[Dự án ảnh] Góc nhìn mới khi chụp một câu chuyện lịch sử - NAG Omar Victor Diop

Đậu Hoa
26/3/2018 13:38Phản hồi: 31
[Dự án ảnh] Góc nhìn mới khi chụp một câu chuyện lịch sử  - NAG Omar Victor Diop
Mới đây tạp chí Nationalgeographic vừa cho xuất bản dự án ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Omar Victor Diop về vấn đề phân biệt chủng tộc. Dự án thú vị này giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về lịch sử các cuộc biểu tình của người da đen trong quá khứ. Bằng hình ảnh ẩn dụ qua các tác phẩm của dự án, Omar Victor Diop đã dẫn người xem có cái nhìn thú vị, nhiều màu sắc và chi tiết về những cuộc đấu tranh dành tự do ở lục địa đen trong quá khứ.

liberty-african-diaspora-art-resistance-freedom-2.adapt.1190.1.jpg
Alabama 1965: Những người ủng hộ quyền tự do diễu hành từ Selma đến Montgomery (vào tháng 3 năm 1965) đã phải chịu sự phản đối dữ dội từ các đơn vị lính tiểu bang và các lực lượng ly khai trắng. Omar Victor Diop đã mô phỏng lại sự kiện này bằng trang phục cùng thời, anh giữ những chi tiết lịch sử quan trọng trong cuộc biểu tình như: Vòng hoa trắng, đây là một biểu tượng của đoàn kết, là món quà một mục sư người Hawai tặng cho những người chiến đấu cho quền tự do, dân chủ.​

Trong những miêu tả của Omar Victor Diop, nghệ sĩ người Senegal, thì những cuộc đấu tranh dành tự do của người da đen đã được biết đến rộng rãi, nó đóng một phần nhất định trong quá trình phát triển chung của thế giới. Trong mỗi cuộc biểu tình hay nổi dạy đó đều mang một đặc điểm riêng, thú vị và khác biệt.

Diop đã tự đóng vai nam chính trong bộ ảnh "Liberty" của mình. Những bức ảnh lấy bối cảnh ở Châu Phi, hay các cộng đồng Châu Phi trên khắp thế giới, được phân biệt theo thời gian, địa lý cụ thể.

Untitled-1.jpg
Trái: Florida, 2012. Một vụ nổ súng đã cướp đi tính mạng của một thanh niên da đen, Trayvon Martin, 17 tuổi. Cậu bị George Zimmeman bắn sau khi hắn thông báo với cảnh sát bang Florida về ""kẻ tình nghi nguy hiểm". Cái chết đã gây ra nhiều cuộc phản kháng, biểu tình của người da đen lúc đó. Diop đã miêu tả lại cái chết của Trayvon Martin qua hình ảnh một thanh niên da đen với trang phục của thanh thiếu niên Mỹ nằm trên đống bánh kẹo nhiều màu sắc.
Phải: Aline Sitoe Diatta, Senegal,1944. Lực lượng quân đội Pháp trong chiến tranh thế giới thứ II đã chiếm đoạt các vụ mùa ở khu vực thuộc Senegal. Theo một số nguồn tin, vào đầu những năm 20, Diatta là người đã dẫn đầu những cuộc kháng chiến chống lại chính quyền Pháp. Cô đã bị quản chế thuộc địa phong toả, và bắt đi lưu vong ở Timbuktu, nơi cô đã bị xử tội chết. Diop mô tả cái chết của cô trên chiếc giường nhiều lúa và cỏ khô, đây là hình ảnh ẩn dụ cho sự nổi dạy của nông dân thời bấy giờ.

liberty-african-diaspora-art-resistance-freedom-4.adapt.1190.1.jpg
Sự nổi dạy của nữ giới, Nigeria, 1929. Để phản đối sự áp bức của các nhà cai trị thực dân Anh ở đông nam Nigeria, các phụ nữ của dân tộc Ibo đã nổi dạy đấu tranh đòi sự công bằng. Sau hai tháng đấu tranh, các nhà cai trị tại đây đã đồng ý cải cách. Diop đã nhờ bạn mình là Khadija Boye vào vai những người phụ nữ Ibo với trang phục đặc trưng. Tạo hình nổi bật về các nhân vật phụ nữ giống nhau thể hiện sự đoàn kết, đồng tâm của những người phụ nữ thời đó.

liberty-african-diaspora-art-resistance-freedom-15.adapt.1190.1.jpg
Cải cách đường sắt Dakar-Nigeria, Tây Phi, 1947. Trong thời kỳ chiếm đóng của Pháp ở Tây Phi, công nhân đường sắt ở đây đã phải đối mặt với những điều kiện làm việc khắc nghiệt, không công bằng so với các công nhân đường sắt Pháp. Một cuộc đình công của người lao động Châu Phi đã nổ ra, tạo bước ngoặt trong đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân trên lục địa.

