa 1-2 tuổi cho ngồi sau thế nào. Chắc bạn chưa có con nhỏ đâu.
@Siêu nhân gầy Tất nhiên là do mình bất cẩn r ạ. Có điều hạn chế theo cách mod chia sẻ cũng chuẩn mà bác. Em đang gắt tí thôi =)). Cho trẻ con ngồi sau có đai quấn là đc. Còn em chưa có con nhưng có cháu. Mình thì cũng cẩn thận nhưng đôi khi có những tình huống k lường trc đc thì tốt nhất là ở nhà. Không đánh đổi với rủi ro cao vậy. Em thì tính như vậy còn bác cứ cho con ngồi phía trc nếu bác thấy mình kiểm soát đc ạ.
tayeutl
TÍCH CỰC
5 năm
Tè dầm đổ tại trim. Bất cẩnk tắt máy là do bản thân, lại đổ lỗi cho trẻ nhỏ vặn ga.
@tayeutl Thì đó cứ do tụi nhỏ mà ra trong khi dừng xe thì tắt máy rút khóa xe đi có vấn đề gì đâu, còn dừng đèn đỏ thì có cần buôn tay ga ra không.
kytero
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mình biết sự nguy hiểm mà tác giả bài viết đề cập cũng như có so sánh giữa việc để trẻ nhỏ ngồi trước và sau lưng người lái. Tuy nhiên, mình vẫn chọn để con gái 5 tuổi của mình (và sắp tới là thằng em 3 tuổi) ngồi phía trước vì một số lý do sau:
_ Khi trẻ ngồi phía trước, bạn có thể hướng dẫn cháu ngay từ lần đầu tiên ngồi (và nhắc đến khi nào cháu nhớ) vị trí để tay, cụ thể là khoảng giữa cụm đồng hồ và tay lái. Cách bước lên ghế ngồi, vịn vào chổ nào để leo lên. Trong khi ngồi phía sau, bạn rất khó kiểm soát hành vi của trẻ - cháu có thể ham nhìn một cái gì đó trên đường mà xoay người nhanh hay ngủ gục chẳng hạn.
_ Khi ngồi phía sau, với chân của trẻ dễ mỏi hơn nên có thể va vào căm xe hoặc rớt dép rồi giật mình.
_ Với tình huống đang chạy, việc trẻ ngồi trước nếu có nói chuyện với mình cũng sẽ nói những chuyện mà cháu thấy phía trước, điều đó ít làm bạn phân tâm hơn khi cháu ngồi sau và bạn phải cố nghe nó nói gì hay thậm chí là phải ngoáy lại nhìn theo cái cháu muốn chỉ cho bạn.

Tóm lại, mình chọn phương án mà mình có thể kiểm soát được tình huống khi giao thông với trẻ nhỏ. Nhưng phải tự nhắc nhớ mình là mình đi một mình cẩn thận 1 thì chở người (ai cũng vậy, con mình càng phải nhiều hơn) phải cẩn thận 10. Nên đi trên đường, nói thật nếu có thể mình chỉ muốn đập mấy thằng cha chở con mà chạy như ăn cướp, mặc cho đứa nhỏ ở phía sau phải bám víu đủ chổ.

Mặc dù vậy, mình vẫn chỉ chở con nhỏ bằng xe máy trên những chuyến đi ngắn (trong khoảng 10km đổ lại) và hạn chế với các khoảng cách xa trung bình (từ 20 đến 30km) trên 30km thì đi xe hơi thôi. Và không bao giờ để xe nổ máy khi cho con leo lên xe (hay ngồi trong xe hơi).

Chung quy là, bản thân mình phải tự cẩn trọng trước khi muốn làm gì với trẻ nhỏ.
@kytero Chuẩn không cần chỉnh
So7
ĐẠI BÀNG
5 năm
xe côn tay thì không xảy ra tình trạng này đc đâu nhé! 😆
Cơ bản là nhà 4 người mà có 1 chiếc xe thì phải làm sau, trong khi nhóc nhỏ nhất mới 2 tuổi nhóc lớn 4 tuổi
realvn
TÍCH CỰC
5 năm
Cho tụi nhỏ một chỗ ngồi đàng hoàng (có ghế riêng) & bế nó xuống thì đâu có chuyện gì. Để bé ngồi phía trước vì muốn quan sát nó, để ngồi phía sau thì đâu còn gì để nói, nó buồn ngủ, thả tay thì lại có bài “để trẻ ngồi sau xe máy rất nguy hiểm...”

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019