TTBC2024

TTBC2024


Đi tìm lời giải thích vì sao lại có "tuổi mụ" thách thức hậu thế (Tuy củ mà hay)

sangtao70
29/6/2022 21:16Phản hồi: 0
Đi tìm lời giải thích vì sao lại có "tuổi mụ" thách thức hậu thế (Tuy củ mà hay)

Theo cách tính tuổi ở Việt Nam và Trung Quốc, mỗi người đều có thêm một tuổi loại tuổi là tuổi mụ. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu lý do vì sao và từ bao giờ loại tuổi này đã xuất hiện.


Trên toàn thế giới có lẽ chỉ ở Trung Quốc và Việt Nam là có hai loại tuổi, đó là tuổi mụ tuổi thật. Trong tiếng Hán, tuổi mụ được gọi là “hư tuế”, chữ “hư” ở đây có nghĩa là giả, trái nghĩa với chữ “thực”.
Nếu hỏi về tuổi thật, hầu như ai cũng có thể nói một cách dễ dàng, nhưng với tuổi mụ, “hư tuế” thì “hư” ở chỗ nào lại là một câu hỏi rất khó trả lời.

Vậy thì, "tuổi mụ" là gì?
Tuổi mụ
là một phương pháp để tính tuổi truyền thống của người Trung Quốc. Tuổi này được tính trên cơ sở đơn vị là năm.
Vào thời điểm một người vừa chào đời, người đó đã có 1 tuổi vào năm đó. Sau này mỗi một năm trôi qua sẽ tăng thêm một tuổi nữa.
Vào thời kỳ cổ đại, tuổi mụ là cách tính tuổi duy nhất và hoàn toàn không có khái niệm tuổi thật. Bằng cách tính này, người xưa không có khái niệm tính tuổi từ 0 và cũng có không có khái niệm dùng ngày sinh nhật để bắt đầu để tính ra số tuổi.
Cũng theo thói quen dân gian, một đứa trẻ vừa ra đời nếu chưa được 100 ngày, em bé đó sẽ được tính tuổi theo đơn vị ngày. Tuy nhiên nếu đã được hơn 100 ngày tuổi, người xưa sẽ dùng đơn vị năm để tính.

Theo lý luận trên, một người sinh vào ngày 15/3/1990 đến trước lúc giao thừaTết năm 1991 đã được ghi nhận 1 tuổi. Vừa sang năm 1991 thì người đó đã là 2 tuổi.
Như vậy, vào khoảng thời gian trước ngày 15/3/2000 thì tuổi thật của người đó mới là 9 tuổi, nhưng tuổi mụ đã là 11, sai số giữa hai cách tính là 2 tuổi.

(Ảnh minh họa}
Tại sao lại có "tuổi mụ"?
Muốn lý giải được vì sao lại có tuổi mụ, cần phải có kiến thức hiểu biết khoa học trong cách tính toán trong thiên văn học của người Trung Quốc cổ đại.
Theo đó, người Trung Quốc xưa thường quan sát mặt trời lặn, mọc, trời sáng và trời tối mà cho ra đời khái niệm về "ngày".
Trong khi đó, khái niệm về "tháng" được ra đời sau một vòng tuần hoàn lặn, thời điểm mọc của Mặt Trăng và khái niệm về "năm" đã hình thành sau một chu kỳ hè qua đông đến.
Nếu như người hiện đại dùng khái niệm ngày gồm 24 giờ thì người cổ đại xưa chia một ngày thành 12 thời khắc và dùng 12 địa chi gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi để biểu thị.

Với một người vừa chào đời, người Trung Quốc cổ đại thường ghi lại giờ sinh mà không quan tâm nhiều đến yếu tố ngày, tháng. Đây cũng là một lý do mà người xưa không coi trọng ngày sinh nhật như chúng ta ở hiện nay.
Bên cạnh đó, người cổ đại cũng đặc biệt chú ý đến yếu tố sinh thần, có nghĩa là cầm tinh và con giáp. Người Trung Quốc xưa dùng 12 động giáp tương ứng, đại diện cho 12 địa chi.
Một người sinh ra vào năm nào thì sẽ có địa chi của năm đó. Do vậy người xưa thường không con giáp đại diện hơn là nhớ năm sinh cụ thể.

Cách ghi nhớ này tồn tại một số vấn đề. Đầu tiên là việc dùng năm làm đơn vị, mỗi năm sẽ tương ứng với một con giáp mà không quan tâm đến yếu tố ngày tháng hay thời khắc này.
Thứ hai, nếu tính theo cách này, một người sinh ra vào ngày cuối cùng trong năm cũng sẽ có chung con giáp với người sinh ở giữa năm hoặc đầu năm. Tuổi mụ chính là kết quả của cách ghi nhận tuổi này.

Quảng cáo



Hiện tại rất nhiều người trẻ tuổi không hiểu gì về tuổi mụ. Họ cho rằng có tuổi mụ là kết quả của quan niệm “xấp xỉ” hay “tương đối” của người Trung Quốc mà ra.
Họ cho rằng, người Trung Quốc không có đầu óc khoa học, mọi thứ cứ “tương đối” là được rồi. Vì vậy, vấn đề tuổi tác chỉ cần tính toán đại khái chứ không cần sự chính xác, cho nên, người ta dùng năm chứ không tính ngày lẩn tháng.
Lại có người cho rằng đây là do tâm lý "muốn chiếm lợi" của người Trung Quốc gây ra. Vì tuổi mụ cao hơn tuổi thật cho nên tuổi thọ của người đó cao hơn và người đó sẽ cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn hơn.
Còn có người cho rằng, đây là do sự bất đồng về thời điểm tính toán sự bắt đầu của một sinh mệnh.
Người hiện đại dùng thời điểm sinh ra để tính thời điểm bắt đầu của sinh mệnh còn người cổ đại lại dùng thời điểm bắt đầu mang thai để tính. Bởi vì một đứa trẻ đã tồn tại trong bụng mẹ 10 tháng tuổi rồi.

Tuy nhiên, những giả thuyết này đều là kết quả của sự suy đoán chứ không có căn cứ được ghi chép trong lịch sử. Cho nên tuổi thọ của người đó cao hơn và người đó sẽ cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn hơn.
Còn có người cho rằng, đây là do sự bất đồng về thời điểm tính toán sự bắt đầu của một sinh mệnh.
Người hiện đại dùng thời điểm sinh ra để tính thời điểm bắt đầu của sinh mệnh còn người cổ đại lại dùng thời điểm bắt đầu mang thai để tính. Bởi vì một đứa trẻ đã tồn tại trong bụng mẹ 10 tháng tuổi rồi.
Tuy nhiên, những giả thuyết này đều là kết quả của sự suy đoán chứ không có căn cứ được ghi chép trong lịch sử.
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019