Disney và Netflix đang chống lại dự thảo luật bên Mỹ, cho phép anh em dễ dàng hủy gói cước

P.W
13/7/2023 7:57Phản hồi: 50
Disney và Netflix đang chống lại dự thảo luật bên Mỹ, cho phép anh em dễ dàng hủy gói cước
Dự thảo luật này có tên “click to cancel”, được bộ thương mại liên bang Hoa Kỳ đề xuất để giúp người tiêu dùng, những người đăng ký dịch vụ game, phim ảnh, tin tức trực tuyến có thể nhanh chóng dễ dàng hủy đăng ký dịch vụ, không mất tiền hàng tháng nếu không sử dụng dịch vụ thường xuyên.

Đương nhiên, Disney, Netflix, hay bất kỳ dịch vụ trực tuyến nào có thể bị ảnh hưởng bởi dự thảo luật “click to cancel” của FTC cũng đang tìm cách chống lại việc dự thảo này trở thành hiện thực.

“Click to cancel” là câu trả lời của FTC trước sự phẫn nộ của một bộ phận người dùng, sau khi họ nhận ra đăng ký tài khoản đóng tiền để dùng dịch vụ thì dễ, còn tìm cách đóng dịch vụ, ngưng sử dụng thì lại rất khó.

Dark Pattern


Thiết kế ứng dụng hay dịch vụ trực tuyến gây khó dễ cho người dùng thường được gộp chung vào một khái niệm gọi là Dark Pattern. Trong số đó, dễ nhận thấy nhất bên các nước phương Tây, các dịch vụ đọc tin tức, báo điện tử, hay những ứng dụng phòng gym là những “thủ phạm” tận dụng cách thiết kế gây khó dễ cho người dùng nhất. Chính bản thân mình cũng từng là nạn nhân của dark pattern.

Chuyện là thế này, có đợt mình đăng ký bỏ tiền để đọc The New York Times. Sau khoảng nửa năm thấy không đọc nhiều, nên mình tìm chỗ dừng đăng ký đóng tiền hàng tháng. Lúc ấy mới tá hỏa phát hiện ra là không có nút Unsubscribe như trên iOS hay Android (mình đăng ký trên web).

[​IMG]
Tờ báo này yêu cầu người đọc muốn dừng đóng tiền hàng tháng thì phải gọi điện vào tổng đài. Nơi duy nhất bắt buộc phải có nút Unsubscribe trên trang web chính là California, Mỹ, vì ở bang này có luật bảo vệ quyền của người sử dụng internet rất nghiêm. Vậy là mình phải dùng VPN giả vờ đang ở bang này thì mới bỏ được đăng ký đọc báo. Nếu là người khác không tìm hiểu được chuyện này thì chắc hàng tháng vẫn sẽ bỏ tiền cho tờ này, hoặc nhiều tờ khác với thiết kế giao diện tương tự.

Tương tự như thế, cũng là Dark Pattern, ví dụ anh em đọc tin tức trên mạng, ngày xưa không cần, nhưng giờ các bang ở Mỹ hay nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã buộc các trang web phải liệt kê chi tiết những cookie theo dõi và thu thập dữ liệu của người dùng, cũng như cho phép tất cả mọi người dùng có quyền vô hiệu hóa cookie theo dõi nằm ẩn trong trang web.

Tinhte-FTC2.png

Đấy là luật, còn ứng dụng thì khác. Lấy ví dụ như khi anh em đọc The Guardian trên trình duyệt web đi. Nút bấm “Cho phép Cookies hoạt động” rất to và rõ ràng, ấn 1 phát là xong. Nhưng nếu muốn tùy chỉnh vô hiệu hóa cookies để an tâm, trang web sẽ đẩy anh em sang một bảng vô cùng phức tạp, trải qua nhiều bước mới làm được như ý muốn. Tình trạng nản, ấn luôn nút cho phép cookies theo dõi chắc chắn là thứ sẽ xảy ra với một số người.

