Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


DSD : định nghĩa và phân loại

AudioPsycho
1/10/2015 8:46Phản hồi: 8
monospac-dsd-direct-stream-digital.jpg
Direct Stream Digital

Direct Stream Digital (DSD) là thương hiệu của Sony và Philips dùng trong hệ thống tái tạo tín hiệu âm thanh kỹ thuật số được sử dụng cho Super Audio CD (SACD). Kỹ thuật chuyển đổi DSD được phát triển bởi Andreas Koch và Ed Meitner của EMM Labs. Sau đó Koch thành lập AKDesign và tiếp tục nghiên cứu về sự chuyển giao tập tin DSD qua kết nối USB. Công nghệ DSD tiếp tục được phát triển và thương mại hóa bởi Sony và Philips, sau đó năm 2005 Philips bán lại cho Sonic Studio để phát triển hơn nữa


DSD dùng công nghệ mã hóa tín hiệu bằng mật độ xung nhịp (pulse-density modulation encoding) - một công nghệ dùng để lưu trữ tín hiệu âm thanh trên phương tiện lưu trữ kỹ thuật số sử dụng cho SACD. Tín hiệu sẽ được lưu trữ giống như âm thanh kỹ thuật số với nắn âm delta-sigma; một chuỗi các giá trị 1-bit với sampling rate 2.8224MHz (gấp 64 lần CD Audio là 44.1kHz, nhưng chỉ bằng khoảng 1/32768 so với 16-bit). Nắn nhiễu âm được tạo ra trong tín hiệu gấp 64 lần tín hiệu gốc giúp giảm tiếng ồn và biến âm gây ra do sự thiếu chính xác của lượng âm trong tín hiệu 1-bit. Đây cũng là một chủ đề thảo luận rằng chúng ta có thể loại bỏ biến âm thông qua chuyển đổi 1-bit Delta-Sigma hay không.

Lịch sử


Phát triển

DSD là một phương pháp lưu trữ tín hiệu Delta-Sigma trước khi áp dụng phương pháp thập phân nhằm chuyển đổi tín hiệu đó thành tín hiệu PCM. Công nghệ huyển đổi Delta-Sigma được mô tả lần đầu tiên trong bằng sáng chế của C.C. Cutler năm 1954, nhưng chưa có tên như vậy cho đến khi được đề cập trong một văn kiện năm 1962 của Inose. Trước đây, thập phân không tồn tại và tín hiệu oversample như thế nào phải được gửi đi như thế ấy. Đề xuất chia 1/10 dữ liệu oversample delta-sigma để chuyển đổi thành âm thanh PCM đã không được nhắc đến cho đến năm 1969, trong một bài viết của DJ Goodman.

Ứng dụng chuyển đổi DSD được phát triển bởi Andreas Koch và Ed Meitner, những thành viên sáng lập ban đầu của EMM Labs. Andreas Koch về sau đã rời khỏi EMM Labs và thành lập AKDesign và tiếp tục nghiên cứu về sự chuyển giao tập tin DSD qua kết nối USB. Công nghệ DSD sau đó đã được phát triển và thương mại hóa bởi Sony và Philips, tạo ra CD audio. Tuy nhiên, Philips sau đó bán lại cho Sonic Studio vào năm 2005 để tiếp tục phát triển.

Kỹ thuật DSD

monospace-dsd-vs-pcm.png
So sánh với PCM.



Âm thanh SACD là âm thanh được lưu trữ trong DSD, khác với âm thanh PCM được sử dụng bởi các đĩa compact hoặc hệ thống âm thanh máy tính thông thường.

Một máy ghi DSD sử dụng điều chế âm sigma-delta (sigma-delta modulation). DSD là 1-bit, với sampling rate 2.8224MHz. Đầu ra của máy ghi DSD là một chuỗi bit (bitstream). Mức truyền tải trung bình của tín hiệu này tỷ lệ thuận với tín hiệu ban đầu. DSD dùng kỹ thuật nắn nhiễu âm làm cho tiếng ồn phát triển thành tần số siêu âm không nghe được. Về nguyên tắc, việc lưu trữ bitstream trong DSD cho phép máy phát SACD sử dụng một DAC cơ bản (1-bit) kết hợp với bộ lọc analog cấp thấp. SACD có khả năng cung cấp dải tần với phạm vi khoảng 120 dB từ 20Hz đến 20kHz với khả năng khuếch đại lên đến 100kHz, mặc dù hiện nay hầu hết các máy phát chỉ có giới hạn từ 80-90kHz và 20kHz là giới hạn của tai người.

