DNA của nghi phạm đánh bom khủng bố được truy tìm như thế nào?

ND Minh Đức
28/3/2016 6:50Phản hồi: 31
DNA của nghi phạm đánh bom khủng bố được truy tìm như thế nào?
Không lâu sau các vụ tấn công khủng bố tại Bỉ, các nhà điều tra đã truy tìm ra được bộ DNA của một trong những kẻ đánh bom, và thú vị hơn, mẫu DNA tương tự cũng được tìm thấy tại hiện trường vụ đánh bơm ở Paris hồi cuối năm ngoái. Làm thế nào họ có hể xác định được DNA của nghi phạm từ đống đổ nát và lẫn trong nhiều mẫu DNA của nạn nhân? Theo giám đốc chương trình khoa học hình sự tại Đại học Michigan David Foran thì "điều đó không hề dễ dàng nhưng không phải là bất khả thi!"

Còn nhớ vào lúc khoảng 8 giờ sáng, 2 vụ nổ lớn đã xảy ra tại sân bay chính của quốc gia này và chỉ 1 giờ đó, một vụ nổ khác đa xảy ra tại ga điện ngầm Maelbeek, ngay trung tâm của nước Bỉ. Tổ chức khủng bố ISIS được cho là nhận đứng đằng sau vụ khủng bố này, có 5 kẻ khủng bố giết chết 31 người khác và làm bị thưong hơn 300 người khác. Cách thức khủng bố này đã từng được sử dụng tại Paris hồi cuối năm ngoái, làm thiệt mạng 130 người tại nhà hát, sân vận động và nhà hàng.

Foran cho biết sau khi các vụ nổ kiểu này xảy ra, bước đầu tiên là thu thập toàn bộ các vật thể tại hiện trường có khả năng liên quan tới kẻ đánh bom. Như trong trường hợp tại Bỉ, các vật thể thu thập được bao gồm cả mảnh vỡ của thiết bị kích nổ, đinh ốc có thể được dùng làm mảnh đạn của bom, hành lý và vali của các nghi phạm được ghi lại bởi camera an ninh. Bước thứ 2 là mang tất cả các vật chứng thu thập được về phòng thí nghiệm, quét từng chi tiết nhỏ trên vật thể để thu thập bất kỳ dấu vết nào của DNA.

Và đây chính là công việc khó khăn nhất bởi DNA có thể bị hư hỏng do nhiệt từ vụ nổ. Foran chia sẻ: "DNA sẽ bị đốt cháy giống như bất cừ bộ phận nào trên cơ thẻ người. Nó khác với việc bị đốt bởi ngọn lửa trực tiếp." Chứng cứ DNA phục hồi được từ các thiết bị kích nố thường không có chất lượng cao. Chủ yếu là bằng chứng dấu vân tay để lại trong quá trình xử lý các quả bom và các vật chứa như ba lô, vali hoặc những nơi mà nó được đặt.

Dấu vân tay cũng thường bị hủy bởi nhiệt do nó được tạo ra từ dầu trên tay người cầm. Tuy nhiên trong đó còn có những tế bào da chết bị thải ra trong suốt ngày. Đây chính là mấu chốt của vấn đề bởi dấu các tế bào da chết sẽ tồn tại được ngay cả khi dấu vân tay bị nung chảy. Các tế bào này cung cấp cho điều tra viên bằng chứng DNA. Tuy nhiên, bằng chứng này vẫn chưa có chất lượng cao do khi tế bào chết, DNA cũng bị suy giảm chất lượng.

Chưa hết, DNA của tội phạm còn bị trộn lẫn với rất nhiều vật chất khác tại hiện trường vụ việc, đồng thời có khả năng lẫn với hàng chục người khác, bao gồm cả nạn nhân và những người có mặt ở đó. Thách thức ở đây là tách các bộ DNA ra để nhận diện nghi phạm. Foran chia sẻ: "Việc đó giống như 4 loại màu vẽ vào một chiếc lọ và lắc lên. Bạn không thể phân biệt được chúng." Tuy nhiên tỷ lệ thành công của vụ điều tra sẽ tăng lên nếu điều tra viên có được thông tin DNA của nghi phạm tình nghi và dùng nó để phân biệt nhiều dấu vết DNA.

Nếu cuối cùng các nhà điều tra có thể xác định trực tiếp DNA của nghi phạm, bước cuối cùng là nhập nó vào ngân hàng dữ liệu gen để xem nó có trùng với mẫu gen có trong danh sách hay không. Đây vô hình trung lại là một công việc khá mơ hồ và theo một nghiên cứu công bố hồi năm 2009 trên tạp chí Khoa học pháp y thì tỷ lệ xác định chính xác ai đã chế tạo bom dựa trên những mảnh vỡ còn sót lại chỉ khoảng 1 nửa.

Tuy nhiên, nhờ có DNA tìm thấy tại sân bay Bỉ, các nhà điều tra nước này đã xác định được nghi phạm là Najim Laachraoui, một công dân Bỉ gốc Morocco 24 tuổi. Tuy nhiên hiện vẫn chưa trước đây 2 phía Bỉ và Pháp làm thế nào có được mẫu DNA của người này trong ngân hàng gen của họ. Tuy nhiên, người ta báo cáo rằng bằng chứng cho thấy bộ DNA của nghi phạm lần này không chỉ xuất hiện ở Pháp mà còn trong một ngôi nhà tại Bỉ và tại đây, người ta phát hiện ra của TATP, dấu vết của một loại thuốc nổ mà ISIS thường sử dụng tại Châu Âu.

