Độ tuổi tốt nhất để cấy ghép ốc tai điện tử là khi nào ?

17/12/2020 2:16Phản hồi: 2
Độ tuổi tốt nhất để cấy ghép ốc tai điện tử là khi nào ?
093355-cay_oc_tai_dien_tu.jpg
Hằng năm, ốc tai điện tử mang lại khả năng nghe cho hàng nghìn bệnh nhân nghe kém. Cấy ghép ốc tai điện tử được xem như là một vị cứu tinh của trẻ điếc bẩm sinh, đem lại cơ hội nghe và phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ khiếm thính hòa nhập với cộng đồng gần như những đứa trẻ khác.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng trẻ càng sớm tiếp cận với âm thanh thì khả năng nghe và nói càng phát triển. Trẻ bắt đầu nghe thấy âm thanh ngay từ khi còn trong bụng mẹ, và có thể phản ứng với âm thanh ngay cả trước khi được sinh ra. Những năm tháng đầu đời là khoảng thời gian phát triển nhiều nhất của não bộ. Đến 3 tuổi thì não bộ của con người có hàng tỷ liên kết và đạt đến 2/3 kích cỡ của người lớn, là thời kỳ mẫn cảm đặc biệt của trẻ về ngôn ngữ và chỉ đến một lần trong cuộc đời. Chính vì vậy, phụ huynh hãy chú trọng tới thời điểm “vàng” này để khơi gợi tiềm năng sẵn có và mang tới cho con một môi trường sẵn sàng để phát triển ngôn ngữ tốt nhất.

Với sự can thiệp sớm, trẻ khiếm thính có thể phát triển các kỹ năng ngôn ngữ để giúp trẻ có thể giao tiếp tự do, không phụ thuộc và có thể hòa nhập với xã hội, sinh hoạt, học tập và làm việc như những trẻ bình thường khác.

Theo tiêu chí hiện tại của FDA, các chỉ định cho cấy ốc tai điện tử là trẻ từ 12-24 tháng tuổi bị điếc sâu hai tai và trẻ từ 2-17 tuổi bị nghe kém dạng tiếp nhận hai bên mức độ từ nặng đến sâu và được đánh giá là kém hay không tiến bộ trong phát triển kỹ năng nghe nói với máy trợ thính công suất phù hợp.

Nhiều trung tâm nhi khoa trên thế giới hiện nay còn khuyên nên cấy ghép cho trẻ bị điếc sâu hai tai dưới 12 tháng tuổi và trẻ bị điếc sâu một bên tai. Ngay cả những trẻ không đủ các tiêu chí thính học nghiêm ngặt nhưng không tiến bộ về ngôn ngữ mặc dù có đeo máy trợ thính công suất phù hợp và luyện nghe nói đầy đủ cũng nên được xem xét để cấy ốc tai.

Các ứng cử viên phải được đánh giá y tế bởi một bác sĩ chuyên khoa nhi, tai mũi họng, thần kinh, chuyên gia thính học và chuyên gia trị liệu ngôn ngữ… và được chỉ định sau khi trẻ đã có đầy đủ các kết quả thính học chẩn đoán, đã được thử nghiệm đầy đủ với máy trợ thính thông thường và kết quả kiểm tra về y khoa cho việc phẫu thuật.
2 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ngoctb08
TÍCH CỰC
3 năm
trẻ khiếm thính có thể phát triển các kỹ năng ngôn ngữ để giúp trẻ có thể giao tiếp tự do
@ngoctb08 đúng rồi bạn, nhưng việc phát triển ngôn trẻ cần rất nhiều thời gian cung như sự kiên trì của bố mẹ nữa, những trẻ khiếm thính cần sự yêu thương nhiều hơn từ bố mẹ để có thể vượt qua được giới hạn của bản thân.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019