Epic Games nhận án phạt 520 triệu USD vì vi phạm liền một lúc hai luật bảo vệ người dùng ở Mỹ

Cùng lúc, Epic Games đang phải chấp nhận trả hai án phạt từ Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ. Khoản phạt đầu tiên trị giá 275 triệu USD vì phía các nhà quản lý Mỹ cho biết Epic Games, với tác phẩm Fortnite trên nhiều nền tảng thiết bị…
tinhte.vn


Một ví dụ khác là ở ngành game, ví dụ Epic Games với án phạt 245 triệu USD mà FTC áp vì “lừa gạt người dùng”, đặc biệt là các em nhỏ chơi Fortnite. Một ví dụ cơ bản là lời mời mua DLC, mua Battle Pass trong nhiều game, đặt ở đúng màn hình khởi động. Anh em, đặc biệt là các bạn nhỏ tuổi ấn nút liên tục để vào game cho nhanh chắc chắn sẽ ấn nhầm, ví dụ như ấn Esc để thoát thì lại ấn nhầm Enter để mua đồ ảo. Và đó chính là chiến lược mà FTC nói Epic Games đã ứng dụng để kiếm lời.

Về phần Epic Games, ủy ban thương mại liên bang cho rằng Epic đã tận dụng những giải pháp Dark pattern trong Fortnite, tạo ra những nút bấm dễ gây hiểu lầm cho người dùng: “Người chơi có thể vô tình ấn nút mua đồ khi đang cố gắng bật máy để vào game, trong khi game đang tải màn chơi, hoặc ấn nhầm một nút nào đó dù họ chỉ muốn xem qua vật phẩm trông như thế nào.” Hệ quả là Epic Games bỏ túi hàng trăm triệu USD vì “người chơi bấm nhầm”, dù rằng giao diện game được thiết kế đầy chủ đích để sự nhầm lẫn ấy diễn ra.

Quảng cáo



Đó chính là những ví dụ của những rắc rối mà dự thảo luật “click to cancel” của FTC muốn giải quyết tận gốc.

Các dịch vụ trực tuyến phản ứng


Hồi tháng 3, FTC đưa ra dự thảo luật “click to cancel”, muốn đưa nó vào quy định quản lý “để giúp người tiêu dùng dễ dàng hủy gói dịch vụ hệt như cách họ đăng ký.” Từ dịch vụ trực tuyến đến dịch vụ ngoài đời thật, từ dịch vụ stream, xem truyền hình cáp, gói cước điện thoại… tất cả đều sẽ phải tuân thủ nếu dự thảo này được thông qua.

Lấy ví dụ trực tiếp, nếu anh em không sống ở bang California, đăng ký đọc tin tức trên The New York Times, với dự thảo luật nói trên, anh em sẽ không phải khổ sở gọi điện thoại vào đúng số để hủy gói cước nữa, mà chỉ cần ấn 1 nút trên trang web là xong.

Lẽ đương nhiên, các đơn vị kinh doanh dịch vụ trực tuyến, đặc biệt là các đơn vị phân phối phim ở Hollywood đang tìm cách để chống lại dự thảo luật này. Giữa thời điểm doanh thu truyền hình cáp càng lúc càng giảm, dịch vụ xem phim trực tuyến đang trở thành cứu cánh để đảm bảo doanh thu cho các tập đoàn giải trí và cả các nhà đài.

Tinhte-FTC3.jpeg

Quảng cáo


Mô hình này, ví dụ như Netflix hay HBO Max, luôn phụ thuộc vào việc thu hút người xem mới, và giữ chân khách hàng cũ. Chưa cần đến luật “click to cancel”, tình trạng bội thực dịch vụ xem phim trực tuyến đang tạo ra những tác động tiêu cực. Lấy ví dụ năm 2022, tỷ lệ churn rate, tức là tỷ lệ người dùng nghỉ một dịch vụ để chuyển qua dùng dịch vụ khác đã tăng từ 3.2% (số liệu 2019) lên 5.8%, theo Antenna. Còn trong khi đó, một khảo sát của Deloitte đưa ra tỷ lệ 44% số người được hỏi cho biết họ đã từng hủy một dịch vụ trực tuyến trong vòng 6 tháng trở lại đây, con số cao nhất kể từ khi Deloitte bắt đầu theo dõi số liệu churn rate.