Quá trình tạo ra tín hiệu DSD là khái niệm của việc sử dụng tín hiệu 1-bit delta-sigma analog-to-digital (A/D) sau đó chuyển đổi và loại bỏ các tiêu hao, từ đó chuyển đổi các bitstream 1-bit thành multibit PCM. Thay vào đó, tín hiệu 1-bit được ghi âm trực tiếp và theo lý thuyết thì chỉ cần một bộ lọc cấp thấp cũng có thể tái tạo lại sóng âm analog ban đầu. Trong thực tế điều này phức tạp hơn một chút, âm analog trong các bộ chuyển đổi 1-bit sigma-delta khá bất thường, có một lí do là vì tín hiệu 1-bit không thể được làm đầy một cách chính xác: hầu hết những bộ chuyển đổi sigma-delta hiện đại đều là multibit.

Quảng cáo


Do bản chất của bộ chuyển đổi sigma-delta, người ta không thể so sánh trực tiếp giữa DSD và PCM. DSD trong một số khía cạnh nào đó, so với PCM sẽ có bit depth khoảng 20bit và sampling 96 kHz. PCM với 24bit theo lý thuyết sẽ cung cấp thêm khoảng 24dB.

Bởi vì rất khó khăn để thực hiện các hoạt động DSP (ví dụ cân chỉnh EQ, cân bằng âm, kéo dải và những thay đổi khác trong lĩnh vực kỹ thuật số) trong một môi trường 1-bit, và vì sự phổ biến của thiết bị phòng thu như Pro Tools, hầu hết là dựa trên PCM, nên phần lớn SACDs - đặc biệt là Rock và âm nhạc đương đại dùng kỹ thuật multitrack – thực sự đang được trộn lẫn với PCM (hoặc trộn lẫn analog và bản thu sẵn trên máy ghi âm PCM) sau đó chuyển đổi thành DSD để tinh chỉnh lại thành SACD.

Để giải quyết những vấn đề này, một định dạng chuẩn studio mới được phát triển thường được gọi là "DSD-wide". Định dạng này vẫn giữ được sampling tiêu chuẩn của DSD, nhưng sử dụng 8-bit, chứ không phải là 1-bit nữa, nhưng vẫn phụ thuộc nặng nề vào nguyên tắc nắn nhiễu âm. Nó gần như trở thành PCM - và đôi khi bị gọi là "PCM-narrow", nhưng lại có ưu điểm giúp cho các hoạt động DSP dễ dàng hơn. Sự khác biệt chính là "DSD-wide" vẫn giữ 2.8224 MHz (64Fs) sampling rate trong khi sampling rate cao nhất của PCM vẫn chỉ là 352.8 kHz (8Fs). Các tín hiệu "DSD-wide" được chuyển lại thành DSD thông thường để tiếp tục tinh chỉnh với SACD. Kết quả của kỹ thuật này là sự phát triển và hoạt động của các Digital Audio Workstation như Pyramix hay SADiE.

Thêm một định dạng để chỉnh sửa DSD nữa là Digital eXtreme Definition (DXD), một định dạng PCM 24-bit với sampling rate 352.8 kHz (hoặc 384 kHz). Ban đầu DXD được phát triển cho Merging Workstation Pyramix và được ra mắt cùng với Sphynx 2, bộ chuyển đổi AD/DA năm 2004. Nó đã có thể ghi âm và chỉnh sửa trực tiếp bằng DXD, và chỉ chuyển đổi sang DSD một lần trước khi tạo ra SACD. Điều này rất có lợi cho người nghe vì tiếng ồn được tạo ra khi chuyển đổi DSD tăng đáng kể trên 20 kHz, và càng nhiều tiếng ồn được thêm vào mỗi lần chuyển đổi trở lại DSD trong quá trình chỉnh sửa.

Nên lưu ý rằng PCM độ phân giải cao (DVD-Audio, HD DVD và Blu-ray) và DSD (SACD) về mặt kỹ thuật vẫn có thể khác nhau ở tần số cao. Một bộ lọc tái tạo thường được dùng trong các hệ thống giải mã PCM, cũng như bộ lọc băng thông sử dụng trong các hệ thống mã hóa PCM. Bất kỳ lỗi hoặc các yếu tố không mong muốn xuất hiện trong các bộ lọc đó thường đều sẽ có ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Một lợi thế rõ rệt của DSD là thường không lọc, hoặc lọc rất ít. Thay vào đó DSD giữ mức độ cao liên tục của tiếng ồn trong tần số. Dải tần của DSD giảm nhanh chóng ở tần số trên 20 kHz do việc sử dụng các kỹ thuật nắn nhiễu giúp đẩy tiếng ồn ra khỏi âm thanh, kết quả làm cho tiếng ồn chỉ tăng trên 20 kHz. Mặt khác dải tần của PCM là giống nhau ở tất cả các tần số. Tuy nhiên, hầu như tất cả các chip DAC ngày nay đều sử dụng một bộ chuyển đổi sigma-delta PCM tạo ra kiểu tiếng ồn giống như trong tín hiệu DSD. Tất cả các máy phát SACD đều sử dụng một bộ lọc tầm thấp thiết lập tại 50 kHz cung cấp tính tương thích và an toàn, phù hợp với các tình huống khi Amp hoặc loa phát ra âm nhiễu do có tiếng ồn trên 50kHz trong tín hiệu.

