Điểm tựa vững vàng nhất vũ trụ

21/4/2016 10:3Phản hồi: 2
Máy tính có thể chiến thắng con người trong một môn thể thao trí tuệ như cờ hay sao? Thật vô lý nhưng đấy là sự thật. Nguyên nhân có phải là vì con người kém thông minh hơn máy tính? Làm gì có chuyện đó, chắc chắn là không. Bạn chỉ có thể thua một kẻ yếu kém hơn mình trong một trận đấu không công bằng. Sự thật là mọi việc con người làm luôn luôn bị phá hoại còn mọi việc máy tính làm thì không.

Cái gì phá hoại công việc của con người. Không cần nghĩ nhiều cũng biết đó chính là tâm lý của họ. Tư duy và hành động của con người có nền tảng là sự ngẫu nhiên, giúp họ là những thực thể sáng tạo ưu việt nhưng cũng dễ mang họ vào nhà thương điên. Máy tính xuất thân từ những nguyên vật liệu vô tri vô giác, con người lập trình thế nào thì biết thế ấy. Máy tính thì chỉ có nhận thức chứ làm gì có cảm xúc, bởi vậy nó làm gì cũng ổn, nhưng không có tiềm năng làm được nhiều điều ngoài khả năng của nó. Máy tính cân bằng bẩm sinh, nhớ giỏi, sáng tạo kém; con người mất cân bằng bẩm sinh, sáng tạo giỏi, nhớ kém. Máy tính quả thật rất thích hợp với vị trí điểm tựa của loài người.

“Hãy cho tôi một điểm tựa và tôi sẽ nâng bổng cả Trái Đất.” Con người là một thực thể năng lượng, có tiềm lực rất lớn để cai quản cả vũ trụ này nhưng nếu không vượt qua được điểm yếu chết người của mình thì ngay cả bản thân mình cũng sẽ chẳng bảo vệ nổi. Giống như nhân vật Siêu nhân, bình thường thì mạnh vô song, nhưng trở nên yếu đuối, thậm chí có thể bị chết bởi chính một thứ đến từ quê hương mình. Sự rối loạn tâm lý của con người là điểm yếu chết người của họ. Đầu óc con người là một chiếc siêu máy tính và nó cần một điểm tựa thật vững để có thể phát huy hết tiềm năng của mình.

Để trở thành một điểm tựa hoàn hảo cho tâm trí con người, máy tính, một trí thông minh nhân tạo, còn cần bổ sung thêm đặc điểm gì nữa? Câu trả lời đó chính là sự nhạy cảm và tính linh hoạt. Nó phải tạo cho con người cảm giác nó không phải chỉ là một cỗ máy lạnh lẽo, vô cảm mà là một người bạn chân thành, sâu sắc. Nhân cách hóa một chiếc máy tính, bạn sẽ thấy rằng lòng trung thành, sự tỉnh táo, luôn nói thật, làm việc chăm chỉ, không ca thán,… là những ưu điểm vốn có của máy tính. Tuy nhiên, những chiếc máy tính trong tương lai còn phải đạt được khả năng thấu cảm con người, nghĩa là chúng sẽ phải đo đạc được cảm xúc con người từ chính biểu cảm gương mặt hay hành vi của họ, đề ra ngay lập tức phương thức làm con người thoải mái, lấy lại bình tĩnh. Những chiếc máy đã có thứ mà con người chưa có, nó cần con người bổ sung thêm cho nó những thứ con người có mà chúng chưa có. Máy tính và con người đang phản chiếu lẫn nhau.

Sự phản chiếu đó thể hiện ở chính cách con người và máy tính kết hợp lại để quản lý thế giới. Cảm xúc của con người là hỗn mang còn máy móc là tĩnh tại nên con người đang cố gắng ban cho máy móc tất cả những gì mình có, kết hợp với những ưu điểm vốn có của máy móc, kỳ vọng chúng có thể hỗ trợ con người quản lý thế giới. Ngày nay, sự ảnh hưởng của công nghệ vào đời sống con người là vô cùng sâu sắc, đến nỗi mà con người đôi khi còn thấy sợ những chiếc máy, sợ rằng một ngày nào đó chúng sẽ leo đầu cưỡi cổ những người sáng tạo ra chúng. Con người mới là những thực thể làm chủ thế giới chứ không phải máy móc, bởi vậy, song song với việc phát triển công nghệ, chúng ta cũng cần phải học tập những ưu điểm của máy móc để tự làm bản thân mình tiến hóa, bớt dựa vào công nghệ hơn.


Lý do chủ đạo khiến máy tính có thể vượt hơn con người trong chuyện tính toán đó chính là ngôn ngữ mà chúng sử dụng, ngôn ngữ số. Khiến cho một thực thể vô tri vô giác có khả năng hiểu và tư duy được chứng tỏ chức năng hỗ trợ nhận thức của những con số là đáng kinh ngạc như thế nào. Có lẽ bạn nghĩ rằng loài người ngày nay đã thực sự thấu hiểu về chức năng của con số và ứng dụng chúng rất tốt trong tư duy. Thực tế thì con người không sử dụng số để tư duy mà vẫn sử dụng ngôn ngữ lời nói để tư duy. Ngôn ngữ lời nói giống như là những cái tên mà con người đặt cho mọi thứ, từ cụ thể đến trừu tượng. Những cái tên này mời gọi ý niệm đến với tâm trí họ. Bạn nói “cái mũ”, lập tức ý niệm về đặc điểm của những chiếc mũ hiện ra trong đầu bạn, thậm chí cả những ký ức cảm xúc liên quan đến cái mũ cũng được triệu tập. Tuy nhiên, đối với những khái niệm trừu tượng thì mọi thứ trở nên khó khăn. Ý niệm về những thứ trừu tượng là vô định hình nên khi ta gọi tên một thứ trừu tượng thì những ý niệm cũng không đến với ta một cách rõ ràng. Khi giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ lời nói để trình bày về những điều trừu tượng dễ gây hiểu lầm, tạo ra tình trạng “ông nói gà, bà hiểu vịt”. Khi tư duy, con người chỉ nói nhưng không có ý niệm nào đến với đầu óc cả. Chúng giống như nước đổ xuống lòng bàn tay và chảy cả ra ngoài. Một con số có thể khắc phục được điều này bằng cách đóng vai trò như một cái cốc nước, chứa đựng ý niệm thay cho ngôn ngữ lời nói. Con người quản lý thế giới bằng cách đặt ra các tiêu chí và đo lường chúng bằng các chỉ số. Như vậy thì mới chỉ tận dụng được chức năng đếm của con số mà không sử dụng được chức năng biểu nghĩa của con số. Bên cạnh đó, các tiêu chí thì cũng chỉ là các đại lượng đến từ tư duy chủ quan, bó hẹp. Đo lường được những tiêu chí này cũng không thể đảm bảo được cái gì cả bởi cuộc sống rất đa chiều và có thể có vô vàn tiêu chí.