Và dark pattern chính là một trong số những giải pháp để các dịch vụ trực tuyến, đặc biệt là xem phim trực tuyến giữ chân người dùng, giảm tỷ lệ churn rate. Đặc biệt gần đây, Max, dịch vụ xem phim của Warner Bros. Discovery đã ứng dụng những tính năng để ngăn cản người dùng hủy dịch vụ một cách dễ dàng, ví dụ như đưa ra những gói nội dung phù hợp với thói quen thưởng thức nội dung của từng người dùng.

Tinhte-FTC4.jpg

Đáp trả dự thảo luật của FTC, hiệp hội internet và truyền hình Mỹ, bao gồm cả Disney, Paramount, Warner Bros. Discovery đã có tuyên bố chính thức, nói rằng dự thảo này quá mơ hồ, dễ khiến người tiêu dùng hiểu lầm. Thêm nữa, họ cho rằng “dự thảo luật này hạn chế nghiêm trọng, thậm chí trong một số trường hợp là cấm các công ty giao tiếp với khách hàng, vi phạm quyền tự do ngôn luận.”

Cùng lúc, hiệp hội phần mềm giải trí, tổ chức quy tụ các nhà phát hành game lớn cũng chi biết những điều khoản trong dự thảo luật của FTC “sẽ cản trở việc thưởng thức game của khách hàng.” Hiệp hội này cho rằng, “hầu hết người tiêu dùng đều hiểu những ưu đãi đi kèm với việc tự động gia hạn gói cước, và sẵn sàng tham gia.” Cho phép người dùng hủy dễ dàng và nhanh chóng gói cước sẽ ngăn cản các nhà phát hành game cung cấp những gói cước thay thế, hoặc khuyến mại giảm giá.
50 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