Các hình ảnh trong serie ảnh "Liberty" đã điểm lại những cuộc nổi dạy của nô lệ, các phong trào độc lập, các tổ chức đấu tranh công bằng xã hội...Dự án được lấy cảm hứng từ Queen Nanny, và anh trai Quao, những người đã nổi dạy chống thực dân Anh, đấu tranh cho quyền lợi của nô lệ ở Jamaica thế kỷ 18. Hay cái chết của Trayvon Martin, thiếu niên Mỹ gốc Phi năm 2012 tại Florida, Mỹ.

Untitled-2.jpg
Trái: Nany và Quao, Jamaica, 1720. Hai anh em này đã trốn khỏi chế độ áp bức nô lệ tại một đồn điền ở Jamaica, họ đứng lên để dẫn dắt những người phản kháng với tên gọi Maroons. Hai người thành lập một cộng đồng, giải phóng và giúp đỡ hàng trăm người nô lệ qua bao thập kỷ, được gọi là thị trấn Nanny, trong dãy núi Blue Mountains.
Phải: Soweto Uprising, Nam Phi, 1976. Trong thị trấn Soweto (nằm ngoài Johannesburg), hàng ngàn sinh viên da đen đã tổ chức biểu tình để phản đối việc sử dụng tiếng Afrikaans làm ngôn ngữ giảng dạy trong các trường học địa phương. Phản ứng của chính phủ với vụ việc vô cùng gay gắt, hơn 500 người được cho là đã bị giết nhằm đàn áp cuộc biểu tình, đây là một thảm kịch với giới học sinh và sinh viên. Hiện nay Nam Phi có riêng ngày để tưởng nhớ đến thảm kịch ở Soweto năm1976.

Diop hầu hết sử dụng chính hình ảnh của mình trong dự án. Nhưng theo anh, "Thông điệp sẽ không trọn vẹn nếu như thiếu đi sự góp mặt của những người phụ nữ", " Phụ nữ da đen cũng đóng vai trò quan trọng như như đàn ông trong suốt những cuộc đấu tranh này". Bạn của anh, Khadija Boye đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong dụ án ảnh này.

liberty-african-diaspora-art-resistance-freedom-1.adapt.1900.1.jpg
Freeman Field Muntiny, 1945. Tổ chức máy bay ném bom đen trong nội bộ quân đội Mỹ được xây dựng trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 tại sân bay quân sự Freeman ở miền nam Indiana, thành phần tham gia tổ chức này hầu hết là những sĩ quan da trắng. Hơn 100 người đã bị bắt, trong đó 3 người đã bị lên án. Các nhà sử học đã coi đó là một bước ngoặt quan trọng trong chiến dịch chống lại phân biệt chủng tộc trong quân đội Hoa Kỳ.

Từ dự án của mình ở Senegal, Diop đã xây dựng sự tương quan của "các phong trào phản kháng trên lục địa đen cùng với các phong trào tương tự trong cộng đồng người Do Thái đang diễn ra cùng khoảng thời gian đó". Theo anh, việc này giúp người xem có cái nhìn tổng quát hơn về lịch sử của các cuộc biểu tình đen, kích thích người xem tìm hiểu thêm về quá trình phát triển các giải đoạn của Châu Phi.

liberty-african-diaspora-art-resistance-freedom-8.adapt.1190.1.jpg
Cuộc tấn công Sonacotra Tenants, 1975-1980: Giữa thế kỷ 20, người nhập cư đến Pháp phần lớn từ các thuộc địa của Pháp tại Bắc Phi. Họ được tập trung vào nhà ở công cộng do cơ quan Sonacotra điều hành. Trong năm năm kể từ năm 1975, người dân không hài lòng với điều kiện sống quá tệ, họ đã tổ chức đình công để đòi hỏi điều kiện sống tốt hơn với chi phí phù hợp, công bằng hơn, bên cạnh đó họ cũng đấu tranh để có quyền tự đại diện cho mình trong cuộc đàm phán với nhà chức trách.

