Xiaomi vừa công bố loạt sản phẩm để kỷ niệm 10 năm thành lập công ty. Trong khi rất nhiều người tỏ ra thích thú với chiếc TV TOLED 55 inch có giá hơn 7,000 USD, mình lại thấy nó chưa xứng làm sản phẩm kỷ niệm lắm, chưa gây được ấn tượng với cá nhân mình. May thay, tuy Xiaomi chưa có kinh nghiệm ở rất nhiều chủng loại sản phẩm mà họ đã ra mắt (gồm cả TV), smartphone vẫn là thứ mà họ làm tốt nhất, nền tảng vững chắc nhất.
Và với mặt hàng chủ lực như vậy, Xiaomi có vẻ đã làm khá ổn ở lần này. Từ lâu mình đã không ủng hộ Xiaomi đi theo con đường “chiều chuộng” nhóm khách hàng thích ngon bổ rẻ, vì như vậy là tự hạn chế tiềm năng bản thân, tự vứt bỏ tiền đồ của mình. Xiaomi chỉ thực sự gây ấn tượng lần đầu tiên với mình cũng như nhiều người khác, khi họ công bố Mi MIX thế hệ đầu - rất ấn tượng khi đó là sản phẩm đến từ Xiaomi. Vậy nên từ sản phẩm đó mình luôn hy vọng hãng sẽ bứt phá hơn.
Tin mình đi. Ngon bổ rẻ không phải con đường mà họ nên đi. Đó không phải là cách mà ngành công nghệ có thể phát triển ra những thứ hay ho thú vị, không phải cách mà Apple, Samsung, Sony, LG, Huawei, BBK,… hay bất cứ hãng nào xây dựng và nâng cao vị thế của mình, càng không phải cách để vươn lên trong thế giới công nghệ mau thay đổi như thế này. Và với những điểm thú vị mình điểm qua dưới đây, chúng ta có thể thấy Xiaomi đã vứt bỏ con đường cụt đó để sẵn sàng cho cuộc chơi lớn.
Khi đọc thông tin về chiếc flagship kỷ niệm 10 năm của Xiaomi, không hiểu sao toàn loanh quanh cấu hình với những con số nhàm chán, dập khuôn. Cũng may là mấy anh bạn Trung Quốc đã có bài chia sẻ thú vị hơn, mình đã nhờ Google phiên dịch lại để chia sẻ cho anh em dưới đây. Tên máy tiếng Trung là “小米10至尊纪念版” dịch ra tiếng Anh là “Mi 10 Extreme Commemorative Edition”, bên này và các báo phương Tây thì lại ghi là “Mi 10 Ultra”. Ở đây thì mình sẽ gọi là “Mi 10 bản kỷ niệm”.
Và với mặt hàng chủ lực như vậy, Xiaomi có vẻ đã làm khá ổn ở lần này. Từ lâu mình đã không ủng hộ Xiaomi đi theo con đường “chiều chuộng” nhóm khách hàng thích ngon bổ rẻ, vì như vậy là tự hạn chế tiềm năng bản thân, tự vứt bỏ tiền đồ của mình. Xiaomi chỉ thực sự gây ấn tượng lần đầu tiên với mình cũng như nhiều người khác, khi họ công bố Mi MIX thế hệ đầu - rất ấn tượng khi đó là sản phẩm đến từ Xiaomi. Vậy nên từ sản phẩm đó mình luôn hy vọng hãng sẽ bứt phá hơn.

Tin mình đi. Ngon bổ rẻ không phải con đường mà họ nên đi. Đó không phải là cách mà ngành công nghệ có thể phát triển ra những thứ hay ho thú vị, không phải cách mà Apple, Samsung, Sony, LG, Huawei, BBK,… hay bất cứ hãng nào xây dựng và nâng cao vị thế của mình, càng không phải cách để vươn lên trong thế giới công nghệ mau thay đổi như thế này. Và với những điểm thú vị mình điểm qua dưới đây, chúng ta có thể thấy Xiaomi đã vứt bỏ con đường cụt đó để sẵn sàng cho cuộc chơi lớn.
Khi đọc thông tin về chiếc flagship kỷ niệm 10 năm của Xiaomi, không hiểu sao toàn loanh quanh cấu hình với những con số nhàm chán, dập khuôn. Cũng may là mấy anh bạn Trung Quốc đã có bài chia sẻ thú vị hơn, mình đã nhờ Google phiên dịch lại để chia sẻ cho anh em dưới đây. Tên máy tiếng Trung là “小米10至尊纪念版” dịch ra tiếng Anh là “Mi 10 Extreme Commemorative Edition”, bên này và các báo phương Tây thì lại ghi là “Mi 10 Ultra”. Ở đây thì mình sẽ gọi là “Mi 10 bản kỷ niệm”.