Tham khảo Lemonde, WP, Theverge
31 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đọc vụ này mà nhớ vụ BD. CA qq gì mà có cái vật chứng mà tự sửa lời mình nói mấy lần. Cuối cùng thì có người thí chốt. Thưởng nóng tiền tỷ.
Đọc xong không biết DNA là gì. Tra Gút gồ: Ai ngờ nó là tiếng pháp của ADN 😁
spylehoang
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Last Resort 😆 AIDS va SIDA nữa chứ
@Last Resort Lại giống AIDS và SIDA đều là 1, cùng các chữ cái nhưng khác thứ tự
bravery10
TÍCH CỰC
8 năm
@Last Resort ADN là tiếng Pháp, DNA là tiếng Anh!

p/s: ADN là tiếng Việt của DNA, ngày xưa học sinh học toàn đọc là "axit đề ô xi ri bô nu cờ lê íc"
@Last Resort nó là tiếng Anh của ADN bác 😃
halong148
TÍCH CỰC
8 năm
Lỗi chính tả nhiều quá. Mất cả sự tinh tế.
Xem mấy nhà điều tra bên nước ngoài làm việc thấy phục họ thật, nhất là những người lần theo vết máu, xem họ căng dây cứ như một tác phẩm nghệ thuật vậy. Đôi khi chỉ từ vết máu còn lại mà có thể nói được những gì đã diễn ra tại hiện trường.
blueweasley
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Black Mamba Sherlock Holmes hồi xưa cũng oai phong lẫm liệt ;))
công bố thế này lần sau bọn nó rút kinh nghiệm rồi làm sao tìm dc nữa
Hiện đại phết, tan xác rồi cũng truy ra đc
DNA chắc là bản đồ gen mới được tìm ra trong năm 2016 chắc
I.Corp
TÍCH CỰC
8 năm
Nhớ tới CSI😁
DNA là tiếng anh. ADN là tiếng pháp trùng với phiên âm tiếng việt là Axit ĐeoxiriboNucleic nên dc phổ biến hơn ở vn
Rij
TÍCH CỰC
8 năm
@I.Corp CSI bao ảo, mặc dù biết là điều tra hiện trường phải là những ng giỏi nhất và sử dụng nhữbg dụng cụ tối tân nhất, nhưbg quả thật phim đó đúng chất phóng đại
@Rij Chả biết mình nhớ có nhầm ko, nhưng có cái tập nó tìm ra thủ phạm qua một bức ảnh bằng cách: trong bức ảnh có một cái cửa sổ in bóng cái cốc, trên cái cốc lại phản chiếu mặt hung thủ :-s

Bằng máy móc hay thuật toán thần kì nào đó ng ta đã phục chế đc ảnh của hung thủ :v

*quỳ* *tắt TV*
denhun
TÍCH CỰC
8 năm
DNA là cách viết Tiếng Anh còn ADN là cách viết trong Tiếng Việt.

lendras
TÍCH CỰC
8 năm
@denhun ADN là cách viết mượn từ tiếng Pháp. Rất nhiều từ chúng ta đã mượn từ tiếng Pháp trước nên nó trở thành cách viết chính ở VN. Khi các từ/thuật ngữ tiếng Anh vào sau sẽ phải chuyển sang cách viết Pháp.

Ngày xưa còn có một loạt comment tranh cãi về cách viết đúng của kí hiệu tiền tệ, dấu thập phân và dấu phân cách phần ngàn. Cơ bản là chúng ta đã quen dùng cách viết Pháp rồi.
Không biết các bác thấy sao chứ em đọc ADN thấy hay hơn là đọc DNA
ADN hay DNA đều là một. giống như SIDA với AIDS ý, đều là một. Khác nhau là do cách dịch từ tài liệu tiếng pháp hay tiếng anh thôi. ADN nghe quen hơn vì ngày xưa các thầy của mình học tiếng pháp nhiều, tham khảo và dịch sách tiếng pháp sang nên dùng từ lâu, qua nhiều thế hệ dạy và học rồi nên quen hơn. Ngày nay tiếng Anh dùng nhiều hơn nên mới thấy nhiều DNA như thế. Còn chuẩn quốc tế gọi thế nào thì em không biết. Chắc là tài liệu người ta viết bằng tiếng Anh thôi.
Các bác về hỏi lại bố mẹ mình xem, có phải các cụ ngày xưa học hoá học gọi muối ăn NaCl là Clorua Natri không, còn bây giờ mình được học là Natri Clorua :D
denhun
TÍCH CỰC
8 năm
Mình chẳng cần hỏi ai cả. Sách giáo khoa sinh học vẫn ghi như thế. Kể cả các sách luyện thi đại học môn sinh học từ những năm 198x mình đọc cũng vẫn ghi là ADN trong đó chữ A là "A xít". Còn khi viết trong Tiếng Anh thì viết là DNA trong đó chữ A là "Acid".

quả là 1 quá trình
đọc xong vẫn không hiểu làm sao mà ra
Đem cả lũ khủng bố treo cột điện lấy dây thun bắn vô trái dứng nó đến khi nào nó khai đồng bọn thì thôi
Toni Teo
TÍCH CỰC
8 năm
Nhiều đoạn chả hiểu vì lỗi chính tả 😕
thailevi
TÍCH CỰC
8 năm
Giống mò kim đấy bể.
denhun
TÍCH CỰC
8 năm

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019