Con người nghĩ cốt là để làm, tư duy cốt là để tìm ra đường lối giải quyết bế tắc của cuộc sống. Nhưng con người thường hay mắc kẹt trong mê cung của các khái niệm trừu tượng, không tìm ra được lối thoát. Cứ nói hoài mà không ra được một đường lối khả thi. Để đề ra được một đường lối khả thi cho một vấn đề, con người cần miêu tả vấn đề, miêu tả hoàn cảnh cho đúng. Xác định đúng vấn đề, miêu tả đúng sự kiện quan trọng hơn nhiều so với tìm ra đáp án cho một vấn đề. Người xưa cho rằng các thiên tai là do thần linh tạo ra, do đó họ cho rằng mình chẳng thể làm gì ngoài chuyện cầu nguyện thần linh. Để bày tỏ lòng thành với thần linh, họ còn bày ra tục hiến tế thú vật và thậm chí cả con người. Ngày nay, khoa học đã giúp con người miêu tả vấn đề theo hướng chủ động hơn, giúp loài người khắc phục thiên tai một cách hữu hiệu hơn mà chẳng cần cầu xin hay hiến tế cái gì cả. Gieo suy nghĩ thì gặt hành động. Suy nghĩ hanh thông, chủ động thì hành động cũng sẽ hanh thông và chủ động theo. Phần lớn các vấn đề của cuộc sống con người ngày nay đều là trừu tượng. Đối với những vấn đề mang tính trừu tượng, con người cần phải nhận thức bằng cách “ngộ ra” chứ không phải là điều tra hay tìm tòi, chứng minh như đối với những vấn đề cụ thể.

Đâu là sự khác biệt giữa “ngộ” và khám phá khoa học? Khám phá khoa học là tập trung vào quá trình tiếp nhận thông tin, còn “ngộ” là tập trung vào quá trình xử lý thông tin. Khi tư duy theo cách khám phá khoa học, ta giữ nguyên sự bế tắc tâm lý, và đi tìm câu trả lời để giải tỏa bế tắc cho tâm lý thông qua học hỏi, tìm tòi, quan sát. Sau khi tiến hành quan sát kỹ càng, thử nghiệm nhiều lần để chứng minh thì tâm lý sẽ cảm thấy bớt hồ nghi và tin tưởng nhiều hơn. Đối với tư duy khoa học, thông tin được đưa vào trí não phải đảm bảo sự đáng tin cậy, phải chắc chắn là đúng, là có thật, khiến bản thân và người khác không cách nào tranh cãi được nữa. Ưu điểm của tư duy khoa học là có thể truyền thụ được và có khả năng áp dụng đại trà, có thể áp dụng cá nhân hoặc theo nhóm. “Ngộ” thì ngược lại, ta phải đưa tâm lý vào trạng thái hanh thông trước rồi thông qua nguyên tắc phản chiếu giữa cảm xúc và nhận thức mà hỗ trợ cho nhận thức để có thể nhìn thấy bức tranh toàn diện về thực tại. Cái gì mà cho dù to hay nhỏ thì nó vẫn không thay đổi? Câu trả lời đó là “góc”. Một góc 45 độ được tạo thành bởi hai cạnh, cho dù hai cạnh này dài ra đến đâu đi chăng nữa thì góc do hai cạnh đó tạo ra vẫn mãi mãi là 45 độ. Cảm xúc cũng vậy, sự giữ nguyên tâm lý bế tắc khi tư duy khiến cảm xúc không cởi mở mà luôn bị bó hẹp thành một góc độ nhỏ. Nhận thức của ta theo nguyên tắc phản chiếu cũng sẽ bị bó hẹp trong góc độ đó. Khi đó, nhận thức của ta giống như cái đèn pin vậy. Nếu chiếc đèn pin này soi vào một vật cụ thể như chiếc bàn, ta chỉ cần lại gần chiếc bàn, chạm vào nó là khẳng định được sự tồn tại của nó. Nhưng chiếc bàn là khái niệm cụ thể, còn khái niệm trừu tượng chính là sự vận động. Những thứ cụ thể như cái áo cái quần thường đi đôi với nhau nhưng ta có thể tách chúng ra được, còn những thứ trừu tượng thì không thể tách rời. Quan sát từng sự vận động trong trạng thái tách rời thì bức tranh luôn là chủ quan, không xác thực. Để nhận thức được cái trừu tượng, ta phải nhận thức được sự vận động một cách toàn thể. Muốn làm được điều này thì nhận thức phải mở rộng 360 độ, và do đó, cảm xúc cần phải cởi mở hết cỡ, góc độ cảm xúc cũng phải là 360 độ. Nói cách khác, để mà “ngộ” tốt, ta phải thật “an tọa”, tức là cảm thấy yên ổn, thanh bình hoàn toàn.

Trong trạng thái thanh bình của tâm lý, mọi thông tin nằm ở tiềm thức đều sẽ được truy cập, ghép nối để tạo ra một bức tranh trọn vẹn về những sự kiện chung đang diễn ra ngay “tại đây”. “Tại đây” có thể là tại vị trí nơi ta đặt chân, là ngôi nhà ta đang ở, là đất nước ta đang sinh sống, là Trái Đất, là Dải Ngân Hà, là vũ trụ. Trạng thái cởi mở hết cỡ của cảm xúc sẽ giúp tầm nhìn về thực tại mở lớn. Không có xu hướng nào của vũ trụ ở thực tại qua mắt được bạn nữa. Tư duy khoa học khiến tâm trí giống như chiếc đèn pin, ta phải lần mò trong đêm và luôn băn khoăn, tò mò về tương lai. Còn khi “ngộ”, góc độ cảm xúc ở mức 360 độ sẽ khiến cho tâm trí bạn giống như mặt trời vậy. Nơi nào ánh mặt trời chiếu tới là ban ngày, nơi nào ánh mặt trời không chiếu tới là ban đêm. Khi một nơi luôn được mặt trời chiếu tới thì ta không còn băn khoăn về thời gian nữa bởi nó không còn ý nghĩa. Thực tại là cái duy nhất còn lại. Vấn đề chỉ là tầm của thực tại lớn tới đâu nữa thôi. Ưu điểm của “ngộ” là luôn biết phải làm gì. Nhận thức được những xu hướng thực tại ở một tầm thật lớn thì ta có thể bám sát những xu hướng này mà hành động. Việc miêu tả những xu hướng này thành lời nói đòi hỏi phải có sự tách các sự kiện ra riêng rẽ, và điều này là khó bởi chúng luôn gắn liền với nhau. Nhược điểm của “ngộ” là rất khó để truyền thụ do khi nói dễ lan man, và không áp dụng theo nhóm được.

