/Decode/: Apple A14 Bionic - một con quái vật

/Decode/: Apple A14 Bionic - một con quái vật
cover_home_apple_a14_bionic.jpg

Apple đã ra mắt con chip Apple A14 Bionic trên chiếc iPad Air 2020, một điều khá lạ bởi trước giờ iPhone mới là chiếc máy đầu tiên được sử dụng thế hệ chip Apple mới. Nhưng do thời điểm iPhone 12 ra mắt phải dời sáng tháng 10 nên đành chịu thôi. Nhưng không phải vì vậy mà con Apple A14 bớt hay bớt vui. Nó vẫn có nhiều cái hay ho mà Tim Millet, trưởng nhóm kiến trúc nền tảng của Apple, và Tom Boger, giám đốc marketing sản phẩm Mac + iPad, sẽ chia sẻ với chúng ta kĩ hơn trong bài này. Mời các bạn cùng xem.

Xây dựng một con quái vật


Nhìn ở mức tổng quan, A14 khá tương đồng với những chip Bionic mà Apple đang dùng. Nó là một SoC với 6 nhân CPU, bao gồm 2 nhân hiệu năng cao và 4 nhân tiết kiệm điện cho các tác vụ nhẹ. Cơ bản thì giống Apple A12 và A13. Số lượng nhân xử lý đồ họa (GPU) cũng chỉ dừng ở mức 4 nhân, không đổi so với đời trước. Nhưng đừng chỉ nhìn số mà phán. Apple A14 Bionic được thiết kế để sản xuất trên dây chuyền 5nm, vậy nên có rất nhiều thứ thay đổi diễn ra trên con chip này so với mọi đồi trước.

Trước khi đi tiếp, bạn cần biết rằng Apple A14 là con chip 5nm đầu tiên được dùng trên thiết bị di động (và cả máy tính nữa). Tuy nhiên các đối thủ đang chạy theo sát phía sau: Snapdragon 875 ra mắt vào tháng 12 sẽ dùng dây chuyền 5nm, Samsung cũng sắp giới thiệu Exynos 1080 5nm. Tất cả mọi hãng đều đang cố gắng tận dụng dây chuyền 5nm để sản xuất ra những con chip có nhiều bóng bán dẫn hơn, tức là sức mạnh xử lý tăng lên, trong khi giảm được lượng điện tiêu thụ của chip. 5nm không phải là kích thước bóng bán dẫn, nó chỉ là tên gọi cho thế hệ chip. Đừng để bị lừa bởi việc này nhé.

Việc Apple chuyển sang dùng dây chuyền 5nm đã giúp họ tăng số lượng bóng bán dẫn từ 8,5 tỉ bóng của con chip A13 năm ngoái lên thành 11,8 tỉ bóng trên con A14. Ngoài chuyện giúp A14 mạnh hơn về cả mặt CPU lẫn GPU, nó còn giúp Apple cải thiện trải nghiệm tổng quan của cả một thiết bị bằng cách dành nhiều bóng bán dẫn hơn cho các linh kiện khác. Một con chip không chỉ có CPU và GPU, nó còn có nhiều thứ khác cần xử lý nữa, và thường chúng bị bỏ quên trong khi vai trò của chúng với trải nghiệm người dùng cũng không hề nhỏ.

Trong thế giới smartphone hiện nay, chỉ một vài hãng có khả năng tự thiết kế SoC cho điện thoại của mình: Apple, Samsung, Huawei. Trong đó, Apple và Samsung là hai ông duy nhất tự tạo ra nhân xử lý riêng chứ không mua thiết kế CPU có sẵn. Đây là lợi thế cực lớn của những hãng này vì họ có thể can thiệp tới tận tầng vi xử lý để tạo ra những chức năng mà không ai khác có được. Apple còn kiểm soát cả hệ điều hành và phần cứng nên họ có thể đầu tư thêm vào một số nhân xử lý phụ trên SoC trước khi các hãng khác kịp làm điều này.

Ví dụ dễ thấy nhất là Neural Engine, vi xử lý dành riêng cho việc tăng tốc xử lý tác vụ liên quan đến trí tuệ nhân tạo, chẳng hạn như nhận diện gương mặt, phân tích giọng nói, chạy các thuật toán gợi ý… Neural Engine lần đầu xuất hiện trên chip Apple A11. Apple là một trong những hãng đầu tiên đưa Neural Engine lên chip, Huawei cũng có con chip Kirin 970 ra mắt 1 tuần trước Apple. Samsung và Qualcomm thì theo sau.