Double-rate DSD

Quảng cáo


Korg MR-1000 1-bit ghi âm kỹ thuật số 5.6448MHz, gấp đôi SACD. Đây được gọi là DSD128 vì sampling rate gấp 128 lần so với CD. Audiophile Opus3 cũng đã bắt đầu phát hành các bản ghi âm 5.6MHz DSD128. Ngoài ra một biến thể khác của 48kH/6.144MHz cũng đã được hỗ trợ bởi nhiều thiết bị như exaSound E20 Mk II DAC.

Quad-rate DSD

Bộ chuyển đổi Merging Technologies Horus AD/DA cung cấp sampling rate lên đến 11,2MHz, bốn lần SACD. Đây cũng được gọi là DSD256 vì sampling rate gấp 256 lần CD. Pyramix Virtual Studio Digital Audio Workstation cho phép ghi âm, chỉnh sửa và làm tinh chỉnh tất cả các định dạng DSD, DSD64 (SACD), DSD128 (Double-DSD) và DSD256 (Quad-DSD). Một biến thể 48kHz/12,288MHz cũng đã ra đời. Máy exaSound E20 DAC là thiết bị thương mại đầu tiên có khả năng chơi nhạc DSD256 sampling rate 11,2896/12,288 MHz.

Octuple-rate DSD


Thêm một sự phát triển nữa của DSD là DSD512, với sampling rate 22,5792MHz (512 lần so với CD), hoặc 24,576MHz (512 lần 48kHz). Bộ chuyển đổi Amanero Combo384 DSD và exaU2I USB-I2S Interface, các phần mềm như JRiver Media Player hay foobar2000 với SACD plugin và HQPlayer đều có khả năng xử lý các tập tin DSD cao cấp.

Tùy chọn máy phát DSD

Sony phát triển DSD cho SACD, và nhiều đầu đĩa cũng hỗ trợ SACD. Vì đây là định dạng kỹ thuật số, ta có những cách khác để phát DSD, việc này cũng thúc đẩy sự phát triển của các công ty cung cấp tải nhạc chất lượng cao theo chuẩn DSD.
8 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Định dạng đĩa DSD

Các máy ghi âm chuyên nghiệp (Korg, TASCAM, khác…) có thể ghi âm ở định dạng DSD. Chuyển tín hiệu này vào đĩa ghi DVD với các công cụ như phần mềm AudioGate đi kèm với máy ghi âm Korg MR-1/2/1000/2000, ta sẽ có "DSD Disc". Đĩa này có thể chơi nhạc DSD trên một số máy tính xách tay Sony VAIO và PlayStation 3.

HQPlayer hỗ trợ phát DSD từ file DSDIFF và DSF.

Các thiết bị ASIO hỗ trợ DSD.

Hơn nữa, Sony sản xuất hai máy phát SACD, SCD-XA5400ES và SCD-XE800, hỗ trợ đầy đủ các định dạng đĩa DSD.

Hầu hết các máy tính cá nhân chỉ có phần cứng PCM, đĩa DSD phải được chuyển sang PCM với plug-in phù hợp. Tuy nhiên chất lượng âm thanh vẫn là một ẩn số so với nguồn PCM độ phân giải cao có nguồn gốc như DVD hoặc Blu-ray Disc Audio.

Pioneer cũng ra mắt các máy phát tương thích SACD và đĩa DSD là PD-30 và PD-50.

TEAC cũng ra mắt các máy phát đĩa DSD là PD-501HR.

DSD qua USB


Một thay thế cho việc ghi nhạc DSD lên đĩa đó là di chuyển các tập tin từ (không mã hóa) từ máy tính vào máy nghe DSD qua kết nối kỹ thuật số USB. USB 2.0 có đặc điểm kỹ thuật được xác định cho các định dạng PCM phổ biến, chứ không bao gồm DSD. Máy nghe nhạc của Playback Designs và Mytek Digital's 192 Stereo DAC có hỗ trợ cả DSD và USB.