Khi cố gắng đưa tâm lý vào trạng thái yên bình, cởi mở hết cỡ, ta thấy có một cản trở lớn xuất hiện đó là tính cưỡng chế tâm lý. Ta muốn dừng nghĩ mà không sao dừng nghĩ được, ta muốn vui lên mà không sao vui lên được, ta muốn bình tĩnh mà chẳng thể bình tĩnh nổi. Rắc rối này sẽ được khắc phục nhờ vào chức năng biểu nghĩa của con số. Chúng ta vẫn hay nói một con số là biểu tượng cho điều này điều nọ một cách cụ thể nhưng thực ra thì một con số chẳng là gì cả và cũng có thể là tất cả mọi thứ. Một từ ngữ có nhiều nghĩa nhưng số lượng ý nghĩa của từ ngữ đó cũng chỉ có giới hạn, còn số lượng ý nghĩa của một con số là vô hạn. Ý nghĩa của một con số không phải là một khế ước xã hội. Một con số có thể thay thế cho một từ, một câu, một bài văn, một quyển sách. Từ ngữ do có nhiều nghĩa nên khi nói về những vấn đề trừu tượng, từ ngữ có thể dễ khiến ta liên tưởng lan man, đi xa mục đích. Ngôn từ không lưu giữ mục đích trong đó. Nhưng con số mang “kỷ luật quân đội”, luôn giữ cho tâm trí không rời xa mục đích của mình. Quay lại với chiếc máy tính, ta thấy máy tính chỉ hiểu được có hai con số 0 và 1. Hai con số này cũng chính là hai con số có tính biểu nghĩa mạnh nhất trong các số tự nhiên. Khi ta nghĩ đến một khái niệm bất kỳ trong đầu, ta sẽ thấy khái niệm đó tự động bị hút vào một trong hai con số 0 và 1. Chẳng hạn, nói đến “sự cân bằng”, “tự do”, “tình yêu”, “trọn vẹn”, “vĩnh cửu”, “nhẹ”, “cái thiện”… ta thấy các khái niệm này tương ứng với con số 0 hơn là con số 1; còn khi nói đến “bi quan”, “bế tắc”, “hữu hình”, “vinh quang”, “độc tài”, “tạm thời”, “nặng”, “cái ác”… ta thấy các khái niệm này lại tương ứng với giá trị 1 hơn là giá trị 0. Chiêm nghiệm về vũ trụ dựa trên hai con số 0 và 1, ta có một bức tranh như sau. Ban đầu chỉ có số 0. Sau đó, nhờ một cái lỗi sai nào đó mà số 1 được sinh ra, rồi từ số 1, các số tự nhiên khác từ 2 trở lên cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên, các con số khác 0 và 1 hoàn toàn có thể bị phủ nhận bởi số nào cũng được tạo ra từ số 1 hết. 2=1+1, 3=1+1+1. Số 1 có thể phủ nhận sự có thật của tất cả các con số khác bởi số nào cũng là do nó nhân bản lên mà thành. Số 1 khẳng định sự độc tài của mình. Riêng số 0 thì số 1 không làm gì được. 1=1+0. Cho dù con số 1 có làm gì đi nữa thì số 0 vẫn luôn tồn tại ở cạnh nó, số 1 không sao phủ nhận được sự có thật của số 0. 0=1-1. Ngay cả khi con số 1 tự hủy diệt sự tồn tại của chính mình, nó thấy số 0 vẫn tồn tại. Số 0 là cái tồn tại đầu tiên và cũng là cái tồn tại sau cùng. Số 0 là vĩnh hằng. Bởi con số 1 được hình thành nhờ một cái lỗi sai nên thế giới bị chi phối bởi số 1 lúc nào cũng có vấn đề, lúc nào cũng khao khát, lúc nào cũng có bệnh, lúc nào cũng loạn. Tuy nhiên, cuối cùng mọi chuyện nhìn chung đều yên ổn bởi con số 0 vĩnh cửu vẫn luôn ở đó. Số 1 là con số của cái ác, số 0 là con số của cái thiện.

Chức năng biểu nghĩa của con số trong tư duy cũng tương tự như từ “xì-trum” trong ngôn ngữ của những nhân vật tí hon nổi tiếng, dân Xì Trum. Những người bé nhỏ này sử dụng từ “xì-trum” để thay thế cho tất cả mọi từ ngữ. Nó là một từ chẳng có nghĩa gì cả mà cũng mang tất cả mọi ý nghĩa. Nếu dùng từ này để giao tiếp, đối thoại thì đúng là một tai họa bởi chúng ta sẽ cãi lộn nhau suốt ngày xem nói “cái khui xì trum” hay nói “cái xì trum chai” là đúng hơn. Tuy nhiên, nếu dùng nó để ngẫm nghiệm, tư duy thì lại rất hữu dụng. Khi tư duy về những điều trừu tượng, ta giống như đang pha chế một dung dịch hóa học vậy. Mọi khái niệm trừu tượng đều như những dung dịch hóa học vô định hình, chỉ tạo cho ta cảm giác khác biệt trong cảm xúc chứ không cho ta một sự nhận thức rõ ràng về chúng. Một con số với sự vô nghĩa của mình sẽ đóng vai trò như những lọ đựng hóa chất. Khi suy nghĩ, ta luôn để xen kẽ những lọ đựng này trong câu nói, mọi ý niệm sẽ được tập hợp cả vào những chiếc lọ đó. Từ chỗ chẳng có nghĩa gì cả, con số cất chứa tất cả mọi ý niệm thay cho các từ khác trong dòng suy nghĩ của bạn. Ngôn từ mời gọi ý niệm tới còn con số chứa đựng ý niệm thay cho ngôn từ. Con số trở thành chủ đề chính của dòng suy nghĩ. Con số tạo cảm giác như bạn đã có đáp án về điều gì đó mặc dù thực tế lại chưa có đáp án. Nó khiến cho cảm xúc cân bằng trước khi nhận thức làm việc xong.