Nhà máy thông minh Xiaomi
Theo chia sẻ, Xiaomi đã xây dựng một nhà máy riêng của mình với diện tích là 18,600 mét vuông và vốn đầu tư 600 triệu NDT, tương đương khoảng hơn 2,000 tỷ đồng thì phải. So với dây chuyền sản xuất smartphone truyền thống, nhà máy thông minh này hứa hẹn có thể thực hiện quy trình sản xuất hoàn toàn tự động, gia công cơ khí, lưu trữ, vận chuyển đóng gói,… Tất cả đều không cần đến bàn tay con người. Công suất thiết kế là 1 triệu máy mỗi năm, sẽ là cơ sở chuyên dành cho thiết bị cao cấp.
Bên cạnh sản xuất, nhà máy cũng dùng để thử nghiệm và phát triển công nghệ mới. Như vậy Xiaomi có thể tự mình tạo ra “đồ chơi xịn” cho sản phẩm mà không phải dùng giải pháp của bên thứ ba, đối tác ODM. Mi 10 bản kỷ niệm cũng là máy đầu tiên được sản xuất hàng loạt bởi nhà máy này. Hy vọng trong lần đầu vận hành, Xiaomi có thể kiểm soát được mọi khâu trơn tru, không bị dính lỗi nào.

Ba lựa chọn ngoại hình
Để đảm bảo đây sẽ là bản “siêu cao cấp” có thể khiến các mifan “proud of Xiaomi,” hãng Trung Quốc đã chịu chơi khi áp dụng quy trình hoàn thiện khác nhau cho ba phiên bản bán ra. Tăng độ khó của game và khiến năng suất không thể cao như sản xuất kiểu truyền thống được, nhưng nó chứng tỏ nỗ lực nâng cao trình độ chế tác cũng như tương xứng với flagship thực thụ đầu tay của họ. Các bạn thấy không, nếu cứ ủng hộ đi theo con đường ngon bổ rẻ thì lấy đâu ra cái này?
- Bản gốm: Ceramic Black thực ra không phải làm từ gốm đơn thuần như Mi MIX ngày xưa. Họ vẫn dùng lưng kính nhưng đã phủ lên đó một lớp gốm 200nm.
- Bản xuyên thấu: Transparent sử dụng tông màu đen, các họa tiết trang trí và thành phần bố trí tương tự Mi 8 và Mi 9 từng làm.
- Bản mặt gương: Bright Silver Edition, đây mới thực sự là tâm điểm trong ba phiên bản. Xiaomi được truyền cảm hứng bởi chiếc Xperia Z5 Premium của Sony, đã cố thử làm mặt lưng tương tự trên chiếc Mi 6 Silver Edition. Tuy nhiên tại thời điểm đó, kỹ thuật này nằm ngoài tầm với của họ và công ty chỉ sản xuất được 100 chiếc để bán giới hạn. Đến bây giờ, Mi 10 bản kỷ niệm được đem trở lại và sau nhiều năm cố gắng, mài dũa công nghệ, Xiaomi cuối cùng đã có thể sản xuất hàng loạt được mặt gương phản chiếu này. Họ đã sử dụng thiết bị bay hơi để phủ lên 7 lớp xử lý khoảng 300nm, đạt độ phản xạ ánh sáng 92% mô phỏng tấm gương bạc. Kỹ thuật chế tác này khá khó và mới đây, Meizu là cái tên tiếp theo phải đầu hàng. Đại diện hãng xác nhận flagship Meizu 17 phiên bản gương bạc sẽ không thể tiến ra thị trường do năng suất quá thấp, các kỹ sư CMF (color, materials, finish) của họ đã rất cố gắng nhưng không thể thành công.

Mi 10 bản kỷ niệm có Bright Silver Edition mô phỏng lại mặt gương phản chiếu của Xperia Z5 Premium ngày xưa (ảnh: Zaeke)
Quảng cáo