HÌnh ảnh của Diop rất phong phú trong suốt dự án, anh đã tìm hiểu, nghiên cứu cẩn thận về lịch sử, địa lý những nơi xẩy ra sự kiện, từ đó tìm hiểu về đặc điểm thời trang các thời kỳ, cũng như các loại cây trái địa phương để áp dụng vào từng khung hình. Những sáng tạo có phần tỉ mỉ, công phu của anh cho chúng ta thấy rằng các cuộc biểu tình không chỉ là những hành động tự phát có tính bạo lực. Mà đó cũng là những sự kiện có tính văn hoá, trong đó quần áo, phong cách là một hình thức để thể hiện tôn giáo, tinh thần cũng như chính trị....

Untitled-3.jpg
Trái: Boukman Dutty, Haiti, 1791: Tại Jamaica, sau khi Boukman Dutty tự học rồi dạy cho những nô lệ khác biết đọc và viết, ông đã bị bán cho một người ở Haiti. Vào tháng năm năm 1791, Dutty đã dẫn đầu một buổi lễ Vodou (Nơi các nô lệ tổ chức họp kín để lên kế hoạch nổi dạy). Các nhà sử học đã gọi sự kiện này là tiền đề của cách mạng Haiti và sự ra đời của nước cộng hoà độc lập da đen đầu tiên.
Phải: Chương trình bữa sáng miễn phí của báo đen 1968. Chương trình nhằm bảo vệ những khu phố của người da đen sinh sống khỏi sự phân biệt chủng tộc, và đàn áp của lực lượng cảnh sát. Năm 1966 tại Oakland, hành động của đảng Báo đen đã phát triển lên thành cuộc xung đột vũ trang. Chương trình này của đảng Báo đen đã cung cấp miễn phí về y tế, trợ giúp về mặt pháp lý, và các bữa ăn miễn phí cho người dân. Chiếc tạp dề trong hình với dòng chữ: "Bữa sáng miễn phí cho trẻ em" ẩn dụ nhắc đến những đóng góp của đảng Báo đen trong quá khứ.

Quảng cáo


Lịch sử được Diop thể hiện lại qua dự án ảnh đã trở nên sống động, hấp dẫn. Những thông điệp của anh không chỉ là tự hào về lịch sử phát triển của người da đen trong sự phát triển chung của lịch sử thế giới, mà còn nhắc nhở thế hệ trẻ da màu để có được ngày hôm nay, các thế hệ đi trước đã phải hy sinh đấu tranh giành tự do, cũng như chống lại nạn phân biệt chủng tộc trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Qua cách dẫn dắt của nhiếp ảnh gia Omar Victor Diop, ""Liberty" đã gây ấn tượng mạnh và có sức lan toả lớn trên khắp thế giới. Bằng những hình ảnh kịch tính, màu sắc gay gắt và tương phản cao cộng với các sự kiện nổi bật đi kèm, người xem có thể cảm nhận được thông điệp về sức sống, sự lạc quan và hy vọng mà tác giả muốn gửi gắm. Đây cũng chính là lời khẳng định về ý chí và tinh thần người da đen, bằng nhiều hình thức, họ luôn đóng góp để thay đổi thế giới ngày một tốt đẹp hơn.

liberty-african-diaspora-art-resistance-freedom-10.adapt.1190.1.jpg
Thiaroye Camp, Senegal, 1944: Những người lính Châu Phi thuộc quân đội Pháp từ các đơn vị Tirailleurs Senegal trở về sau khi bị Đức bắt giam trong thế chiến thứ 2 đã không được chính phủ Pháp trả lương. Những người lính tại một trại quân đóng Dakar đã tổ chức biểu tình để đòi lại sự công bằng sau đó. Thay bằng việc hoàn thành lời hứa lương thưởng thì nhà chức trách Pháp trả lời bằng việc sát hại hàng loạt những người lính này.​


