Đột quỵ, các nguy cơ là gì và phòng chống ra sao?

Hassler
27/11/2017 3:3Phản hồi: 97
Đột quỵ, các nguy cơ là gì và phòng chống ra sao?
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não hiện đang trở cơn ác mộng của thế giới hiện đại. Theo báo cáo năm 2016 của Tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO) mỗi năm có khoảng 17 triệu trường hợp bị đột quỵ xảy ra, trong đó khoảng 6 triệu trường hợp tử vong và 5 triệu trường hợp sống sót nhưng có di chứng dẫn đến tàn tật tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Ở Việt Nam ước tính có khoảng hơn 200.000 trường hợp xảy ra hàng năm, phân nửa số đó tử vong và đến 90% số người còn sống sau khi đột quỵ bị các di chứng liên quan. Theo thống kê thì tỷ lệ nữ giới có nguy cơ cao hơn ở nam giới tuy nhiên ở Việt Nam thì ngược lại, tỷ lệ nam giới bị đột quỵ cao gấp 4 lần so với nữ giới. Thêm nữa, việc trẻ hoá độ tuổi bị đột quỵ cũng là 1 vấn đề nan giải do lối sống hiện đại làm cho nguy cơ đột quỵ tăng lên rất nhiều so với quá khứ.

Vậy để nhận biết 1 người có khả năng bị đột quỵ ta cần gì?
Cách đơn giản và thông dụng nhất là áp dụng phương pháp FAST để nhận biết:
F(ace): Hãy đề nghị người đó cười và quan sát xem 1 bên mặt của họ có bị xệ xuống không.
A(rms): Đề nghị người đó giơ tay lên như tập thể dục, cũng quan sát xem 1 hay 2 tay của họ có tự hạ xuống mà không kiểm soát được không.
S(peech): Đề nghị người đó nói hoặc lặp lại 1 câu đơn giản, để ý xem cách họ nói có khác so với bình thường không.
T(ime): Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào trong 3 yêu cầu ở trên, hãy gọi cấp cứu hoặc đưa họ đi bệnh viện ngay để kiểm tra.


mnstroke_fast-flat.gif

Nếu có nghi ngờ ai đó bị đột quỵ cần áp dụng ngay phương pháp này để đánh giá, vì khi phát hiện và chữa trị trong vòng 3 tiếng đồng hồ đầu tiên thì tỷ lệ sống sót sẽ cao hơn rất nhiều.
Theo Guidelines mới là 4.5 giờ để xử lý đột quỵ. Nếu trung tâm lớn thì có thể là 6 giờ sử dụng can thiệp động mạch. Thanks bác @Pidgeotto đã update ạ

Dưới đây là các nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ mà mình tổng hợp được:

Các nguy cơ dẫn đến đột quỵ (1).png

Ai cũng biết trời gọi thì phải thưa, nhưng nếu chúng ta chú ý, có thêm hiểu biết để phòng tránh các nguy cơ thì đến 80% ta có thể dự phòng được đột quỵ, còn lại 20% do các nguyên nhân đặc biệt thì cũng khó có thể nói. Chốt lại là thông qua việc ăn uống điều độ, tập luyện thể dục, khám sức khoẻ định kỳ thì ta có thể sống tốt hơn, sống lâu hơn để tận hưởng cuộc sống.

Các bạn đã có ai có người nhà hay người quen bị đột quỵ không? Nếu có các kinh nghiệm nào mà bạn thấy hữu ích thì cùng chia sẻ nhé. Chúc các bạn sống khoẻ, sống vui!


