Dota 2 và liên minh huyền thoại ai hơn ai

cacachibi
26/3/2015 9:51Phản hồi: 3
Dota 2 và liên minh huyền thoại ai hơn ai
Trên quan điểm của một game thủ đã quá thâm niên hay nói cách khác là một gamer già thì mình thấy game offline và game online ngày nay đã không quá khác biệt. Có thể nói nhiều khi chúng ta còn khó có thể nhận ra game này là game online hay game offline. Chúng ta cùng đi tìm hiểu lý do tại sao ranh giới giữa game online và game offline lại gần nhau đến vậy

Cùng định nghĩa lại game online và game offline


Nếu như trước đây, việc phân biệt giữa hai thể loại game này là điều vô cùng đơn giản: Game online (thường được gọi bởi thuật ngữ dài ngoằng Massively Multiplayer Online Game) cho phép rất nhiều người cùng tham gia game và tương tác với nhau như giao dịch hay PK, bên cạnh việc tương tác với máy chủ thông qua việc đánh quái hay làm nhiệm vụ.


Game offline và game online thời nay rất khó phân biệt


Trong khi đó, những game offline (thông thường) là những game AAA bom tấn, tập trung chủ yếu vào mục chơi đơn và được cộng đồng game thủ toàn cầu mong chờ. Sở dĩ gọi là game offline một phần chính do những game thủ với sở thích “dùng hàng chùa” (ví von là dùng .....) để thưởng thức mục chơi campaign vốn không yêu cầu kết nối internet như mục chơi mạng.

Thế nhưng, khi làng game toàn cầu ngày một phát triển, khi những game online hay nhat sở hữu nền đồ họa ngày càng gần với chất lượng của những bom tấn với việc sử dụng hàng loạt engine khủng như Unreal, CryEngine hay Source, thì ranh giới giữa online và game “offline” (xin được gọi là game bom tấn) đã ngày một nhạt nhòa.


Hãy lấy ba ví dụ điển hình: Guild Wars 2, Diablo III và tựa game bắn súng mới ra mắt mà bản thân tôi đã có cơ hội đánh giá chi tiết tới các bạn độc giả vào ngày hôm qua, Titanfall. Cả 3 đều được xếp vào hạng game AAA dựa vào kinh phí, đội ngũ nhân lực thực hiện cũng như tầm vóc sản phẩm.


Điểm chung giữa cả ba sản phẩm này chính là việc game thủ buộc phải có kết nối internet để thưởng thức game thông qua server của chính nhà phát hành game, như Blizzard (BattleNet) hay EA. Điều này có nghĩa là, những game thủ muốn thưởng thức game qua chế độ chơi offline nhờ vào ..... sẽ lực bất tòng tâm, đơn giản vì không có key, sẽ chẳng có cách nào qua mặt được server để tham gia vào game cho thỏa chí tang bồng cả.

Điều này đặc biệt đúng với Diablo III. Kể cả khi bạn cố gắng cài ..... để thưởng thức mục chơi đơn một mình, nhưng battle.net cũng sẽ không để bạn thỏa nguyện, đơn giản vì mọi thao tác từ nhiệm vụ đến rớt đồ đều được xử lý trực tiếp thông qua server. Thực tế cho thấy với bản ....., game thủ chỉ dừng lại ở phần… chạy loăng quăng trong bản đồ vì chẳng có nhiệm vụ để làm.

Chính vì lẽ đó, bản thân một người đánh giá game như tôi cũng cân nhắc rất nhiều trước khi quyết định đưa bài đánh giá chi tiết Titanfall vào mục PC/Console thay vì Game online. Hiện tại, không ít những tựa game với lối chơi online tương tự như game bắn súng kể trên đã, đang và sẽ ra mắt trên cả PC lẫn console như The Elder Scroll Online, Final Fantasy XIV, The Division hay cả Destiny…

Nếu xếp mọi game PC Console xuất hiện trong tương lai vào thể loại game online vì tính năng chơi mạng luôn trội hơn phần chơi đơn đang dần bị bó hẹp, thì chẳng mấy chốc, mọi sản phẩm giải trí tương tác đều sẽ trở thành game online với lối chơi đa dạng, ngoại trừ những tựa game indie với phần single player lớn, hoặc những tựa game phiêu lưu chỉ dành cho một người duy nhất khám phá như The Wolf Among Us hay Castlevania Lord of Darkness mới ra mắt chẳng hạn.

