Tròn 1 tháng nữa, tức là ngày 8/12/2023, The Game Awards 2023 sẽ được tổ chức tại Peacock Theater, Los Angeles, Mỹ. Đến thời điểm này, thị trường game cũng đã bắt đầu có xu hướng giảm nhiệt, sau khi những bom tấn xuất sắc phát hành liên tục từ đầu năm tới giờ, gần đây nhất là Alan Wake II, ra mắt vào ngày 27/10 vừa qua. Từ giờ tới đầu năm sau, sẽ không có những tác phẩm xuất sắc, đơn giản vì các nhà phát hành sẽ không muốn phát hành những quả bom tấn quá gần mùa mua sắm cuối năm, và quan trọng hơn cả, là sau quãng thời gian xét duyệt danh sách game hay nhất năm của các trang tin và đơn vị uy tín.
Vậy nên giờ cũng là lúc hợp lý để chúng ta tổng kết lại, năm 2023 vừa rồi thị trường game toàn cầu có những cái tên nào xuất sắc. Nói là 10 game, nhưng lấy ví dụ xét riêng The Game Awards, họ sẽ chỉ có 6 đề cử cho danh hiệu Game of the Year. Mà cũng có một điều tương đối chắc chắn, đó là cuộc cạnh tranh GOTY năm nay sẽ là cuộc đua song mã giữa The Legend of Zelda: Tears of the Kingdom trên Nintendo Switch, và Baldur's Gate 3 trên PC.
Điều đó không đồng nghĩa với việc, 8 cái tên còn lại của chúng ta không phải là những trò chơi xuất sắc:
Nhà phát triển Motive đã quá thành công trong việc thêm những mảng miếng và chồng lấn những lớp nội dung mới cho cốt truyện vốn có của bản gốc, tập trung vào những yếu tố có sẵn nhưng bị bản gốc tận dụng chưa hiệu quả, từ đó tạo ra góc nhìn toàn cảnh và lôi cuốn hơn cho người chơi về con tàu Ishimura yểu mệnh và những sự kiện trước khi nhân vật chính xuất hiện.
Vậy nên giờ cũng là lúc hợp lý để chúng ta tổng kết lại, năm 2023 vừa rồi thị trường game toàn cầu có những cái tên nào xuất sắc. Nói là 10 game, nhưng lấy ví dụ xét riêng The Game Awards, họ sẽ chỉ có 6 đề cử cho danh hiệu Game of the Year. Mà cũng có một điều tương đối chắc chắn, đó là cuộc cạnh tranh GOTY năm nay sẽ là cuộc đua song mã giữa The Legend of Zelda: Tears of the Kingdom trên Nintendo Switch, và Baldur's Gate 3 trên PC.
Điều đó không đồng nghĩa với việc, 8 cái tên còn lại của chúng ta không phải là những trò chơi xuất sắc:
Dead Space Remake
Nhà phát triển Motive đã quá thành công trong việc thêm những mảng miếng và chồng lấn những lớp nội dung mới cho cốt truyện vốn có của bản gốc, tập trung vào những yếu tố có sẵn nhưng bị bản gốc tận dụng chưa hiệu quả, từ đó tạo ra góc nhìn toàn cảnh và lôi cuốn hơn cho người chơi về con tàu Ishimura yểu mệnh và những sự kiện trước khi nhân vật chính xuất hiện.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/11/8178609_tinhte-game1.jpg)
Điều này đã khiến Dead Space trở thành mảnh ghép hoàn hảo hơn nhiều trong toàn bộ series game kinh dị. Cùng lúc, cách triển khai gameplay không có quá nhiều thay đổi, khiến sự thân thuộc vẫn còn đó, tương tự là mức độ kinh dị trong những màn hành động.
Một mặt, Dead Space Remake ấn tượng tới mức đủ để nhận ra những nỗ lực tinh chỉnh cốt truyện của bản game gốc. Nhưng cùng lúc, những nỗ lực ấy có chiều sâu đáng nể tới mức có thể coi Dead Space của năm 2023 là một phiên bản game mới hoàn toàn. Cùng lúc, cả chất lượng hình ảnh lẫn âm thanh cũng tạo ra cảm giác tương tự như những gì cốt truyện đem lại cho người chơi.
Resident Evil 4 Remake