Cái mặt gương này rất khó làm vì năng suất thấp, Meizu cũng vừa tuyên bố phải bỏ cuộc (ảnh: Zaeke)
Màn hình 10-bit native
Asus ROG Phone II là smartphone đầu tiên trên thế giới có màn hình 10-bit native, tức là tấm nền AMOLED có độ sâu màu 10-bit thực sự, không phải 10-bit FRC (8-bit hardware + 2-bit software). Xperia 1 là máy ra mắt đầu năm 2019 đã có màn 10-bit nhưng chỉ là FRC, đến Xperia 1 Mark 2 thì vẫn “tái chế” tấm nền đó. Các máy của BBK hiện có 10-bit cũng là loại FRC giống vậy. Lần này, Mi 10 bản kỳ niệm đã chơi luôn panel OLED 10-bit native. Một nâng cấp hứa hẹn đối với một hãng không đầu tư mấy về chất lượng màn hình trên smartphone như Xiaomi.
Tiếp theo, họ nói đã cân chỉnh màu trước khi xuất xưởng để đạt chỉ số JNCD dưới 0.63, cùng hàng loạt các thông số “lóa mắt” khác như đỉnh sáng hơn 1,000 nit, lấy mẫu 240Hz, bla bla. Thực tế như thế nào thì chúng ta vẫn phải chờ xem. Tấm nền CSOT (không phải Samsung như các máy kia) có thể rất xịn, giới hạn phần cứng cũng đụng nóc, nhưng rơi vào bàn tay Xiaomi thì chế biến ra sao vẫn cứ phải đợi đã. Hy vọng là sẽ ngon.

Hy vọng Xiaomi có thể khai thác được tối đa phần cứng để chất lượng hiển thị xứng tầm
Xiaomi cũng bố trí cảm biến ánh sáng ở cả trước và sau máy. Theo họ nói như vậy thì điều chỉnh độ sáng tự động sẽ thông minh hơn.
Quảng cáo
Cảm biến custom
Vâng, không phải Samsung cũng chả phải Sony, lần này Xiaomi đã đặt hàng một cảm biến tùy chỉnh riêng cho mình từ OmniVision. Mẫu cảm biến là OV48C, cấu trúc Quad Bayer với độ phân giải 48MP, hỗ trợ chụp ảnh 100MP bằng nội suy phần mềm. Kích thước 1/1.32 inch khá lớn, điểm ảnh sau khi gộp sẽ là 2.4 micron, như vậy là kích thước ngang tầm với cảm biến Bright HMX 108MP trên Mi 10 Pro, nhưng nhờ giảm độ phân giải nên tăng được kích thước điểm ảnh, có lợi cho chụp thiếu sáng.
Cảm biến OV48C tích hợp HDR on-chip giúp loại bỏ chuyển động sai lệch (motion artifacts) và có tỉ số SNR tốt. Bộ lọc màu Quad Bayer có thuật toán remosaic để xuất tín hiệu gốc 48MP, quay 8K,… Hơi đáng tiếc khi OmniVision chưa kịp tích hợp công nghệ lấy nét 2x2 OCL lên cảm biến này, nên nó vẫn dùng PDAF giống đa số cảm biến gộp điểm ảnh hiện nay. Đây cũng là nước đi đầy mạo hiểm của Xiaomi khi không dùng cảm biến Samsung hay Sony quen thuộc, thực tế như nào thì chờ xem.

Đây là cảm biến OmniVision sẽ cạnh tranh với các cảm biến hàng đầu của Samsung và Sony
Và một điểm mới là cảm biến này hỗ trợ ISO Fusion Dual, không rõ hiệu quả xử lý HDR thực tế như nào nhưng phải chờ xem. Lý thuyết thì dynamic range được cải thiện, ảnh giữ được nhiều chi tiết hơn và ít nhiễu hơn. Ống kính 8P (8 thấu kính plastic). Họ nói có cả quay video Log nữa.
Các cảm biến còn lại là IMX586 48MP (ống kính tele zoom quang 5x, zoom số 120x), ISOCELL S5K2L7 12MP (zoom quang 2x và có Dual Pixel), IMX350 20MP (góc rộng 128 độ).

Nội thất của Mi 10 bản kỷ niệm với module camera “phát tướng” (ảnh: DGtle)
Hệ thống làm mát
Làm mát buồng hơi 3D (3D vapor chamber cooling system) giống các máy gaming. Tích hợp 6 lớp than chì, diện tích làm mát của chất lỏng VC là 2,002 milimet vuông. Có đến 8 cảm biến nhiệt độ bố trí các nơi để cảm nhận chính xác sức nóng của phần cứng sinh ra.
Pin li-ion graphene, không biết đây có phải smartphone đầu tiên trang bị công nghệ này hay không. Nếu bạn nào than thở smartphone bây giờ tụt hậu về công nghệ pin thì đã có cải tiến rồi đây. Tất nhiên, không thể ngon bổ rẻ mà có được cái này.
Còn đây là hình ảnh trên tay thực tế tại Mi Store của một bạn Trung Quốc:


Mi 10 bản kỷ niệm bản gốm và gương (ảnh: DGtle)
Thông tin trong bài được tham khảo từ hai diễn đàn người dùng Trung Quốc là Zaeke và DGtle, các bạn có thể bấm trực tiếp vào các link nguồn ảnh mà mình đã dẫn tới bài gốc để đọc.