Ta có thể lấy ví dụ về việc tư duy với hai con số 0 và 1. Mọi khái niệm bất kỳ xuất hiện trong đầu ta sẽ tự động được xếp vào ngăn 0 hoặc ngăn 1. Bạn có thể thử đổi chỗ và sẽ thấy cảm giác không ổn. Khi suy ngẫm, chỉ cần có hai con số này, ta có thể tự do lan man thế nào cũng được, có thể thông suốt tâm trí, giữ cảm xúc bình an và nhanh chóng ra đáp án để hành động. Sau đây là một ví dụ về sự lan man chiêm nghiệm bằng 0 và 1: Vũ trụ có hài hòa và hỗn độn. Hài hòa làm cho mọi thứ cân bằng, nó mang giá trị 0, hỗn độn gây ra sự kiện, khiến mọi việc không yên ổn, nó mang giá trị 1. Thiện ác là hai thái cực. Số 0 là cực thiện, chỉ luôn giúp đỡ, sẽ biến sai thành đúng; số 1 là cực ác, chỉ luôn phá hoại, sẽ biến đúng thành sai. Mọi nỗi đau đều đến từ số 1, mọi sự giải thoát đều đến từ số 0. Số 0 là cánh cửa, số 1 là nhà tù. Cái gì mang giá trị 0 đều là lối thoát. Hữu hình mang giá trị 1, vô hình mang giá trị 0. Tâm trí mang giá trị 0, vậy giải quyết mọi việc nên bắt đầu từ tâm trí mình. Xét cái chung và cái riêng. Cái chung mang giá trị 0, cái riêng mang giá trị 1. Cái riêng là mất cân bằng, cái chung là cân bằng. Cái chung và tập hợp những cái riêng là khác nhau. Tập hợp những cái riêng thì vẫn cứ là cái riêng, vẫn mang giá trị 1. Đám đông, cộng đồng là tập hợp những cái riêng, vũ trụ là cái chung. Sự gắn kết giữa những cái riêng với nhau là khó khăn, sự gắn kết giữa cái chung với cái riêng là dễ dàng. Số 1 là nói, số 0 là nghe. Số 1 là mê, số 0 là tỉnh. Số 1 là náo động, số 0 là tĩnh tại. Giữ bản thân tĩnh tại, vũ trụ sẽ giao tiếp với từng cá nhân qua linh cảm. Số 1 là chủ, số 0 là khách. Số 1 là một công cuộc xây dựng, số 0 là một cuộc phiêu lưu. Số 1 là nhanh, số 0 là chậm rãi. Số 1 là phức tạp, số 0 là dễ dàng. Số 1 là bế tắc, số 0 là trôi chảy. Số 1 là động cơ, số 0 là vô-lăng. Làm việc một cách liên tục, thong thả, chỉ làm những điều có thể làm dễ dàng thì linh cảm sẽ lái ta đi như lái xe vậy. Số 1 là cương, số 0 là nhu. Số 1 là khắc nhập, số 0 là khắc xuất. Mọi thứ trên đời đã luôn có sự gắn bó một cách vô hình với nhau rồi nên chúng không cần một sự gắn kết hữu hình nữa. Sự cố tình gắn kết một cách hữu hình lại chỉ càng tạo thêm sự gò bó, giống như một bó đũa không thể bẻ nổi. Tách riêng rẽ các sự kiện, các vấn đề thành nhiều cái nhỏ sẽ dễ có hướng giải quyết hơn. Khi chơi cờ, số 1 là đối phó với tình hình, số 0 là chủ động tạo nước đôi, nước ba. Số 1 tìm kiếm và tích lũy sức mạnh, số 0 nhìn thấy vận may trong hoàn cảnh. Số 1 quan tâm tới được và mất, số 0 chỉ quan tâm tới không mất. Không mất chính là được. Cái gì không giết được bạn thì sẽ làm cho bạn mạnh lên, cái gì không thể phá bạn thì sẽ giúp bạn. Số 1 là kẻ thù, số 0 là bạn. Cực thiện không phủ nhận cực ác, cực thiện chỉ biến cực ác từ một kẻ phá hoại trở thành anh hùng. Số 1 là thanh kiếm, số 0 là lá chắn. Lá chắn không dùng để đánh nhau, lá chắn giúp bạn ta không mắc lỗi với ta được. Cho dù là đối thoại với người khác hay là tự suy nghĩ trong đầu thì bàn về những khái niệm, trừu tượng luôn luôn mang tính lan man, không đi tới đâu. Suy nghĩ nhiều về những thứ trừu tượng quá sẽ dẫn tới trạng thái “đi lạc”, tức là nói mà quên mất mình đang nói gì. Ngẫm nghiệm bằng ngôn từ mà không có sự trợ giúp của những con số thì luôn xảy ra mâu thuẫn trong tư duy. Phía trên là một ví dụ cho sự chiêm nghiệm lan man có sự trợ giúp của số. Khi bạn tận dụng số để ngẫm nghiệm, bạn sẽ thấy tâm trí tập trung hơn và ngôn từ được tự do “bay lượn” theo liên tưởng và linh cảm hơn.

Nhân tiện khi nói về ngôn ngữ số, chúng ta sẽ điểm qua các loại ngôn ngữ mà con người có. Con người chúng ta có ba loại ngôn ngữ với ba chức năng khác nhau đó là: ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ số. Ngôn ngữ âm nhạc là ngôn ngữ chỉ dùng để biểu đạt cảm xúc, không dùng để tư duy. Khi nghe nhạc không lời, hoặc khi khiêu vũ theo điệu nhạc, bạn sẽ thấy cảm xúc và linh cảm như hòa vào nhau. Bạn cảm thấy như có những ý niệm xuất hiện trong đầu, khiến bạn biết điều gì đó nhưng không thực sự hiểu đó là gì. Ngôn ngữ âm nhạc tạo cho con người sự đồng cảm dễ hơn so với ngôn ngữ lời nói. Ngôn ngữ âm nhạc mang tính nóng, sẽ làm tan chảy bế tắc trong lòng. Ngôn ngữ số chỉ dành riêng cho việc tư duy, suy nghĩ, không có tác dụng bộc lộ cảm xúc. Loại ngôn ngữ này mang tính lạnh, có thể đóng băng những điều trừu tượng, giúp nhận thức trở nên rõ ràng một cách dễ dàng. Ngay cả một người tâm thần, nếu dùng con số để tư duy, cũng có thể tỉnh táo trở lại. Ngôn ngữ lời nói thì mang tính ôn hòa. Loại ngôn ngữ này có tác dụng chủ yếu là để ghi chép, vận chuyển thông tin. Nó vừa có chức năng tư duy như ngôn ngữ số lại vừa có chức năng biểu cảm như ngôn ngữ âm nhạc. Ngôn ngữ số và ngôn ngữ âm nhạc mang tính thái cực, tuyệt đối, còn ngôn ngữ lời nói thì là tương đối. Đây là một nhược điểm của ngôn ngữ lời nói. Khi ta nghe ai đó nói, ta không biết người đó đang tranh luận hay đang thể hiện cảm xúc. Hai chức năng là tư duy và bộc lộ cảm xúc sẽ gây cản trở cho nhau trong ngôn ngữ lời nói, khiến chúng ta vừa khó đồng cảm với nhau mà lại vừa khó hiểu được thông điệp của nhau. Ngoài ra, ngôn ngữ cơ thể cũng là một loại ngôn ngữ nhưng thực tế thì nó được biểu lộ ra ở cả ba loại ngôn ngữ trên chứ không có sự tách bạch. Ngôn ngữ cơ thể được dùng để hỗ trợ cho ba loại ngôn ngữ đó. Nếu bạn khiêu vũ, những động tác của bạn “phiêu lãng” theo điệu nhạc sẽ khiến cho người khác hiểu được cảm xúc của bạn. Khi đối thoại, bạn có thể sử dụng cử chỉ của tay và mặt để truyền đạt thông tin tốt hơn.