Quảng cáo


Mình viết bài này cũng vì có anh bạn đã biết hơn chục năm vừa đột ngột ra đi vào tuổi 53. Thôi coi như là 1 nén hương tưởng nhớ đến anh. RIP anh!
97 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thường thì phát hiện ra là đã muộn
Bahamutzero
ĐẠI BÀNG
6 năm
@JoseyHan tưởng bị cảm sốt hay mệt gì đó lên bệnh viện xong thì mới hay😔
Chỉ như màn hình xanh thôi mà 😁
Thường thì khi phát hiện đã hết chữa được rồi. Mình có bà dì cũng bị, khi phát hiện đưa đi bệnh viện về thì nằm liệt 1 chỗ, không nói năng gì được. Ai đúc gì ăn đó thôi, nói chung như người thực vật. Trước đó là người rất khỏe mạnh nhé.
anh.san
TÍCH CỰC
6 năm
bài viết rất hay, mình suýt phì cười vì một trong các nguyên nhân gây đột quỵ ở nữ giới là "huyết áp cao, tăng áp lực lên ti" =)) đề nghị anh em kiềm chế, k nhào nặn để các chị em sống thọ hơn nhé
@anh.san Chết dở, để e sửa 😆
Đi nhậu khuya về thì không nên tắm lạnh, vì làm co mạch ngoại biên tăng áp lực máu trong lòng mạch dễ gây tai biến mạch máu não (rất nhỏ và là mạch máu tận cùng nên rất dễ bị tổn thương) 😃
Sống lành mạnh, tập thể dục đều, chơi thể thao
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, dự phòng cholesterol và mỡ máu
Chăm chỉ thì tập thể thao còn lười hơn thì có nhiều loại thuốc giảm mỡ máu, dự phòng tai biến
Tầm 45 trở lên là nên rất cẩn thận với sức khỏe (49 chưa qua 53 đã tới, các cụ thống kê lại rồi)

Bây giờ y học và trình độ bác sĩ cũng cao nên đột quỵ ít dẫn đến tử vong nhưng di chứng sau đột quỵ thì bác sĩ cũng chịu. Liệt nửa người hay gặp nhất, gây gánh nặng lên gia đình rất nhiều. Để phục hồi phần nào đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì luyện tập chức năng.

Bà nội mình bị tai biến, cô giáo dạy mình cũng bị nên mình rất ám ảnh.
Hoang NM
ĐẠI BÀNG
6 năm
Theo nghiên cứu khoa học và được các bác sĩ tư vấn, khi mới bị thì 2 viên aspirin sẽ giúp giảm thiểu các ảnh hưởng về sau và quan trọng nhất là trong 2 tiếng đầu tiên được cấp cứu kịp thời thì sẽ không có di chứng
vuonglnf
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Hoang NM mấy cái khác mình k nói nhưng cái này các bạn đừng nên nghe theo báo lá cải ngen. aspirin có khả năng chống ngưng tập tiểu cầu, dùng trong một số bệnh tim mạch. còn trong đột quỵ não do xuất huyết não thì chống chỉ định hoàn toàn. còn trong nhồi máu não trong giai đoạn cấp chỉ dùng tiêu sợ huyết hoặc ca thiệp mạch não. mình nói sơ vậy thôi. các bạn đừng làm theo mà cho bệnh nhân uống 2v aspirin, tốt nhất nên đưa sớm vào bệnh viện nhé
Goldsmart
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Hoang NM caí này cũ rồi bạn. Đa phần là nhồi máu não nên dùng aspegic. giờ điều trị tốt hơn xưa nhiêù.
@Hoang NM Aspirin chỉ có ý nghĩa dự phòng đột quỵ thôi. Khi xảy ra đột quỵ rồi chỉ có thuốc tiêu huyết khối như Alteplase (dùng trong 4,5 giờ đầu) hoặc Can thiệp động mạch lấy huyết khối bằng dụng cụ (tiến hành trong 6 giờ đầu) mới có tác dụng. Tuy nhiên, kể cả các bệnh nhân đã được điều trị tiêu huyết khối hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ tỷ lệ hồi phục tốt cũng chỉ đạt 30-40% thôi. Điều trị hoặc can thiệp càng sớm, càng tốt. Vì vậy khi phát hiện ra người bị đột quỵ hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện có khả năng điều trị tiêu huyết khối hoặc can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ (Thường là các bệnh viện tỉnh hoặc trung ương) đừng lãng phí thời gian, bởi "Thời gian là não".
samunita
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Fbiprohj klq bác học y hả, thấy rành quá
mokakdha
TÍCH CỰC
6 năm
sáng chạy 9km, tập thêm suối nguồn tươi trẻ, tập cơ bụng, nói không với rượu bia thuốc lá, ngồi thiền, giữ tâm bình an
khoaguitar
ĐẠI BÀNG
6 năm
@mokakdha mình cũng hay mơ vậy, he he he
@mokakdha Xóm mình cũng 1 ông làm y như vậy đều đều và ra đi vào 1 buổi sáng đẹp trời do đột quỵ. Trời kêu ai nấy dạ. Số nhọ hơn con bọ. Hehe
bactuong
TÍCH CỰC
6 năm
Có người bên cạnh thường xuyên chăm sóc
nguyendrum
TÍCH CỰC
6 năm
@bactuong bác sĩ hả?
Sunrai
ĐẠI BÀNG
6 năm
Ăn uống giàu chất xơ, tập thể dục thường xuyên, yoga rất tốt cho tim mạch. Nếu đã có tiền sử bệnh thì tránh các tình huống xúc động mạnh. Thời tiết nóng quá hoặc lạnh quá thì hạn chế đi ra ngoài đường. Ngủ nhiều một chút!
@Sunrai Ngủ nhiều là nguy cơ đó bác
bzphamphu
ĐẠI BÀNG
6 năm
Việt nam đi xa nước ngoài quá rồi .Mỗi ngày 4-5 giọt cbd phòng ngừa đột quỵ và tai biến.
khanghi
ĐẠI BÀNG
6 năm
@bzphamphu bác có thông tin hay nói rõ them chút đc không a, thanks
bzphamphu
ĐẠI BÀNG
6 năm
@khanghi Nước ngoài bắt đầu ngưng dùng thuốc tây , việt nam thì nhập ồ ạt thuốc tây.
bạn vào đây mà tìm hiểu facebook.com/groups/297358174083897/
Nếu giỏi tiếng anh thì vào đây mà xem (trang 18) who.int/medicines/access/controlled-substances/5.2_CBD.pdf
namthang
ĐẠI BÀNG
6 năm
@bzphamphu Cám ơn chia sẻ của bạn.