Năm 2012, đại diện từ các công ty và những người khác đã phát triển "DSD over PCM", hay còn gọi là "DoP", thích hợp cho các liên kết kỹ thuật số sử dụng PCM. Nhiều nhà sản xuất hiện cũng đang cung cấp DAC có hỗ trợ DoP.

DSD-CD (CD-DA)


Dù tên có khác nhau, DSD-CD cũng có định dạng tương tự như CD-DA. Sự khác biệt so với phiên bản tiêu chuẩn của đĩa CD là những âm thanh được đảm bảo giống như từ một DSD master. Những CD Audio khác, cho dù có nguồn gốc từ DSD master, cũng hiếm khi được bán với dạng DSD-CD. Tuy nhiên DSD-CD không đạt được độ phân giải tương tự như SACD vì sampling rate, DSD có độ phân giải thấp phải được chuyển đổi sang 44.1kHz, 16-bit PCM để có thể phù hợp với tiêu chuẩn Red Book Audio CD. DSD-CD hoàn toàn tương thích với CD.

DSD vs. PCM


Có rất nhiều tranh cãi giữa những người ủng hộ của DSD và PCM rằng định dạng nào mã hóa tốt hơn. Năm 2001, Stanley Lipshitz và John Vanderkooy ở trường đại học Waterloo cho rằng chuyển đổi 1-bit không thích hợp cho các ứng dụng cao cấp do có độ biến dạng cao. Ngay cả 8-bit, PCM được oversample 4 lần với nắn tiếng ồn, tinh chỉnh thích hợp và tốc độ dữ liệu bằng một nửa của DSD vẫn cho ra mức nhiễu và đáp ứng tần số tốt hơn. Năm 2002, Philips đã công bố một bài viết tranh luận ngược lại. Lipshitz và Vanderkooy của tờ báo đã bị chỉ trích bởi Jamie Angus. Lipshitz và Vanderkooy sau đó trả lời.

Cơ chế biến dạng cơ bản có mặt trong định dạng DSD. Chúng có thể được giảm nhẹ bằng cách sử dụng bộ chuyển đổi kỹ thuật số với một thiết kế multibit. ADC thường được dựa trên thiết kế sigma-delta. Bitstream về mặt lý thuyết bị xem là kém hơn so với multibit (PCM).

J. Robert Stuart cũng lưu ý, "Mã hóa 1-bit là một sự lựa chọn không phù hợp với các bản ghi âm của các nhạc cụ có tần số cao, cho dù băng thông có rộng đến đâu đi nữa. Nếu nó không thích hợp để phân tích các bản ghi âm thì chúng ta cũng nên thận trọng khi sử dụng nó cho công việc đòi hỏi chất lượng cao nhất này."

Khi so sánh một DSD và PCM cùng một nguồn gốc, cùng một số kênh và bandwith/SNR, vài người vẫn nghĩ rằng có sự khác biệt. Một nghiên kết luận rằng "Khó có thể nhận ra được sự khác biệt khi tái tạo lại âm thanh của cà hai hệ thống mã hóa. Vì thế có thể kết luận rằng không có sự khác biệt rõ rệt.”

Một số tạp chí Hi-Fi đề cập rằng PCM tuyến tính "tạo ra phản ứng căng thẳng trong người", và rằng DSD "là hệ thống ghi âm kỹ thuật số duy nhất không có những ảnh hưởng đó". Tuyên bố này bắt nguồn từ bài viết năm 1980 của John Diamond. Bài viết tuyên bố rằng các bản ghi âm PCM - kỹ thuật ghi âm kỹ thuật số duy nhất lúc đó - tạo ra một phản ứng căng thẳng trên các xét nghiệm thực hiện bằng các cảm nhận cực đoan. Diamond còn chứng minh rằng nhạc rock là có hại do có "nhịp dừng đứt đoạn". Tuyên bố của Diamond đưa lên bởi Mark Levinson, khẳng định rằng trong khi bản thu PCM dẫn đến một phản ứng căng thẳng, còn DSD thì không.

Tuy nhiên khi kiểm tra blind-test giữa PCM tuyến tính có độ phân giải cao (DVD-Audio) và DSD lại không phản ánh một sự khác biệt nào đáng chú ý. Thính giả tham gia vào thử nghiệm này ghi nhận họ khó để ý được bất kỳ sự khác biệt nào giữa hai định dạng.