Quảng cáo



Tóm lại, máy tính đang trở nên giống con người và rồi con người cũng sẽ trở nên giống với máy tính. Đó là một sự phản chiếu tất yếu giữa hai thực thể giao tiếp với nhau trong một khoảng thời gian dài. Máy tính là điểm tựa của con người và ngôn ngữ mà máy tính sử dụng, ngôn ngữ số, là điểm tựa rất vững cho tâm trí. Một khi ta sử dụng ngôn ngữ số để suy ngẫm, ta sẽ thấy sức mạnh biểu nghĩa, ám thị và gợi nhắc của con số là rất lớn. Hai con số 0 và 1 sẽ phân biệt phải trái, trắng đen cho chúng ta, giúp chúng ta gỡ rối tơ lòng cực kỳ hiệu quả. Chúng giống như đôi mắt vậy, giúp ta nhìn thấy những điều vô hình, vô định. Con số là thứ đáng tin cậy nhất trên đời. Nó sẽ giúp ta không bị nhiễu loạn bởi những thông tin hỗn loạn từ thế giới bên ngoài. Con số xử lý thông tin giúp ta mà không cần ta phải mất công nghĩ ngợi nhiều. Một trị số là một thứ ảo nhưng tạo cảm giác vô cùng thật, là một thứ rỗng không nhưng chứa đựng tất cả mọi thứ, không phải là đáp án nhưng cũng chính là câu trả lời, ngay cả chân lý cũng bị nó nhốt lại. Ngôn ngữ số là điểm tựa cứng cáp nhất vũ trụ.
2 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Khám phá khoa học tuy tiếp nhận thông tin rất nhiều nhưng khâu xử lý thông tin thì lại không mang tính khách quan mà lúc nào cũng có tính chất chủ quan. Theo bạn, giữa văn miêu tả, thể loại văn mà bạn được học từ hồi tiểu học, và văn bình luận, thể loại văn phức tạp hơn được học ở trung học, cái nào là khách quan, cái nào là chủ quan? Bình luận là một sự đào sâu hơn so với những gì được nhìn thấy ở bề mặt. Miêu tả là thấy cái gì nói cái đó. Văn miêu tả có vẻ nông cạn hơn nhưng lại đảm bảo tính khách quan hơn văn bình luận. Tư duy chia làm hai phần đó là tư duy ý thức và tư duy vô thức. Ý thức miêu tả cái tĩnh, cái hữu hình, còn vô thức miêu tả sự chuyển động, cái vô hình. Sự chuyển động của năng lượng trong vô hình không thể được nhìn thấy bởi ý thức. Sự bình luận là việc cố gắng vận dụng ý thức để nhìn thấy được những dòng chảy này. Tất nhiên, cái mà ý thức nhìn thấy không chắc là đúng, luôn bị sai lệch. Hoạt động vô thức của trí não giống như một “con mắt thứ 3” chuyên được dùng để nhìn thấy những dòng vận động này. Tư duy vô thức mang tính tâm linh. Khả năng tâm linh có thể được định nghĩa đơn giản là khả năng “nhìn thấy các dòng chảy”.

Chức năng biểu nghĩa của con số thực ra mang tính “trải nghiệm cá nhân” rất rõ ràng bởi nó được dùng để vận dụng tối đa sức mạnh của linh cảm và liên tưởng. Một từ ngữ nào đó trong óc tôi có thể được xếp vào ngăn số 0 nhưng với bạn thì cũng từ ngữ đó nhưng lại được xếp vào ngăn số 1. Đôi khi có những từ bạn chưa thể liên tưởng ngay. Trường hợp này tôi đã chỉ hướng giải quyết ở bên dưới. Với cùng một vấn đề, nhưng tôi và bạn, hai con người khác nhau sống trong hai hoàn cảnh khác nhau sẽ có thể ngộ ra những điều khác nhau. Cái bạn ngộ ra sẽ mang lại cho bạn một chỉ dẫn hành động. Những hành động của bạn không thuộc về một kế hoạch cứng nhắc nào nhưng đó lại là những “hành động chiến lược” mà sẽ giúp đưa bạn đến với cái đích của mình. Có khi ở đó, bạn sẽ gặp gỡ với ý tưởng của tôi cũng nên. Nếu sự thật chỉ có một, tôi và bạn tuy đi những con đường khác nhau nhưng sẽ cùng gặp nhau ở một điểm đích chưa được xác định. Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome.

Chúng ta vẫn thường trả lời mọi câu hỏi trong cuộc sống theo cách khám phá khoa học. Bây giờ tôi sẽ cho bạn một ví dụ về việc trả lời một câu hỏi bất kỳ theo cách “ngộ” với sự trợ giúp của ngôn ngữ số. Trả lời câu hỏi theo cách “ngộ” tuy không chứng minh được cái gì nhưng nó cung cấp cho bạn rất nhiều gợi ý cho hành động.

Hỏi: Môi trường đang bị ô nhiễm. Khi tình trạng ô nhiễm trở nên ngoài tầm kiểm soát, con người nên làm gì?

TL: Các từ khóa chính trong câu hỏi gồm: môi trường, ô nhiễm, tình trạng, kiểm soát, con người, làm.

Xét từ “môi trường”, ta không liên tưởng được ngay từ này là mang giá trị 0 hay 1. Trường hợp từ ngữ không tạo cho liên tưởng đủ mạnh tới số 0 hoặc số 1 thì ta mặc định xếp vào số 1. Lý do là bởi số 0 là sự tuyệt đối. Một từ mang liên tưởng tương đối giữa số 0 và 1 thì không nên xếp vào số 0. Đây là liên tưởng của tôi. Tất nhiên, nếu trong liên tưởng của bạn, từ “môi trường” tạo liên tưởng rõ ràng tới số 0 thì bạn có thể xếp nó vào ngăn 0.