huỷ rồi tiền đâu mà nuôi thuế 😆)))
tx102
TÍCH CỰC
4 tháng
@vunh94 T lo cho cái não của m hơn. Tội nghiệp
@tx102 Cái não t thì ba má t lo r, còn m lo cho cái họng m sắp đói kìa, ở đấy lo bọn mẽo
tx102
TÍCH CỰC
4 tháng
@vunh94 Ủa tao lo cho bọn mẽo lúc nào vậy thằng khứa này. Chứ không phải m lo cho bọn nó không có tiền đóng thuế à 😆) vn bao nhiêu chuyện tiêu cực sao không dám lên tiếng mà tới khi thấy bọn cty mẽo bị, chính trị mẽo bị này bị nọ thì lao vô cmt nhanh như 1 con cờ hó vậy 😃)
@tx102 Tao chỉ nói vui thôi lo hồi nào, có m vào nhảy cẩng lên đấy ;))) kiểu nói trúng tim cái mình nhảy cẩng lên như con cờ hó, lý thuyết kinh tế thì ghê lắm ;))) vậy nhé, t còn nhiều việc để làm k đôi co đứa nhảu cẩng lên như m
maibook
TÍCH CỰC
5 tháng
The New York Times là tờ báo Thổ Tả. Huỷ đi.
@maibook bang dân chủ mà bác,hic
Mình tức điên với cái netflix, mình cancel ko dùng nữa tưởng xong, hôm trước bật cái TV lên có đăng nhập sẵn nó vào, nó tự kích hoạt lại gói trả tiền rồi tháng sau tính tiền tiếp. phải chat với tụi nó yêu cầu gỡ hoàn toàn thông tin thẻ tín dụng + hoàn tiền chứ ko tao báo ngân hàng đây là giao dịch không hợp lệ khóa thẻ vi thẻ tao bị mày đánh cắp thì nó mới chịu xóa thẻ và hoàn cho ... mất dạy thật sư
Bubads
TÍCH CỰC
5 tháng
@mochi-mochi mình cả năm luôn mà nó còn không xoá phải mail yêu cầu huỷ luôn tài khoản nó mới xoá thẻ.
snakelovep
ĐẠI BÀNG
4 tháng
@tin_truc22 Cancel phải kèm theo đổi pass mới xong được bác ơi 😁
@Bubads Email cho nó theo địa chỉ nào á bác, mình cũng cần xoá tài khoản luôn
@Canh Rong Biển Bạn huỷ xong thì nên đổi pass hết, vì ko xoá hoàn toàn thông tin thẻ đc, mình bị một lần rồi, huỷ xong ng nhà mở app bấm vô là nó charge luôn tiền, mình phải liên lạc huỷ và bắt gỡ thẻ mình ra.
hhhpl95
ĐẠI BÀNG
5 tháng
Có cái giao dịch sportify trừ tiền momo hgng tháng mà k biết là cái tài khoản nào đăng ký luôn, trừ hết mấy tháng
Mình mới chặn luôn cái giao dịch.
@hhhpl95 Trừ từ momo thì vô Google Play cancel subscription từ đó
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, mua bằng những tài khoản 0 đồng ( khi nào mua thì nạp tiền vào) để tránh nó trừ tự động khi có tiền sẵn trong đấy. Và cách cuối cùng: không mua gì bằng các thẻ trừ tiền tự động vì ít thì dễ theo dõi chứ nhiều thì không theo dõi nổi đâu
sonle91
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@o2neorobin Em toàn chọn thanh toán qua Momo. Và lúc nào đến hạn thanh toán thì nạp tiền vào Momo cho nó trừ tiền. Liên kết thẳng tk ngân hàng rủi ro lắm. Nhiều khi bấm nhầm thôi cũng thành đăng kí mua gói sử dụng rồi
anhtuhn
TÍCH CỰC
5 tháng
Cách tốt nhất để đối phó với tình trạng đăng ký thì dễ mà huỷ thì khó là dùng virtual card. Không thích nữa thì delete card -> không charge được tiền -> tự động huỷ đăng ký.
@anhtuhn Đó là ko renew được thôi bạn ơi, chứ nó ko cho hủy ngang giữa chừng các gói 1 năm.
@nonut Hình như virual debit card cho huỷ khi nào cũng đc á. Nhưng mà phải là debit
Bubads
TÍCH CỰC
5 tháng
@andymarshall mình dùng thẻ ảo của vpb ko xoá trên app dc bắt ra chi nhánh để đóng
iMess
ĐẠI BÀNG
5 tháng
Mắc xoăn nó cũng làm vậy với messinger. Đăng xuất khó khăn. Tớ bực mình xoá mẹ nó đi, chỉ dùng trên web.
Mới ngày nào Netflix cùng Epic nhân danh người dùng để chống lại hãng A, mà giờ đây lại hiện nguyên hình là vì tiền mà thôi 😆
@Dx.DarkKnight Bạn thử Timo đi
Khốn nạn nhất ở Mỹ mình từng gặp là thằng sattelite rasio SiriusXM. Đăng ký các kiểu rất nhanh nhưng muốn huỷ thì ko có lựa chọn nào khác ngoài gọi điện, mà gọi thì thường phải chờ máy cả tiếng đồng hồ.
Mình đã huỷ và thề không bao giờ dùng lại nữa.
Rất ủng hộ quy định này, nó giống quy định về việc unsub email vậy (ở Mỹ các dịch vụ có gửi email bắt buộc có link 1-click để huỷ đăng ký email)
@dac Đồng ý bạn. Mình dùng free trial xong mình không subscribe, nó mỗi ngày 5pm gọi tới để khuyên mình subscribe. LOL. Khóa số này nó dùng số khác. Liên tục cả tháng trời. Tới giờ nó vẫn mở mình dùng free dù không subscribe. Hài thật sự =))))
longakka
ĐẠI BÀNG
4 tháng
@dac mẹ bà cái thằng đó, gọi hơn 1 tuần mới có đứa bắt máy mà phải mất 3 cuộc gọi mới hủy được, kết quả mình mất thêm 2 lần tiền tsb nhà chúng nó
@longakka Công nhận hiếm có bọn nào khốn như bọn đó
gét nhất cái Netflix, huỷ rồi mà vẫn giữ số thẻ của khách hàng, kg cho xoá liền mà đợi mấy tháng sau mới tự động xoá
Hoàn toàn ủng hộ FTC. Trước đăng ký NYT với Scientific America thì rất dễ nhưng lúc huỷ thì phải gọi điện thoại mới được, ko cho huỷ online. Cạch mặt thằng NYT luôn.
Cũng giống chỗ hệ thống phòng Gym mình từng tham gia. Đăng ký thành viên dễ, chưa tới 3 phút nhưng khi muốn huỷ thì: fill out a cancellation form at the front desk of your home club, or send a letter (preferably via certified mail) to your club requesting cancellation. Memberships can't, unfortunately, be cancelled by email or phone.
Nhân tiện bài viết này mình cũng muốn chia sẻ về anh bạn NHK - Đài truyền hình Nhật Bản

Khác với Việt nam thì ai xem NHK của Nhật Bản đều phải trả tiền, là truyền hình trả tiền thì cũng không có gì lạ, cơ mà cái lạ ở chỗ dù bạn không xem, nhưng chỉ cần bạn có TV và thiết bị thu sóng truyền hình cũng bị thu tiền.