Apple_A14_Neural_Engine.jpg

Không ngạc nhiên khi con Neural Engine (NE) năm nay là một bước tiến lớn so với những gì chúng ta thấy vào năm 2017. Con NE trên chip Apple A11 có thể xử lý được 600 tỉ phép tính mỗi giây, trên A13 là 6 nghìn tỉ phép tí mỗi giây. Còn năm nay, Apple A14 có thể thực hiện 11 nghìn tỉ phép tính mỗi giây.

Việc tăng trưởng vượt bật này có được là nhờ một sự thay đổi lớn trong thiết kế: Neural Engine của Apple A14 giờ có 16 nhân, so với chỉ 8 của Apple A13. Việc tăng gấp đôi số lượng nhân cũng hợp lý vì ngày càng nhiều chức năng của iPhone cũng như app bên thứ ba cần dùng đến AI để hoạt động.

Có thể đọc tới đây bạn sẽ hỏi vì sao không dành đống bóng bán dẫn đó dồn cho CPU và GPU có phải hay hơn không? Vì sao lại phải cần một bộ xử lý riêng cho AI làm gì?

Câu trả lời có 2 phần.

Thứ nhất, Apple thấy được lợi ích của việc tăng cường sức mạnh khi xử lý bằng cách mạng nơ-ron nhân tạo (neural network). Lợi ích này không chỉ dành cho trải nghiệm phần mềm của chính iOS hay Apple, nó còn giúp các nhà phát triển app làm được những thứ trước đây không thể làm trên thiết bị di động. PixelImator Pro, một app chỉnh sửa ảnh phổ biến, sử dụng Neural Engine để làm những thứ như khiến cho ảnh độ phân giải thấp nhìn vẫn rõ ràng. Trong khi đó, djay Pro AI app dùng Neural Engine để tách tiếng ra khỏi âm thanh của các nhạc cụ trong một bài hát.

Millet nói: “Chúng tôi thấy được cơ hội làm những thứ mà tập lệnh của CPU bình thường không thể làm được. Theo lý thuyết, bạn có thể dùng GPU để làm được nhiều thứ mà Neural Engine có thể làm, nhưng trên thực tế điều này cũng rất khó khăn vì phải lo về vấn đề nhiệt độ trong một chiếc máy rất mỏng, khó tản nhiệt".

Điều này dẫn tới lý do thứ hai, đó là Apple chọn dùng Neural Engine để cân bằng giữa sức mạnh và pin. Nếu làm cho con chip chạy rất mạnh nhưng chỉ chút xíu là hết pin thì cũng không còn ý nghĩa gì.

“Chúng tôi cố gắng tập trung vào việc sử dụng điện một cách hiệu quả, bởi đó là cái chúng tôi nghĩ tới cho mọi sản phẩm của mình”. Millet kể lại. Bằng cách đảm bảo rằng họ dành đủ sự quan tâm đến thiết kế chip, Apple sẽ không gặp những tình huống mà mức độ tiêu thụ pin trên điện iPhone tốt nhưng trên iPad lại tệ, bởi mọi thứ đã được giải quyết từ tầng chip. Chắc chắn nó sẽ hiệu quả trên cả hai máy.

pixelmator-photo.jpg

Tác động thực tế


Apple A14 mạnh hơn so với các thế hệ trước, đương nhiên. Nhưng chính xác là con chip này mạnh tới cỡ nào?

Apple vẫn chưa đưa ra các con số cụ thể, họ chỉ nói chung là hiệu năng CPU tăng 40% so với đời trước, hiệu năng đồ họa của GPU thì tăng 30%. Đó là trên iPad Air. Nhưng đây chỉ là con số benchmark thôi, những gì bạn có thể thấy được thường sẽ ít hơn.

Millet chia sẻ: “Chúng tôi hiểu rằng hiệu năng khi chạy đơn luồng (single-thread ) là rất quan trọng với rất nhiều ứng dụng. Thế nên khi chúng tôi nói về những con số cải tiến, chúng tôi cũng nói về hiệu năng đơn luồng nữa (chứ không chỉ tăng hiệu năng vì tăng số nhân xử lý - đa luồng).”

Ủa nhưng nếu như vậy thì iPad Air 2020 với chip Apple A14 mạnh hơn so với iPad Pro 2020 hả? iPad Pro 2020 vẫn còn đang chạy một biến thể đặc biệt của con chip Apple A12 ra mắt hai năm trước.