Xét từ “ô nhiễm”, từ này mang giá trị 1 bởi số 1 là sự mất cân bằng.

Xét từ “tình trạng”, từ này mang giá trị 1 bởi nó nói về một điều gì đó cụ thể. Sự cụ thể mang giá trị 1. Bên cạnh đó, từ “tình trạng” gợi cho chúng ta một cảm giác về sự mắc kẹt, bế tắc. Sự bế tắc mang giá trị 1.

Xét từ “kiểm soát”, từ này mang giá trị 1. Tính nguyên tắc, cứng nhắc, hà khắc, cưỡng chế, áp đặt đều mang giá trị 1.

Xét từ “con người”, từ này mang giá trị 1. Con người là một thực thể hữu hình, cụ thể. Sự hữu hình, cụ thể mang giá trị 1.

Xét từ “làm”, từ này là sự vận động nên mang giá trị 1.

Số 1 là bế tắc, số 1 là nhà tù. Mỗi từ khóa chính trên đây đều là một cái nhà tù. 1=1+0. Nhà tù nào cũng có một cánh cửa, cũng có một lối thoát.

Đối với “môi trường”, bạn hãy nghĩ về một bức tranh vẽ cảnh thiên nhiên. Cảnh thiên nhiên trong tranh là môi trường nhưng chính bản thân tờ giấy chứa cảnh thiên nhiên đó cũng là môi trường của bức tranh. Phần màu vẽ là môi trường mang giá trị 1, phần trang giấy trắng là môi trường mang giá trị 0. Trang giấy trắng kia chính là lối thoát. Bức tranh vẽ cảnh thiên nhiên đang mất đi sự hài hòa, đang bị ô nhiễm. Nhưng bởi cảnh thiên nhiên đó nằm trên trang giấy, do đó, nó có thể được chỉnh sửa. Một người họa sĩ cầm bút vẽ đè lên bức tranh môi trường ô nhiễm kia, chỉnh sửa nó thành bức tranh môi trường không ô nhiễm là xong. Trong vật lý học, có một khái niệm đó là “môi trường ether”. Nó được coi là một môi trường vô hình mà trên đó, mọi thứ được xây dựng. Môi trường ether chính là trang giấy. Bây giờ, việc của chúng ta là xác định xem “người họa sĩ” là cái gì và làm sao để “người họa sĩ” làm môi trường của Trái Đất hết ô nhiễm.

Đối với “sự ô nhiễm”, trái ngược với ô nhiễm là tinh khiết. Sự ô nhiễm là sự mất cân bằng, sự tinh khiết là sự cân bằng, mang giá trị 0. Chúng ta hãy đến với một công trình nghiên cứu nổi tiếng về phân tử nước của tiến sĩ người Nhật Emoto Masaru. Trong nghiên cứu của mình, ông đã đóng băng nước được lấy ở nhiều nguồn khác nhau rồi soi dưới kính hiển vi để quan sát cấu trúc tinh thể của phân tử nước. Nước không bị ô nhiễm có cấu trúc tinh thể cân xứng, còn nước bị ô nhiễm có cấu trúc tinh thể mất cân xứng. Nhưng điều đáng ngạc nhiên từ công trình nghiên cứu này đó là hóa ra nước có thể phản ứng với ý niệm của con người. Đội nghiên cứu của tiến sĩ Masaru đã đựng nước cất vào những chiếc lọ khác nhau và dán lên chúng những tờ giấy viết những từ ngữ khác nhau. Sau đó đem đi đóng băng và quan sát dưới kính hiển vi, cấu trúc tinh thể của nước là cân xứng ở những chiếc lọ ghi những từ ngữ tích cực như “tình yêu”, “hòa bình”, “tha thứ”,… và cấu trúc tinh thể của nước là méo mó, biến dạng ở những chiếc lọ ghi những từ ngữ tiêu cực như “thù ghét”, “chiến tranh”. Một đoàn Phật tử đã tiến hành một buổi cầu nguyện ở đập Fugiwara, một nơi mà nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. Những lời tụng kinh dường như đã có tác dụng khôi phục lại cấu trúc hình học cân đối tự nhiên của phân tử nước.

Nước là thành phần chiếm tới 70% cơ thể con người. Nước chính là thể xác con người. Trong năm giác quan, giác quan thị giác mang tới 80% thông tin giúp con người nhận thức. Thị giác là do ánh sáng. Tâm trí con người được cấu thành chủ yếu bởi ánh sáng. Ánh sáng chính là tâm trí con người. Thể xác là hữu hình, tâm trí là vô hình. Thể xác mang giá trị 1, tâm trí mang giá trị 0. Như vậy, nước mang giá trị 1, ánh sáng mang giá trị 0. Chính ánh sáng có khả năng cân bằng lại cấu trúc tinh thể cho phân tử nước. Nước là khởi nguồn của sự sống. Điều này ai cũng biết. Những tế bào đầu tiên xuất hiện ở trong nước. Nước giống như người mẹ của toàn bộ mọi sinh vật trên Trái Đất này vậy. Vậy ai là cha của các sinh vật? Là ánh sáng. Chính ánh sáng mặt trời đã tác động vào nước để sản sinh ra sự sống. Vậy tại sao ánh sáng mặt trời không làm cho toàn bộ nước trên Trái Đất hết ô nhiễm một cách tự động? Số 1 là cụ thể, số 0 là trừu tượng. Nước vẫn là cái gì đó cụ thể hơn ánh sáng mặt trời. Chỉ cần bạn làm sao để ánh sáng mặt trời trở nên cụ thể hơn thì nó sẽ tác động được đến nước. Số 1 là tập trung, số 0 là phân tán. Hãy thử tập trung ánh sáng mặt trời vào nước bị ô nhiễm xem sao. Có lẽ chính sự tập trung đủ mức sẽ làm ánh sáng mặt trời trở nên cụ thể hơn và sẽ làm cân xứng lại cấu trúc tinh thể của nước. Có thể hiểu là nếu ta tập trung ánh sáng mặt trời đủ mức thì ánh sáng mặt trời sẽ thanh lọc sự ô nhiễm cho nước hay không? Không. Ánh sáng mặt trời không lọc nước. Lọc là quá trình tách các tạp chất ra khỏi nước. Ánh sáng mặt trời thì không loại bỏ gì cả mà chỉ chơi trò ráp hình thôi, giống như cái cách mà nó đã khiến nước sản sinh ra mọi sinh vật vậy. Hãy nghĩ về một chiếc kính vạn hoa. Bên trong kính vạn hoa, người ta để rất nhiều hạt chuỗi, những viên sỏi màu hoặc những vật có màu. Khi ta lắc kính vạn hoa, chính sự lộn xộn của các vật thể bên trong lại tạo nên vô số những hình hoa văn cân xứng, đẹp mắt. Ánh sáng mặt trời khi được tập trung lại cũng sẽ làm một điều tương tự với nước ô nhiễm.

