Đời người như một vai diễn, cuộc đời như sân khấu kịch. Kéo màn…
… chúng ta bước ra,
Chúng ta khóc.
… chúng ta ngáp dài,
Chúng ta đi.
… Kết thúc một đời!
Cuộc đời nào rồi cũng thế thôi. Mở màn sân khấu, bước ra và khóc tiếng khóc vẫy tay chào nhau, rồi bi kịch hay hài kịch qua ngày đoạn tháng, diễn viên ngáp cú ngáp cuối cùng, ra đi ! Chả có gì mang theo ! Chả có ai đồng hành trong chuyến đi cuối cùng ấy ! Trần trụi như ngày lên sàn diễn !
… chúng ta bước ra,
Chúng ta khóc.
… chúng ta ngáp dài,
Chúng ta đi.
… Kết thúc một đời!
Cuộc đời nào rồi cũng thế thôi. Mở màn sân khấu, bước ra và khóc tiếng khóc vẫy tay chào nhau, rồi bi kịch hay hài kịch qua ngày đoạn tháng, diễn viên ngáp cú ngáp cuối cùng, ra đi ! Chả có gì mang theo ! Chả có ai đồng hành trong chuyến đi cuối cùng ấy ! Trần trụi như ngày lên sàn diễn !
Ấy thế mà, có những cuộc đời nhảy múa nhẹ nhàng trên bãi bờ thời gian như giọt sương đêm long lanh trên ngọn lá ; có cuộc đời là chiến trận triền miên, chiến trận với đời và với người, chiến trận cả trong trí óc con tim và cả trong lương tri tâm khảm họ ; có cuộc đời sống mê say không sợ hãi ; có cuộc đời hẹp hòi tạm bợ và tính toán… Cuộc sống muôn mặt ! Và, trong muôn mặt đó, có một mặt của những con người sống trong rác và với rác.
Họ đã không được hỏi ý kiến khi sinh ra. Họ không có quyền chọn lựa khi bước vào sân khấu nào của cuộc đời. Họ là người dân thủ đô đất nước Mozambique, bãi rác của họ chỉ cách sân bay vài dặm. Người ta gọi đó là thùng rác Huléne rộng đến gần 200 ngàn mét vuông. Những con người sống trong và với thùng rác ấy đã diễn kịch bản cuộc đời mình thế nào ?
Nhiếp ảnh gia Bồ Đào Nha José Ferreira đã ghi lại bộ ảnh này. Ông tâm sự rằng mọi khung ảnh đều có tác động vào tâm khảm ông như nhau, không có thích tấm nào hơn tấm nào. Tuy nhiên, trong đó, có một vài tấm rất khó chụp. Khó không vì kỹ thuật hay khoảnh khắc, khó vì phải chứng kiến những cảnh mà ở sàn diễn khác của nhân loại không hề tưởng tượng ra được.
Xe rác chạy vào, họ chạy theo, nhào trộn trong rác. Để làm gì?
- Để kiếm của hư thối mà ăn.
- Để kiếm đồ phế thải bán cho các doanh nghiệp tái chế bán làm giàu.
- Để kiếm đồ đạc còn dùng được.
- Để sinh tồn và chiến đấu với đói khổ!
Hai phụ nữ đang ăn miếng thịt chó thối. Không phải thịt chó đã nấu. Còn sống và bị ôi thối. Với họ, đó là một bữa thịnh soạn. Tác giả ảnh nói, anh ấn tượng nhất là anh đã gặp được những "con người tốt nhất" mà đời anh đã có cơ hội gặp tại thùng rác khổng lồ này. Dù cuộc sống của họ trong thùng rác, có thể dơ dáy nhất thế gian, nhưng họ đã làm cho người khác cảm được tấm lòng, niềm vui, và sự hiếu khách của họ. Nhiếp ảnh gia nói thêm: "Những điều đó, không phải dễ tìm và không phải ở đâu cũng có".
Quảng cáo
Thước đo cuộc đời không phải dài hay ngắn, sướng hay khổ, mà ở chỗ bạn đã sử dụng nó cho chính mình và với mọi người như thế nào. Những người dân ở đây họ bảo: "đôi khi bán đồ phế liệu không đủ tiền sinh sống, và họ lại vui vẻ quay về thùng rác tiếp tục đào bới!" - Thà sống khổ còn hơn phải chết! Và, có lẽ họ cùng bảo nhau rằng: "Hãy sống thế nào để ngay cả người đào mồ lúc ta chết cũng phải tiếc thương".
Có thông tin rằng, chính phủ muốn dẹp thùng rác này vào năm 2014, nhưng nhưng quy hoạch, di dân, tạo công ăn việc làm, mở bãi rác mới... thì dường như bế tắc. Có lẽ kiếp thùng rác lại tiếp tục nối dõi đời này sang đời khác chưa hồi kết thúc. Bể khổ vô biên! Bước vào đời là bước vào cuộc chiến sinh tồn với rác.
Còn bản thân Jose, trải nghiệm này đã giúp anh trân trọng cuộc sống của mình hơn. “Cuộc sống mà chúng ta phí phạm mỗi ngày - vì cứ luôn muốn mình phải ‘được hơn’ nữa, hoặc cứ không hài lòng với những gì mình có – là cuộc sống mà bao người đang mơ ước.”
tinhte.vn
Ảnh José Ferreira