Không phải thế, iPad Pro vẫn có lợi thế hơn. Con chip Apple A12Z trên iPad Pro 2020 có tới 8 nhân CPU và 8 nhân GPU, nhiều hơn so với A14. Đặc biệt sự khác biệt về nhân GPU đem lại sức mạnh xử lý đồ họa cần thiết để vận hành màn hình độ phân giải cao của nó cũng như chạy các app nặng về đồ họa, game, những thứ mà người dùng iPad Pro sẽ dùng nhiều.

Nhưng tất nhiên Apple A14 cũng có “đồ chơi” riêng, vì các nhân CPU của nó là thế hệ mới nên có một vài thứ nó sẽ hơn so với Apple A12Z.

Hướng đến tương lai


Apple A14 sẽ dùng cho iPad Air và cả iPhone 12, ngoài ra nó cũng sẽ xuất hiện trên những dòng sản phẩm khác của Apple trong tương lai. Có thể năm sau A14 sẽ được trang bị cho những chiếc iPad giá rẻ của mình, giống như những gì Apple từng làm truớc đây (dòng iPad giá rẻ không dùng chip Apple AX như iPad Pro).

Mà thật ra bạn không cần quan tâm tới con chip nằm bên trong làm gì. Đó không phải là cách mà bạn sẽ mua và xài đồ iDevices.

“Chúng tôi dành nhiều thời gian để làm việc với team sản phẩm và team phần mềm, và nhóm kiến trúc thật sự nằm ở trung tâm”. Nhóm của Millet làm nhiệm vụ đảm bảo rằng khi Apple lựa nhiều linh kiện khác nhau ghép lại, từ CPU, GPU, đến camera, màn hình, cảm biến thì tất cả chúng đều hoạt động được cùng nhau. Thế nên một trong những ưu tiên hàng đầu đó là đảm bảo những thứ dùng được cho iPhone thì cũng dùng được cho iPad, như vậy mới đảm bảo trải nghiệm tốt xuyên suốt dù bạn đang dùng bất kì thiết bị nào. Nó phải “scalable” cho nhiều nhu cầu khác nhau, có như vậy thì người dùng mới tự tin dùng sản phẩm Apple.

ipad_air_2020.jpg

Và chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy một con chip Apple A14X xuất hiện trên một chiếc MacBook nào đó, nhất là khi Apple đã thông báo họ sẽ dần dịch chuyển sang dùng kiến trúc chip ARM cho MacBook trong vòng 2 năm tới.

Millet tất nhiên không nói gì, ông chỉ nói “đôi khi sự giới hạn của một nền tảng chính là động lực để sự sáng tạo được sinh ra”.

Cộng đồng iPhone trên Tinh tế

Tinhte.vn/iphone là cộng đồng dành cho anh em dùng iPhone, và trong này bạn sẽ đọc được tất cả thông tin mới về iPhone 12 (tab Mẹo & Tin), thảo luận với những người anh em khác về con máy này, chém gió các điểm mạnh điểm yếu của iPhone 12. Nếu anh em thích thì hãy nhấn nút “Theo dõi” để thuật toán gợi ý thêm bài liên quan tới chủ đề này cho anh em xem khi dùng chức năng ForU của Tinh tế.


Nguồn: Engadget

Deeptalk là dạng bài phân tích sâu, nội dung chất lượng với đồ họa đẹp, coi sướng con mắt. Hình ảnh trong bài Deeptalk được mở rộng ra tối đa để bạn có thể chiêm ngưỡng và đón nhận thông tin theo cách hoàn toàn mới. Hãy pha một ly cà phê thật ngon, vừa nhâm nhi vừa đọc bài Deeptalk nhé, sẽ phê lắm đó!

227 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

con chip khởi động cho chương trình ARM của nhà táo đây rồi, hi vọng hiệu năng đủ để chơi tới bến với intel 😁
vunt
TÍCH CỰC
3 năm
@Phức Hợp =)) Hiện tại đấy, tương lai ko ai nói trước được.
@vunt Bạn nói làm được hãy nói, thì không là nói quá khứ à?
@vunt Nói chung năm nay SoC cũng tiến chậm lại rồi. Dù tiến trình thì vẫn thu nhỏ hơn nhờ không phụ thuộc vào Fab của riêng mình như Intel nhưng qua điểm benchmark thì A14 cũng không nhanh hơn A13 bao nhiêu. Do giới hạn vật lý nữa nên không thêm core được như AMD thì còn lâu mới vượt được PC.