Quảng cáo


Các game thủ pro ..... đã không còn đất dụng võ

Một vấn đề nữa cũng nảy sinh cho chúng ta, bên cạnh việc khó xếp loại một tựa game là MMO hay game PC console chính là vấn đề ...... Cả trước đây lẫn hiện tại, chỉ cần vài chục nghìn Đồng ngoài các tiệm đĩa, bạn đã sở hữu một tựa game thuộc hàng bom tạ bom tấn với cái giá cả triệu Đồng nếu mua key có bản quyền. Thậm chí với đường truyền tốt, sẽ chẳng khó khăn gì khi “leech” một game mới ra mắt trên các trang chia sẻ torrent cả.

Tuy nhiên việc ..... thành công cũng chỉ giúp game thủ Việt thưởng thức phần chơi đơn.


Chẳng thiếu những tựa game khi bạn bỏ mục chơi mạng là bạn bỏ qua đến 60, 70% tinh hoa mà nhà phát triển đã dày công gây dựng như Call of Duty hay Battlefield. Thậm chí với Titanfall, game thủ sẽ chẳng thể tìm ra mục chơi đơn, vì mọi phần chơi từ Campaign đến Classic đều là những trận đấu online nghẹt thở.

Với sự phát triển của giải trí tương tác, hiện đang có hai vấn đề đe dọa nghiêm trọng đến thú vui sử dụng game ..... của nhiều game thủ, trong đó có cả game thủ Việt chúng ta.

Thứ nhất, như đã phân tích ở phần đầu của bài viết, việc tạo ra những game đình đám tập trung vào phần chơi mạng chẳng chóng thì chầy cũng sẽ trở thành trào lưu. Lý do là bên cạnh trải nghiệm gameplay, game thủ cũng dần làm quen và thích thú trước trải nghiệm PvP mà các studio game đang cố gắng hướng tới.

Quảng cáo


Vì vậy, việc mua key kích hoạt game để thưởng thức cùng bạn bè và những game thủ khác rồi sẽ thành thói quen thường xuyên. Bằng chứng nhãn tiền tại Việt Nam có thể kể tới cộng đồng Counter Strike Global Offensive Việt Nam. Từ bỏ CS 1.6, rất nhiều game thủ Việt đã chuyển sang tựa game mới với hình ảnh và lối chơi vừa quen vừa lạ.

Thứ hai, các nhà phát triển game vẫn đang cố gắng hoàn thiện những hệ thống quản lý người chơi riêng của chính bản thân mình.

Trước đây, Ubisoft đã từng thất bại cả về mặt kỹ thuật lẫn dư luận với hệ thống DRM chống ..... game của họ, hay Xbox One cũng buộc phải từ bỏ việc bắt game thủ phải online 24/24 (thật ra bản thân tôi cũng nghĩ rằng chiến lược của Microsoft từng kỳ vọng với Xbox One là vô lý và có phần nực cười), nhưng điều đó không thể ngăn cản những ông lớn ngàng game tạo ra công cụ “Anti-Pirating” riêng của mình, đơn giản vì ..... game là thứ tấn công trực tiếp tới doanh số bán những tựa game của họ.

Trong tương lai có thể tất cả các game đều có yếu tố online

Có thể định hình cũng như suy đoán được hướng phát triển của các tựa game trong tương lai. Tức là yếu tố online có thể trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu của các game sau này. Chúng ta có thể nhìn thấy một thực tế là các game offline hay nhat hiện nay trên cả PC và trên mobile đều có tính năng online như kết nối với bạn bè trên mạng xã hội hay có tính năng cập nhật bảng xếp hạng online. Những người chơi xuất sắc nhất của game sẽ xuất hiện trên đây.

Chưa hết mặc dù là game offline nhưng các bạn vẫn có thể tham gia các diễn đàn online của tựa game đó. Nhằm trao đổi những thông tin, thủ thuật hay mẹo chơi game đó…Nhìn chung yếu tố online xuất hiện trong những game offline cũng vô cùng tiện ích và thú vị. Vì vậy chẳng có lý do gì chúng ta không tích hợp những tính năng online đó vào cho game offline
3 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cái đề chả liên quan gì cái nội dung, làm mình tự hỏi bạn có n~ không
LOL điểm danh đê
Vl cai tieu de

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019