Vì họ cho rằng bất cứ ai thiết đặt hệ thống có thể thu và phát nội dung truyền hình NHK đều phải ký hợp đồng với NHK, nghe thì có vẻ hợp lý, cơ mà giả sử nếu bạn thuê nhà (để ở, nghỉ dưỡng hay công tác trong vòng hơn 1 tháng) mà phòng đó có lắp sẵn TV thì bạn phải trả tiền phí truyền hình cho NHK.

Mình đã từng đi thuê nhà, cụ thể là nhà của cty Leopalace 21, chủ nhà có lắp sẵn TV (mình không thể vứt đi, hay yêu cầu chủ nhà thu hồi lại..) vì thế NHK thường xuyên đến và yêu cầu ký hợp đồng trả tiền, dù mình có giải thích mỏi cổ là TV cất trong tủ và không động đến 1 giây nào kể từ khi vào thuê nhà, những họ nêu đủ mọi lí do, thậm chí trích dẫn cả luật. Đặc biệt ở chỗ những nhân viên này không phải nhân viên chính thức của NHK mà là nhân viên hợp đồng, hoặc người do công ty mô giới việc làm được NHK thuê như đội quân đòi nợ... Dám chắc ai ở Nhật cũng từng chạm mặt NHK thu nợ.
Thậm chí có tồn tại một đảng chống lại NHK trong chính phủ Nhật của ông Tachibana (một cựu nhân viên NHK) thành lâp.

Có một khách hàng đã từng kiện NHK vì khi anh ta đi thuê nhà một tháng và đã phải trả tiền truyền hình cho NHK.
Anh này cho rằng trong luật mà NHK hay dùng để ép buộc khách hàng bất đắc dĩ đóng tiền chỉ ghi : Bất cứ ai thiết đặt hệ thống.. Trong khi anh ấy không phải là người thiết đặt, mà do chủ nhà thiết đặt, nên anh ấy yêu cầu NHK hoàn trả lại số tiền phí anh ấy đã tahnh toán trong một tháng. Tòa án sơ thẩm xử cho anh này thắng. Tuy nhiên, NHK kháng cáo và đến tòa án tối cao thì NHK chiến thắng với phán quyết cuối cùng của tòa đã bác bỏ yêu cầu hoàn tiền vì tòa cho rằng anh này ở trong điều kiện có thể sử dụng thiết bị thu và phát nội dung truyền hình, nên hợp đồng với NHK vẫn có hiệu lực và NHK không có nghĩ vụ trả lại tiền.
NHK đã dùng án lệ này những lại rất xảo trá, thay đổi nội dung phán quyết theo nghĩa khác rằng: Bất cứ ai ở trong điều kiện có thể sử dụng thiết bị thu và phát nội dun phát nội dung đều phải trả tiền cho họ.

Cũng may là đảng chống lại NHK của Tachibana đã lập luận rằng NHK đang đưa thông tin sai sự thật về phán quyết cuối cùng đó, Phán quyết của tòa chỉ được hiểu là trong trường hợp người thiết đặt và người sử dụng khác nhau thì hai bên đều có quyền ký hợp đồng trả phí truyền hình cho NHK, và nếu đã ký hợp đồng thì người ký phải có nghĩa vụ trả, còn nếu chưa ký hợp đồng thì không có nghĩa vụ trả tiền.