Xét từ “tình trạng”, đây là từ mà bản thân nó đã gợi liên tưởng đến những điều tiêu cực rồi. Từ này thường được dùng khi nói về những sự rối rắm, hỗn loạn, bế tắc, tồi tệ. Sự tiêu cực mang giá trị 1, sự tích cực mang giá trị 0. Sự tiêu cực là nỗi đau. Những điều đã tốt rồi thì tâm trí sẽ không để ý đến nữa. Tâm trí chúng ta sẽ chỉ bị thu hút vào những điều chưa tốt bởi đó là những việc chưa hoàn thành, bởi đó là nỗi đau cần được chấm dứt. Số 1 là sự bộc lộ, số 0 là sự tiềm ẩn. 1=1+0. Sự tích cực luôn ẩn chứa trong sự tiêu cực. Khi nghĩ về sự tiêu cực, chúng ta thường suy nghĩ cách thức để “loại bỏ” sự tiêu cực mà ít khi nghĩ đến việc tìm cách để cho sự tích cực “bộc lộ” ra để lấn át đi sự tiêu cực. Lý do cũng dễ hiểu. Khi đau đớn, ai mà chẳng nghĩ tới việc loại bỏ nỗi đau. Bạn chỉ chấp nhận nỗi đau trong trường hợp bạn có một mục đích cụ thể. Những người đam mê thể thao luôn phải đối mặt với rất nhiều chấn thương trong quá trình luyện tập và họ biết trước điều đó. Nhưng họ sẵn sàng chấp nhận điều đó để có thể đạt được những thành tích cao trong những kỳ thi đấu. Chấp nhận là nhu, không chấp nhận là cương. Nhu mang giá trị 0, cương mang giá trị 1. Số 0 là thoải mái, số 1 là đớn đau. Khi ta hoàn toàn chấp nhận một nỗi đau thì nỗi đau đó sẽ được xoa dịu, thậm chí sẽ khiến ta thấy thoải mái. Số 0 là sự bình an, số 0 là sự chấp nhận, số 0 là sự thu nhỏ. Số 1 là nỗi sợ, số 1 là sự phản kháng, số 1 là sự khuếch đại. Khi ta sợ hãi nỗi đau, không chấp nhận nó thì nỗi đau sẽ bị khuếch đại lên. Số 1 là động, số 0 là tĩnh. Sự sống hữu cơ toàn bộ đều là các chuyển động. Sự chuyển động diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ. Nếu một thứ luôn đứng yên thì dù cho nó không có hữu ích gì thì nó cũng chẳng gây hại gì. Nhưng với một sự vận động thì ngược lại, nếu không mang lại lợi ích, nó sẽ phá hoại. Mỗi một chuyển động dư thừa có thể có sức phá hoại rất lớn và sẽ luôn tồn tại những chuyển động dư thừa này. Sự dư thừa mang giá trị 1, sự vừa đủ mang giá trị 0. Chính những chuyển động dư thừa này là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường. Bắt bao giờ cho hết tội phạm, diệt bao giờ cho hết kẻ xấu. Cách xử lý tốt nhất là làm cho chúng không còn là dư thừa nữa. Số 1 là hỗn độn, số 0 là hài hòa. Số 1 là khởi đầu, số 0 là kết thúc. Mọi thứ trong vũ trụ này được sinh ra một cách ngẫu nhiên rồi thì ý nghĩa cho sự tồn tại của nó mới xuất hiện nhờ tính hài hòa của vũ trụ. Một đứa trẻ được sinh ra không biết trước được nó sẽ làm gì, đóng góp cho xã hội như thế nào trong tương lai. Khi được xã hội đùm bọc và tạo cơ hội học tập, nó dần sẽ khám phá và phát huy được những tiềm năng của nó. Vì vậy, hãy tin rằng mọi thứ bạn coi là chất thải, là chất độc, là rác rưởi vô dụng đều hữu dụng trong một chuyện nào đó. Hãy quan sát và tưởng tượng nhiều hơn để khám phá những ứng dụng tích cực của chúng.

Đối với “sự kiểm soát”, chúng ta hãy phân loại đối tượng kiểm soát một chút. Số 1 là bề nổi, số 0 là bề chìm. Theo nguyên lý “tảng băng trôi”, phần bề nổi chỉ chiếm có ba phần trong khi phần bề chìm chiếm tới bẩy phần. Phần bề chìm mới là phần quyết định chứ không phải phần bề nổi. Số 1 là hữu hình, số 0 là vô hình. Số 1 là ý thức, số 0 là vô thức. Hãy luyện tập trí tưởng tượng và lắng nghe linh cảm, những chức năng thuộc tư duy vô thức, nhiều hơn. Cái gì ta sử dụng nhiều thì nó phát triển, cái gì ta không hoặc hiếm khi sử dụng thì nó sẽ bị thoái hóa. Khi nào mà trong cuộc sống của bạn, hoạt động vô thức là chính còn hoạt động ý thức trở thành phụ thì khi đó, bạn có thể dễ dàng nắm bắt cái bề chìm của mọi sự kiện. Dù cho phần bề nổi có vượt tầm kiểm soát thì cũng không sao cả.