Tương lai của DSD

DSD không được thành công rộng rãi trong thị trường tiêu dùng, mặc dù SACD lại có lực kéo đáng kể với đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nó, DVD-Audio. DSD khá khó tiếp cận nếu sử dụng trực tiếp trong tinh chỉnh và thay đổi. PCM dễ dàng hơn trong thao tác và có thể tích hợp vào các ứng dụng hiện có với sự ra đời của phương tiện PCM có độ phân giải cao, đơn cử là DXD. Tuy nhiên DSD được sử dụng như một định dạng lưu trữ cao cấp trong thị trường studio và hầu như có thể thay thế cho băng analog có tiếng ồn thấp. Mất đi một phần chất lượng rất nhỏ khi chuyển đổi từ DSD sang PCM, trong khi PCM lại không thể chuyển đổi ra chất lượng như DSD gốc, cuộc tranh luận vẫn tiếp tục: liệu âm thanh kỹ thuật số chất lượng cao nhất chỉ có thể có được bằng cách sử dụng đầu phát DSD, hay là nên ghi trực tiếp vào một định dạng PCM chất lượng cao ngay từ đầu.

Đầu năm 2014, AudioFEEL trình bày đề xuất dự án nhằm kết hợp các nguyên tắc DSD với một loại phương tiện "trạng thái rắn" (thẻ SD). Ý tưởng này nhằm tạo ra một định dạng mới 'phổ biến' có khả năng kế vị các định dạng quang học trước kia: CD, SA-CD, DVD, vv ...

Do định dạng DSD quá 'độc quyền', dự án sẽ được đổi tên thành DA[SD]. Các máy phát đầu tiên được đề xuất (d-play) sẽ tương thích với các định dạng DSD64 (2,8MHz), DSD128 (5,6MHz) và PCM/Flac từ 16bits/44,1kHz đến 24bits/192kHz.
mr.binhnq
ĐẠI BÀNG
5 năm
@AudioPsycho @AudioPsycho E đang tập chơi, mới đầu tư con Q1 mark II, thấy support DSD 256, thế nhưng e ko làm sao chạy được file DSD này nếu chon DSD trong Preferences->Tools->SACD trong foorbar2000, nếu chon PCM thì lại nghe bình thường.
Sếp có thời gian thì hướng dẫn giúp e với
cuti7x
TÍCH CỰC
4 năm
@mr.binhnq Đọc bài này rồi làm theo,có gì khó khăn hỏi ông chú Google dịch:🤣
https://www.audiostream.com/content/how-play-dsd-file-using-foobar2000
@mr.binhnq Nó dở chứng thì thử reset plugin và chép đè các component mới nhất trước khi cài xem. Chơi DSD cũng hơi bất tiện là không nên chơi lẫn các định dạng khác với DSD vì DSD sẽ chơi quá to mà phải giảm volume từ cục DAC mới được, mọi cách chỉnh âm thanh bằng phần mềm trên WINDWOS đều vô hiệu.

Với định dạng không phải DSD mà dùng ASIO thì chỉ có thể chỉnh âm lượng trong giao diện Foobar hay trong máy DAC!

Có lần tôi cài lung tung với cả Flex ASIO thế nào mà kết hợp với EarTrumpet thì có thêm thanh trượt của thiết bị ASIO thì mới chỉnh to nhỏ bằng phần mềm được (lúc ấy chưa nghe DSD nên không biết có khác không) . Sau này Foobar trở chứng tôi xóa đi cài lại thế nào mà mất luôn cái thanh trượt này.
thangvc_2015
ĐẠI BÀNG
3 năm
@AudioPsycho thanks bài viết của bác, nhưng có vài hạt sạn có vẻ như mr.google dịch thuật hoặc em k hiểu nên suy diễn.
Như Em biết, rất nhiều bạn nói bề DSD và bản thân em k hiểu lắm nhưng SACD thì em hiểu chút chút. Bác nói rất nhiều khái niệm, so sánh,...trong có vẻ bài làm luận án nhiều hơn. Em cố gắng nhồi nhét nhưng tới cuối cùng vẫn chưa biết: khai thác, điều kiện cần để nghe hay gì đó đại loại như vậy để biết DSD là thế nào. Thiết nghĩ bác viết tiếp mấy trang sau để ít nhất là em biết hoặc số ít các mem khác cùng hiểu mà luận...em đang tìm hiểu mà vô xem thấy k thu hoạch thì hoài công của bác quá...
ngkhai8
ĐẠI BÀNG
2 năm
hữu ích
Nhạc DSD + Dac ngon nữa ....nghe là nhức nách......
datvn
TÍCH CỰC
6 tháng
Giải thích một khái niệm khó hiểu bằng một cách còn khó hiểu hơn.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019