Mặc dù việc sử dụng thiết bị mà không ký hợp đồng là phạm luật, tuy nhiên lại không hề có chế tài sử phạt nào cho người vi phạm, và vì không có chế tài nên có vi phạm không bị xử lí gì cả 😁 Cái ảnh hưởng duy nhất là bị đội đòi nợ NHK đến làm phiền.. mấy anh VN có bí quyết truyền tai nhau là khi nghe đến NHK quay sang nói tiếng Việt với nó là tụi nó đi về hết. 😆
Còn mấy anh Nhật Bản cũng bày đủ trò để đuổi khéo, hoặc trọc tức nhân viên NHK, thậm chí còn gài bẫy mời họ vào nhà, khi họ bước 1 chân vào rồi đuổi ra luôn, sau đó vu cho NHK tội xâm nhập trái phép... Mà ở Nhật tội xâm nhập trái phép khá nặng...
Thậm chí có người lấy TV rồi đập vỡ trước mặt nhân viên NHK , bởi vì để không phải ký hợp đồng hoặc ai muốn hủy hợp đồng với NHK thì phải chứng minh là không có thiết bị như TV, nếu có rồi mà khi TV hỏng, hay vứt họ còn đòi xem cả chứng nhận từ cty rác (ở Nhật muốn vứt rác thải công nghệ, đồ gia dụng thì sẽ mất tiền và phải có tem xác nhận...)
@maibook Bạn phải chứng minh rằng mình không thể xem được NHK dù có muốn hay không.
Ví dụ như không có thiết bị thu như TV, 1 số loại điện thoại đặc biệt... Không có Ăng-ten thu, chỉ sử dụng TV như monitor.
Trường hợp của mình thì mình nói thẳng luôn là mình không đóng, nó nói mình vi phạm luật truyền hình thì mình kêu nếu vậy thì cứ khởi kiện ra tòa... rồi nó gọi về công ty rồi bỏ đi, cứ tầm 2 ba tháng lại quay lại 1 lần
Cười vô mặt
guest1212
ĐẠI BÀNG
4 tháng
@maibook Ở Đức thì trừ khi bạn bị mù và điếc (2 cái cùng 1 lúc nhé)(hoặc bệnh nào đó ngăn cản khả năng nghe nhìn) hoặc nghèo quá đang ăn trợ cấp (thực ra bạn vẫn phải trả nhưng có cơ quan xã hội họ trả giúp). Là những trường hợp duy nhất ko phải đóng. Có nhiều bạn du học sinh, sang đây sau khi đk tạm trú mà ko thấy họ đòi tưởng họ quên. Sau nhiều năm họ phát hiện ra họ cộng dồn lại rồi gửi về đòi 1 lần mấy ngàn Euro 😆)
@maibook trước có người hỏi bọn cảnh sát đức thì nó bảo " mày mua radio về mà nghe cho đỡ bị phí tiền"
@Lựu Đạn ai ở bên nhật cũng đều cay cú thằng NHK. NHK nó ung thư đến độ mà dân nó còn biểu tình chống NHK cơ mà 😃)
JN1985
ĐẠI BÀNG
5 tháng
Ở vn thì có t vieon đăng ký thì dễ huỷ thì loằng ngoằn phải gọi lên tổng đài nó hướng dẫn mới huỷ được
Dungbro
ĐẠI BÀNG
4 tháng
Cơ bản là tụi nó tìm mọi cách để móc túi người dùng, nhiều cái lừa người không để ý. Cái netflix mình cancel trên DT nhưng TV chưa thoát là nó lại tự động đăng ký. Cay
Đâu xa. FPT mình thử đăng kí xem fim trả phí trên ứng dụng FPT play. Nhấn đăng kí thì chỉ cần click. Mà muốn huỷ thì gọi lên tổng đài nó bảo phải đi ra cửa hàng. Điên máu hỏi anh đăng kí thì nhấn trên ứng dụng là được, mà huỷ phải kêu anh ra cửa hàng hả. Giải quyết không thì anh cắt gói mạng và huỷ dịch vụ. Thế là làm luôn cho mình. Đến lạy với cách kinh doanh này
Cần gì tới truyền hình, ở Vn mình có chuyển mạng đổi số, đăng kí chuyển mạng đổi số, nó hành mấy tháng trời k đổi được. Nhân viên gọi đt kêu xài tiếp đi, khuyến mãi cho, mình k là k, bữa sau nó báo sim mình sai thông tin chính chủ, bấm lên kiểm tra thì sai thật, ttrong khi lúc đầu mình đăng ký tại cửa hàng bằng chính cmnd của mình, rồi bắt mình ra cửa hàng sửa thông tin thì mới cho chuyển 😡

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019