AMD Zen 3 giờ quảng cáo single core nhanh hơn Intel với 16C/32T cho main stream rồi.
TheKites
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Ma Vương _ MT Đương nhiên là không so rồi. Làm Macbook chạy ARM chứ có phải làm Mac Pro chạy ARM đâu mà so với PC.
Vẫn đề vẫn là hiệu năng trên điện năng thôi.
Về mặt phần mềm thì ARM được support quá tốt bao nhiêu năm nay rồi nên chả có gì phải lo cả.
Quá đã. Công nhận quái vật. Mới lấy con air 3 về ,chơi bubg 2 trận mà cảm giác rất sướng.mượt mà
@hoainamaloha Mình cũng vừa download con 12Z và cài lên iPad Air đời đầu, chạy mượt hơn hẳn 😆
mrcuongth
TÍCH CỰC
3 năm
@hoainamaloha Hôm nay thì không! Giờ đây, anh em từ thời 8x và 9x đã có thể 1 lần nữa “chào mừng” Gateway trở lại! Khi mà lúc này Gateway đã bất ngờ âm thầm tung hàng loạt nhưng sản phẩm mới, từ laptop đến Máy tính bảng Android. Vậy thì nhưng sản phẩm mới lần này của họ là gì, phân ra ở nhưng phân khúc nào?
toanitvn
TÍCH CỰC
3 năm
Chỉ kết quả zoom 30x và faceId nhanh hơn là ok rồi, cho quả pin lên tý hẻo quá.
@toanitvn Pro max pin bá đạo nhất trong dòng cao cấp bác còn muốn tốt hơn thì khó. Mình chỉ mong pin nó bền hơn thôi(mọi năm sài cũng tầm này pin còn 90-92%,không hiểu sao pro max năm rồi cũng sài như vậy mà pin tụt còn có 86%.
@Duy Luân 50x mới vỡ chứ 30x trên Heo và Sung vẫn ngon,có lẽ đó là lý do apple chỉ dừng lại ở 30x
@nguyenmanh287 xài ứng dụng kéo pin nhanh thì tuổi thọ của pin cũng xuống nhanh
@Vo Huu Phuc mình sài đt năm này qua năm khác,đòi máy này qua đời máy khác cũng chỉ có ngần đó thứ thôi b. Pin pro max thì tốt thật mà ko hiểu sao nhanh hao pin.
namsla
TÍCH CỰC
3 năm
chờ ra ipad mini 6 chạy a14 thì làm cái^^. mini 5 dùng thấy phù hợp và ổn
@namsla thiết kế như air4 nữa là ngon ngay . em chờ lắm mong còn hơn IP
Nói tới Sam sùng là bực bội con chíp hôi của nó 😌
@phiencho chip A có lợi thế lớn vì Apple "chơi thân" với ARM nên đc ưu ái hơn các hãng khác đấy
@Bão Sài Gòn Mình không tin các phần mềm chấm điểm, trải nghiệm thực tế thì Ê-xì-lốp (kể cả dòng cao) còn thua cả Mediatek.
@Bão Sài Gòn Công nhận chip ê xịt lốp kém hơn cả hiệu năng lẫn pin so với 865 .