Tuy nhiên ngay trang đầu tiên mình đã thấy ghi là "Pre-Review Report" nên mình hoàn toàn chưa thể tin tưởng 100% được. Chưa kể thêm nội dung trang 18 không thấy nhắc gì đến việc điều trị cho stroke (tai biến) mà chỉ là những bệnh như parkinson, alzheimer, cancer ... và một số bệnh lý khác mà mình không chuyên môn nên cũng không rõ lắm.
bzphamphu
ĐẠI BÀNG
6 năm
@namthang ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/29098188
đây là bài viết được bệnh viện Mayo Clinic, Rochester, Minnesota (bệnh viện hàng đầu của mỹ và thế giới) đăng trong thư Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ NCBI về CBD (canabidiol) về ngăn ngừa tai biến , ngoài ra bạn tham khảo rất nhiều nguồn về cbd nếu bạn giỏi tiếng anh .
risky99
CAO CẤP
6 năm
ngày xưa chưa rõ nguyên nhân các cụ hay bảo "Chết vì cảm"
bệnh đột quỵ, tai biến có 2 loại 1 là não 2 là tim
tai biến mạch máu não thì theo cái FAST ở trên
còn nhồi máu cơ tim thì cần theo dõi dấu hiệu khác, ví dụ như đau bụng toát mồ hôi lạnh ng cũng có thể là 1 dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.
Bị Thượng Mã Phong có bị coi là Đột Quỵ 😁
troll-face-14.jpg
Anh em lao động bên đài loan bị đột quỵ nhiều lắm, 1 năm vài chục người, toàn kiểu đi ngủ xong sáng ko thấy dậy, đây đúng là căn bệnh nguy hiểm 😔
Pidgeotto
ĐẠI BÀNG
6 năm
Em nghĩ khoảng thời gian vàng 4.5 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng đâù tiên với đột quỵ nhất là thể nhồi máu não rất nên phổ cập vào bài. Đi học đột quỵ gặp nhiều trường hợp chỉ vì tưởng nhẹ, để sáng mai mới đi thành ra không thể điều trị theo ccbs bằng rtpa, rất xót. Và mọi người nên tìm hiểu các cơ sở đạt tiêu chuẩn đơn vị đột quỵ gần mình nhất để xử trí nhanh. Trong chuyên ngành đột quỵ có câu rất thấm với ai làm ngành Thời gian là não.
@Pidgeotto Theo tính toán là 3h thôi bác. Thanks bác
Pidgeotto
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Hassler Guidelines mới bọn e được học là 4.5 giờ rồi bác. Nếu trung tâm lớn thì có thể là 6 giờ sử dụng can thiệp động mạch.
@Pidgeotto Tuyệt, để em update bác nhé
yeucodon
TÍCH CỰC
6 năm
cũng vừa xem xong video này
Ăn uống lành mạnh

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019