Vì sao nên hạn chế mua thiết bị Android “Tàu”?
http://genk.vn/tin-ict/vi-sao-nen-han-che-mua-thiet-bi-android-tau-2013042709062302.chn
Chất lượng kém
Theo giới buôn hàng công nghệ và thiết bị Trung Quốc (phần lớn là thiết bị Android), các thiết bị giá rẻ không hề được cấp phép bán ở thị trường nước họ, mà chủ yếu để xuất ra nước ngoài. Chất lượng thì tuỳ theo giá tiền mà giới buôn đặt hàng. Có thể nói: các thiết bị chạy Android “Tàu” thời thượng đang bày bán tràn lan ở Việt Nam đều không phải hàng đạt chuẩn, mà chỉ do các cơ sở sản xuất cá nhân thực hiện. Việc “cổ suý” cho các cơ sở gia đình sản xuất và xuất khẩu các thiết bị giá rẻ sang các thị trường đang phát triển đã khiến "hàng công nghệ" Trung Quốc đang dần bị tẩy chay.
http://genk.vn/tin-ict/vi-sao-nen-han-che-mua-thiet-bi-android-tau-2013042709062302.chn
Chất lượng kém
Theo giới buôn hàng công nghệ và thiết bị Trung Quốc (phần lớn là thiết bị Android), các thiết bị giá rẻ không hề được cấp phép bán ở thị trường nước họ, mà chủ yếu để xuất ra nước ngoài. Chất lượng thì tuỳ theo giá tiền mà giới buôn đặt hàng. Có thể nói: các thiết bị chạy Android “Tàu” thời thượng đang bày bán tràn lan ở Việt Nam đều không phải hàng đạt chuẩn, mà chỉ do các cơ sở sản xuất cá nhân thực hiện. Việc “cổ suý” cho các cơ sở gia đình sản xuất và xuất khẩu các thiết bị giá rẻ sang các thị trường đang phát triển đã khiến "hàng công nghệ" Trung Quốc đang dần bị tẩy chay.
Nếu quan sát kỹ, khu vực “chợ ve chai” trên các diễn đàn mua bán, rao vặt trong nước vẫn rao thanh lý rất nhiều thiết bị Android “Tàu” với giá rẻ mạt (chỉ khoảng 20-30% giá mua ban đầu) mà gần như hiếm có người mua.Ngay cả với thiết bị Android “Tàu” mới mua, việc xảy ra lỗi và các “bệnh” chung như sóng kết nối chập chờn hoặc yếu, pin nhanh hết và bị “chai”, cảm ứng không nhạy,… đều khá phổ biến. Quan trọng hơn, gần như toàn bộ các thiết bị Android “Tàu” đều không có linh kiện thay thế.
Do sản xuất theo đơn đặt hàng từng đợt với yêu cầu khác nhau, cá nhân khác nhau nên mỗi “lô hàng” được bán tại Việt Nam đều không có một quy tắc chung nào cả. Một khi thiết bị Android “Tàu” mà bạn mua dùng bị lỗi hay hư hỏng, chỉ có cách duy nhất là tìm mua một sản phẩm tương tự trên các “chợ ve chai”, rồi nhờ thợ lấy linh kiện “xào” qua, nhưng chất lượng thì vẫn chưa chắc bảo đảm.
Bạn có thể dễ dàng nghe những lời “than phiền” và chê bai về thiết bị Android “Tàu” trên các diễn đàn công nghệ, hoặc từ những người đã từng dùng nó. Những người từng lỡ mua phải thiết bị Android “Tàu” và xài qua đều có chung ý định: Sẽ không mua lại thiết bị nào như thế nữa!
Chất liệu không an toàn?
Với mức giá quá rẻ, chỉ từ vài trăm ngàn đến dưới ba triệu đồng, liệu có đủ chi phí để làm ra một thiết bị tốt?
Đất hiếm là chất liệu gần như không thể thiếu khi sản xuất các linh kiện và thiết bị điện tử. Trung Quốc lại là nước cung cấp đất hiếm hàng đầu thế giới (khai thác 120.000 tấn/năm), nên việc cung cấp nguồn nguyên liệu này là thuận lợi cho các cơ sở sản xuất gia đình có thể tạo ra sản phẩm cạnh tranh. Tuy nhiên, đất hiếm lại chứa rất nhiều nguyên tố độc hại và phóng xạ, nếu không xử lý đúng quy trình thì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường.