Nhưng T không hiểu vì sao mày bực vì tao thấy mày có dùng sung quáy đâu ?
Cười vô mặt
@Bão Sài Gòn Exynos ngày xưa còn ok, giờ ngày càng thua kém.
cuong_uot
TÍCH CỰC
3 năm
A14 trên ipad air 2020 cảm thấy bình thường
@cuong_uot Nó mạnh hơn a13 17%. Bạn thấy bình thường nếu đang sài A13 thì là dĩ nhiên. Chứ mấy bạn đang sài 10-11-12 sẽ khá khác bọt,
vunampro92
ĐẠI BÀNG
3 năm
Năm sau cũng sẽ là quái vật mà 😃
@vunampro92 Sai nhé,.. Năm sau là siêu quái vật... Năm tới là Superman.... Năm kia nữa là trùm cuối nhé.... Và còn nữa
Hóng ipad pro mới a14x, màn miniLed
monopolyzzz
ĐẠI BÀNG
3 năm
quái vật cũng chỉ để chơi game, word excel 😆
@monopolyzzz liên hệ với intel, AMD để gửi complain
@monopolyzzz Thế muốn chơi gì nữa? Chẳng nhẽ e muốn con Hổ phải biết bơi săn bắt cá như con cá mập???
@Dong_ho_the_ky_com biết bắn bi nữa 😁
@quangthegtvtk49 Chết cười pro nhỉ
jamestran
ĐẠI BÀNG
3 năm
năm 2013, chip A7 trên iPhone 5s cũng được gọi là con Quái zật lúc bấy zờ
Namhle
ĐẠI BÀNG
3 năm
@NguyenTuanKiet.ntk Vì 810 mà bao hãng kéo nhau flop luôn 🤣
@Namhle Quả ý được đúng ông Samsung tỉnh đòn còn Exynos gỡ lại =))
@Namhle Hình như có 2 hãng chết từ hôm đó là HTC và LG thì phải, nhờ con 810 mà k ngóc được đầu lên từ đó luôn
Namhle
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Pisces.Mist Sony nữa bạn ơi. K nhớ là Z4 hay sao ấy, còn có cảnh báo là nóng quá gì đó buồn cười lắm
khoa_ha
TÍCH CỰC
3 năm
Cứ quảng cáo bao nhiêu nghìn tỷ phép tính 1s nhưng không biết có cái app nào để đo đc không nhỉ
mrqd
TÍCH CỰC
3 năm
@khoa_ha Vậy lại phải có app xem cái app đo kia đúng hay sai? Rồi lại phải có app...
phiencho
ĐẠI BÀNG
3 năm
@khoa_ha Trải nghiệm ng dùng là phép đo chính xác nhất bạn!
zxcvbn78z
ĐẠI BÀNG
3 năm
@khoa_ha phép tính là phép tính nhị phân, bất cứ thao tác nào trên máy cũng là phép tính đấy bạn
@khoa_ha phép tính nhị phân của con chip. Đây là thông số của nhà sản xuất, kiểu như thông số tăng tốc 0-100km/h của oto vậy. Và chỉ có những người đa nghi hay ngờ vực những thành quả của người khác mới đưa ra câu hỏi như vậy
Thật ra năm nào cũng cho ra một con quái vật mà???
Cười mặt nồi
Carl
CAO CẤP
3 năm
@cau3.daohoa Đâu phải lúc nào cũng được như vậy đâu bạn. Nhìn qua dội Intel gần đây ra con nào là bị chửi con đó.
@Carl Mình đang nói Apple mà. Năm nào Apple cũng ra 1 con chip mới mạnh mẽ hơn lại tốn ít năng lượng hơn hầu hết các con chip khác trên thị trường. Vậy chả phải năm nào cũng có 1 con quái vật rồi còn gì?
Cười vô mặt
Sút lợn
TÍCH CỰC
3 năm
A14: niềm ao ước của Samsung, cơn ác mộng của Sam shit-der.
Chị Sung ơi em mong chị đừng bán điện thoại flagship chạy chíp Ế Xy Loss ở thị trường VN nữa.
SeekerT
TÍCH CỰC
3 năm
@nguyenly2016 Tìm mua bản chip qualcomm đc mà 😃
phiencho
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nguyenly2016 Sang dùng iphone khỏi lăn tăn
😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂
Kinh
dlcky
TÍCH CỰC
3 năm
"Trong thế giới smartphone hiện nay, chỉ một vài hãng có khả năng tự làm SoC cho điện thoại của mình" --> SAI! Những hãng này chỉ có khả năng thiết kế chứ đâu có làm được ra con chip
zrockbuiz
ĐẠI BÀNG
3 năm
@dlcky Samsung nó tự thiết kế và sản xuất đc.
@dlcky làm ý mình là tự design, test này kia 😁 mà để chỉnh lại cho rõ nghĩa nha
Sút lợn
TÍCH CỰC
3 năm
@zrockbuiz Và cũng cùi nhất luôn!
dlcky
TÍCH CỰC
3 năm
@zrockbuiz Samsung thiết kế con chip và samsung sản xuất ra con chip là 2 thằng khác nhau mà, samsung electronic dùng con chip đó làm ra điện thoại lại là 1 thằng khác nữa. 3 thằng lận nên nói Samsung ko biết sao mà lần
zrockbuiz
ĐẠI BÀNG
3 năm
@dlcky Vẫn là trong tập đoàn Samsung
Promickey
TÍCH CỰC
3 năm
Năm nào cũng quái vật mà.
Hi vọng ra 1 con ipad chơi game đập chết ps5 ps6
mystogann0
TÍCH CỰC
3 năm
@Em Giàng A Bông Đồ ở đâu mà ngon vậy ??
@Em Giàng A Bông còn phụ thuộc nhiều vào dev nữa bác ơi. giấc mơ này còn xa lắm 😁
@Em Giàng A Bông Thằng Giàng A Bông ít ra nó còn hút cỏ Mỹ mà lại để thằng e hút lá đu đủ là thế méo nào nhỉ?
@Em Giàng A Bông Đại bàng cơ đấy! chơi đồ ít thôi
taolahieu
TÍCH CỰC
3 năm
chip thì không cần nói gì nhiều, nhưng ios từ 11 trở đi vẫn như coincard họ là sao, mất hẳn cái chất

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019