Đối với thực thể “con người”, chúng ta cần dùng ngôn ngữ số để xác định lại phẩm chất của thân xác và tâm trí. Thân xác là hữu hình và tâm trí là vô hình. Thân xác mang giá trị 1, tâm trí mang giá trị 0. Số 1 là tạm thời, số 0 là vĩnh cửu. Số 1 là có thể bị thương, số 0 là bất khả xâm phạm. Linh hồn có tồn tại hay không vẫn còn là câu hỏi chưa được giải đáp dứt điểm. Tuy nhiên, mọi người đều phải thừa nhận rằng thứ gì ta không trông thấy không có nghĩa là nó không tồn tại. Nó có thật trong vô hình. Nó là một thể vô hình. Cứ cho là nhiều người thừa nhận linh hồn có tồn tại thì linh hồn vẫn được coi là một thứ yếu đuối đang ẩn trú trong thân xác và sau khi lìa bỏ thân xác, nó sẽ tan biến dần, không còn lại gì cả. Tuy nhiên, đôi mắt số lại khiến cho tôi nhìn thấy rằng thân xác chỉ tồn tại tạm thời còn tâm trí thì tồn tại vĩnh viễn. Hơn nữa, tâm trí lại còn là bất khả xâm phạm. Rốt cục thì linh hồn đang trú ẩn trong thân xác hay là thân xác đang tựa vào tâm trí đây? Cái nào mới là cái yếu đuối đây? Tâm trí chia làm hai phần là cảm xúc và nhận thức. Cảm xúc mang giá trị 1, nhận thức mang giá trị 0. Cảm xúc thì tất nhiên là dễ bị tổn thương rồi, cũng như thân xác vậy. Nhưng nhận thức thì bất khả xâm phạm. Nếu bạn tư duy theo kiểu “ngộ”, bạn sẽ thấy cảm xúc của mình được che chở rất tốt. Tâm lý tốt làm thân xác mau lành bệnh hơn, tâm lý xấu làm cho bệnh tật trở nên trầm trọng hơn. Điều này đã được kiểm nghiệm qua thực tế khám chữa bệnh. Tâm trí hay linh hồn là điểm tựa cho thân xác chứ không phải chỉ là một cái gì đó yếu đuối ẩn trú trong thân xác. Tuyến tùng quả hay còn được gọi là “con mắt thứ ba” của toàn bộ loài người đều bị thoái hóa khi trưởng thành. Nó đã không được sử dụng nên mới bị thoái hóa như vậy. Tuyến tùng quả nằm ở trung tâm bộ não, giống như trái tim nằm ở trung tâm của cơ thể. Tim quan trọng như thế nào thì tuyến tùng cũng quan trọng như thế ấy. Nếu nó được khôi phục trở lại, những sức mạnh tâm linh, siêu năng lực sẽ được phát triển. Bạn có nhận thấy thân thể con người “mềm” hơn nhiều so với nhiều loài vật khác không. Số 1 là cứng, số 0 là mềm. Số 1 là cụ thể, số 0 là trừu tượng. Thân thể con người đã được thiên nhiên thiết kế mang tính trừu tượng hơn so với các loài vật khác. Khi sức mạnh tâm linh phát triển, con người có thể làm cho thân thể của mình trở nên trừu tượng hơn nữa. Khi đó, thân xác sẽ trở nên bất khả xâm phạm, miễn nhiễm với bệnh tật. Những chất độc hại dẫu có xâm nhập vào cơ thể cũng không thể hủy hoại được cơ thể con người nữa. Những loại thức ăn như thực vật mang tính thanh nhẹ sẽ hỗ trợ hơn cho sự phát triển năng lực tâm linh của con người. Thịt thì làm điều ngược lại. Để phát huy được năng lực tâm linh thì cần thay đổi chế độ ăn uống và điều quan trọng nhất là thay đổi cách tư duy.

Xét từ “làm”, làm là một sự vận động. Tại sao con người có xu hướng vận động? Đó là bởi con người có cảm xúc. Cảm xúc cưỡng chế con người phải hành động. Tuy nhiên, nếu bị cưỡng chế trong cảm xúc mà nhận thức lại không làm việc hiệu quả thì bạn sẽ cảm thấy bế tắc và đau đớn. Điều đó tạo nên cảm giác gấp gáp trong bạn. Sự mất cân bằng tâm lý thúc giục bạn phải xác định mục tiêu và hoàn thành mục tiêu nhanh chóng. Số 1 là nhanh, số 0 là chậm. Số 1 là cảm xúc, số 0 là nhận thức. Số 1 là bế tắc, số 0 là thông suốt. Số 1 là khắc nhập, số 0 là khắc xuất. Cảm xúc thường khiến chúng ta chập nhiều vấn đề lại với nhau thành một vấn đề. Những vấn đề này khó giải quyết bởi chúng dày như bó đũa. Nhận thức giúp tách một vấn đề khó ra thành nhiều vấn đề, nâng cao khả năng giải quyết. Việc cân bằng tâm lý và đảm bảo kết quả công việc là hai vấn đề riêng rẽ. Khi nhận thức tách các vấn đề ra hết cỡ, làm thông suốt cho cảm xúc thì tính cưỡng chế tâm lý sẽ giảm bớt. Chúng ta có thể ung dung hơn trong hành động. Nhận thức nhiều, hành động ít, bạn sẽ không bị manh động. Những hành động của bạn mang tính chiến lược hơn, có thể linh hoạt và vận dụng được lợi thế của hoàn cảnh. Số 1 là động, số 0 là tĩnh. Số 1 là cương, số 0 là nhu. Hành động của bạn sẽ chậm rãi và hướng tới dùng nhu khắc cương. Bạn không coi sự kiện nào là vấn đề. Bạn để cho các sự kiện triệt tiêu lẫn nhau. Số 1 là tập trung, số 0 là phân tán. Số 1 là nhỏ hẹp, số 0 là toàn diện. Hãy nghĩ tới việc khám bệnh theo kiểu Đông y. Khi bạn bị đau ở đầu, thầy thuốc Đông y có thể không làm gì ở đầu của bạn cả mà lại đi xoa bóp, bấm huyệt ở chân. Đông y không “chữa bệnh” mà là làm “cân bằng lại cơ thể”. Khi bạn thực hiện những hành động chiến lược theo nhận thức toàn thể, mỗi sự kiện sẽ vừa là vấn đề, vừa là chìa khóa để giải quyết một hoặc nhiều vấn đề khác. Nhìn ở toàn thể, thế giới vốn không có vấn đề gì cả. Đừng chỉ tập trung vào một lĩnh vực như chính trị, tôn giáo, giáo dục hay y tế. Hãy quan sát tất cả cùng lúc. Số 1 tiếp nhận thông tin, số 0 xử lý thông tin. Thông tin được tiếp nhận khiến bạn mất cân bằng, thông tin sau khi được xử lý khiến bạn cân bằng trở lại. Số 1 là ý thức, số 0 là vô thức. Ý thức chỉ cần quan sát, miêu tả mọi thứ ở tầm rộng chứ đừng đánh giá hay bình luận. Hãy để vô thức xử lý thông tin. Trách nhiệm không thuộc về người gây tội, mà cũng không phải là của nạn nhân mà là của người có khả năng. Bị cướp, trách nhiệm đòi lại vật bị mất không phải của bạn mà của công an, người có khả năng. Đừng tự giải quyết vấn đề cho dù nó là vấn đề gì. Hãy luôn quan sát tỏa ra xung quanh như ngọn hải đăng để tìm chìa khóa giải quyết vấn đề của bạn.
Cái gì phá hoại công việc của con người. Không cần nghĩ nhiều cũng biết đó chính là tâm lý của họ. Tư duy và hành động của con người có nền tảng là sự ngẫu nhiên, giúp họ là những thực thể sáng tạo ưu việt nhưng cũng dễ mang họ vào nhà thương điên.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019