Theo: Maurice Berger
Ảnh : Omar Victor Diop
Nguồn: nationalgeographic.com

Omar Victor Diop là nhiếp ảnh gia thời trang, quảng cáo cũng như các dự án ảnh nghệ thuật khác. Anh làm việc tại Dakar, Senegal. Maurice Berger là một nhà sử học về văn hoá. Ông viết một loạt các bài tiểu luận, "Race Stories" xuất hiện trên Blog Lens của tờ New York Times.
31 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Có một thực tế là nhiều nước châu Phi hiện nay còn nghèo hơn cả thời Âu thuộc, ví dụ như Zimbague chẳng hạn
@hypous Tham nhũng ní ơi..!
@hypous nội chiến tham nhũng khí hậu, là những gì những nước đó đang gặp
Mình ko phải người da đen, nhưng mình vẫn có 1 số chỗ đen :oops::rolleyes::rolleyes:
mấy a da đen thì thời trang hơi bị truất đấy nhé
Nhớ ông bạn da đen vui tính suốt ngày “ Yooo, What’s Up , men “.
letuanlrc
ĐẠI BÀNG
6 năm
Nhìn lạ. Nhớ có ông sếp da đen suốt ngày cứ what's Up, Wtf, Mother F**k... với nhân viên, vui tính lắm. Giờ xanh cỏ mất rồi...😃
DNh11052013
ĐẠI BÀNG
6 năm
Khi xấu cũng là một tội. Đơn giản vậy thôi. Mà ông trời bù lại cho củ khoai to vẫn không đủ
@DNh11052013 hồi xưa thì khổ, chứ giờ cũng ngon phết này

https://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/nguoi-phu-nu-de-mat-chong-vao-tay-ban-gai-vi-khoe-suc-manh-sinh-ly-3727472.html
Làm cho ng ta ghét, tránh xa rồi la làng kì thị, tiêu chuẩn :eek:o_O
Tai Vuong
ĐẠI BÀNG
6 năm
Ảnh đẹp thật , sự kì thị người da đen hầu như ở đâu cũng có , ngay cả tại VN cũng thế thôi .
@Tai Vuong người da đen ở VN có bị người da vàng đánh đập chỉ vì khác biệt màu da ko bạn, có bị xử oan chỉ vì màu da đen ko bạn, có bị cảnh sát bắn chỉ vì da đen ko bạn?
Tai Vuong
ĐẠI BÀNG
6 năm
@sskkb kì thị ở đây ko phải là bạo lực như bạn nói thôi đâu , mà đôi khi chỉ là lời nói cũng đã kì thị rồi , bạn nghĩ đơn giản chút đi , xem bóng đá VN trên sân vận động khán giả vẫn thường dùng từ "Mọi Đen" để nói đến cầu thủ gốc gác Châu Phi . Như Vậy đã được gọi là kì thị chưa ???
@Tai Vuong ờ, cái đó thì cũng đúng
ko đọc bài + chỉ xem ảnh = ko hiểu
@Trịnh Quang Duy Thì xem ảnh ở mức độ cái đẹp nhiếp ảnh thôi là ok lắm rồi 😁
cat like.jpg
upload_2018-3-27_11-41-9.png
phuplix
ĐẠI BÀNG
6 năm
Không thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của người da đen cho lịch sử hiện đại, họ đóng góp sức lao động, tham gia chiến tranh.

Tuy nhiên đồng hành với đó cũng là vô số văn hóa xấu mà cộng đồng người da đen mang theo rất dễ khiến người da trắng, da vàng kì thị hoặc không ưa.

Bản thân gia đình mình và họ hàng, người quen sống ở Mỹ các nước châu Âu họ tâm sự cũng ko thích dân da đen vì công đồng dân da đen đa số rất lười, hay trộm cắp, băng đảng…Một khu phố sống toàn dân da trắng da vàng không sao chứ có da đen vô là mấy nhà lục đục đi…. mua súng
V2TV2T
TÍCH CỰC
6 năm
Nigga
nnt_Gaulois
ĐẠI BÀNG
6 năm
một bài dịch/viết hay, tâm huyết, mang tính sự kiện và ảnh đẹp như thế này mà mấy bác ở trên comment toàn cái tà lưa chi khươn ở đâu đâu, buồn luôn :oops:
VNcredit
ĐẠI BÀNG
6 năm
nhìn đẹp đấy
Nói láo! theo như đội nào đó thì các bạn đã "đánh đuổi nền văn minh lớn của nhân loại" nhé 😁:D:D:D

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019