Bên cạnh đó, hai chất liệu khác là nhựa và kim loại dùng để sản xuất bo mạch và vỏ của các thiết bị Android “Tàu” cũng có thể không an toàn cho sức khoẻ của bạn. Mặc dù Viện Khoa học Vật liệu và Ứng dụng, hay Viện Công nghệ Hoá học, chưa từng kiểm tra chất lượng về hai chất liệu ấy trên các thiết bị Android “Tàu”, nhưng không loại bỏ chúng có khả năng chứa chất cadimi (Cd) – một trong ba kim loại nặng độc hại nhất với cơ thể con người. Cd có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi,… Chất nầynày đã từng được phát hiện trong các lồng đèn có xuất xứ Trung Quốc, nên đã bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Quảng cáo
Đối với một số thiết bị Android “Tàu” có thiết kế vỏ kim loại khá nặng, hoặc lớp sơn trên sản phẩm, cũng có thể cùng chứa chì với hàm lượng cao, do các lớp sơn và xi trên vỏ các thiết bị ấy thường rất dễ bong tróc. Nếu lượng chì quá cao và tiếp xúc hàng ngày, nguy cơ người dùng bị ngộ độc chì là rất cao. Người lớn có thể bị liệt dương, đau nhức cơ thể, giảm trí nhớ và suy nhược thần kinh. Nếu người dùng là trẻ em, trẻ sẽ có thể bị chậm phát triển.
Không có chế độ hậu mãi
Trước đây, các cửa hàng bán thiết bị Android “Tàu” thường chỉ bảo hành từ một đến ba tháng cho sản phẩm bán ra. Tuy nhiên, hiện nay họ đã thay đổi cách bảo hành, với nhiều chế độ như hàng “xịn” với thời gian lên đến 12 tháng, hoặc “Một đổi một, nếu bị lỗi”.
Dĩ nhiên, họ không dám bảo hành một sản phẩm kém chất lượng mà thời gian sử dụng là "không chắc chắn". Nếu tinh ý, bạn sẽ thấy những cửa hàng loại ấy niêm yết giá sản phẩm cao hơn khá nhiều so với các thiết bị Android “Tàu” tương tự ở những cửa hàng khác, có khi giá cao gấp đôi. Điều đó đảm bảo việc họ có thể sửa lại, hoặc đổi máy khác cho khách hàng, với các thiết bị nào không vượt qua được thời gian bảo hành.
Thêm một “mánh khoé” kinh doanh khác của các cửa hàng ấy: thay đổi tên... cửa hàng, sau khi bán hết “lô hàng”! Chi phí thay bảng hiệu, hay đăng ký kinh doanh, chỉ là vài triệu đồng, nghĩa là không đáng bao nhiêu nếu so với khoản lợi nhuận của “lô hàng” mà họ bán được. Khi đó, nghiễm nhiên tem bảo hành trên các thiết bị Android “Tàu” mà họ bán cho bạn sẽ không còn hiệu lực.
Ứng dụng và nguy cơ bảo mật?
Quảng cáo
Điểm chung của các thiết bị “Tàu” giá rẻ là đều nhái tên và thiết kế của các thương hiệu lớn, và dùng Android (hệ điều hành nguồn mở, với tính tuỳ biến cao).
Các thiết bị ấy cũng hỗ trợ người dùng truy cập vào chợ ứng dụng của Google để tải về ứng dụng miễn phí. Tuy vậy, có dùng qua thực tế thì mới rõ: có nhiều ứng dụng không thể cài đặt vào thiết bị "Tàu", hoặc cài được nhưng lại hoạt động không tốt như trên các thiết bị chính hãng. Lí do thật đơn giản: dù cấu hình của máy đáp ứng đủ, song công nghệ của các chip trên máy đều thuộc loại cũ, chất lượng kém nên không thể hỗ trợ các ứng dụng đó.
Vì vậy, phần lớn các thiết bị Android “Tàu” khi bán ra đều được cài khá nhiều ứng dụng mặc định. Bạn khó có thể nhận biết các ứng dụng mặc định ấy có thực sự an toàn và đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật hay không. Từ đó, nguy cơ bị theo dõi, đánh cắp thông tin và tài khoản luôn là chuyện có thật. Cho dù bạn có cài các ứng dụng để bảo vệ máy thì cũng khó ngăn cản các mã độc, hay virus, gởi thông tin về chủ của chúng. Bởi có thể ngay cả Android đang có trên thiết bị của bạn cũng đã bị chèn mã độc hay virus từ nơi sản xuất.
Trong nhiều trường hợp, “của rẻ chưa hẳn là của ôi”. Tuy vậy, với hàng loạt nguy cơ về an toàn và chất lượng sản phẩm như nêu trên, việc chọn mua các thiết bị Android “Tàu” chắc chắn là điều không nên.