Resident Evil 4: Bản cũ đã hay, bản mới thậm chí còn xuất sắc hơn
Tháng 6 năm 2022, Capcom công bố trailer đầu tiên của Resident Evil 4 bản remake, làm lại từ đồ họa tới cách chơi, thậm chí cả lời thoại cũng như số phận của vài nhân vật phụ. Cộng đồng tỏ ra hoài nghi.
tinhte.vn
Chào đón anh em đến với ngôi làng quỷ ám xứ Tây Ban Nha là một bộ cánh đồ họa hoàn toàn khác biệt. Mọi công nghệ đồ họa hiện đại nhất của năm 2023 đều được ứng dụng để tạo ra bầu không khí ngột ngạt u ám, nơi Leon phải bước vào để giải cứu cô con gái ngài tổng thống. Bỏ qua vài trường hợp cá biệt, mọi nhân vật quanh Leon đều có một nhiệm vụ duy nhất, đó là chặn đứng Leon để giáo phái bí ẩn làm thứ chúng muốn.
Nhìn những dân làng bị ký sinh trùng điều khiển, với sự chi tiết của đồ họa năm 2023 đã ngán, áp thêm bầu không khí tối tăm ảm đạm, áp lực tạo ra đối với chính bản thân tâm lý anh em lại tăng thêm vài phần so với hồi thưởng thức trò chơi thể hiện năm 2005. Kết hợp độ chi tiết trong môi trường, cũng như hiệu ứng ánh sáng, đổ bóng và hình ảnh phản chiếu xử lý bằng ray tracing, có cảm tưởng như Capcom hiểu rất rõ trong đầu người hâm mộ nghĩ gì.
Còn riêng về phần nhân vật Leon, mọi thứ cũng thay đổi. Giờ trông Leon giống người hơn, thay vì một bản thể được các nhà biên kịch vẽ ra một cách thiếu chân thực 18 năm về trước. Thi thoảng thanh niên này vẫn có những câu đùa kỳ cục, thi thoảng vẫn hành xử như siêu nhân, nhưng lần này Capcom đã biết cách kết hợp những sang chấn tâm lý của cậu cảnh sát tay mơ trong Resident Evil 2 vào nhân vật Leon, và đưa anh này trải qua quá trình chuyển biến tâm lý của một người từng phải đối mặt với cơn ác mộng ở thành phố Raccoon, dần trở thành một chiến binh chống lại những kẻ muốn lợi dụng vũ khí sinh học, tạo ra những thảm họa tương tự.
The Legend of Zelda: Tears of the Kingdom
Quảng cáo

Đánh giá The Legend of Zelda: Tears of the Kingdom - Mệt thì có mệt, nhưng vui thì vẫn vui
Năm 2017, Breath of the Wild ra mắt. Ngay lập tức nó được đánh giá là một trong những game hay nhất từng được làm ra. Sự tự do trong lối chơi, tôn trọng trí thông minh của người chơi, cũng như thế giới mở đầy ấn tượng…
tinhte.vn
Câu chuyện của game bắt đầu vài năm sau những gì diễn ra trong Breath of the Wild. Xứ Hyrule lại một lần nữa bị Demon King đe dọa, và Link lại cần phải chiến đấu để đem lại hòa bình cho vùng đất của mình, như rất nhiều những lần trước đó. Điểm khác biệt ở đây chính là việc Nintendo đã tận dụng rất chi tiết và đẳng cấp sự hiện diện của bộ tộc cổ xưa Zonai, xuất hiện lần đầu trong phiên bản trước đó.
Thứ cuốn hút trong Breath of the Wild, hay chính bản thân Tears of the Kingdom nằm ở chỗ, anh em sẽ được thử, thử mọi thứ. Giới hạn gần như duy nhất khi chơi game có lẽ chỉ là bản thân những gì thuật toán mô phỏng vật lý trong game làm được, và trí tưởng tượng của anh em mà thôi. Trò chơi mới cũng tạo ra cảm xúc y hệt, nhưng cách game làm được điều đó thì khác hẳn so với Breath of the Wild.
Điều đáng nể của Tears of the Kingdom là, thay vì cố gắng thiết kế màn chơi để mỗi chỗ tận dụng một yếu tố gameplay, thì các nhà phát triển game Nhật Bản tạo ra một câu đố hoàn toàn không giống như bài thi toán học. Ý của mình là, miễn đạt kết quả, thì cách giải như thế nào cũng được hết, không hề máy móc. Và dù giải pháp có khôi hài tới đâu đi chăng nữa, miễn là nó giúp anh em vượt qua vấn đề, thì game vẫn chấp nhận.
Final Fantasy XVI

Đánh giá Final Fantasy XVI: "Bước chuyển liều lĩnh", "game hay nhất năm", hay "mất chất"?
Chỉ trong một tháng, mình được thưởng thức hai trò chơi với chất lượng ấn tượng ngang ngửa nhau, nhưng được thể hiện theo hai khía cạnh trái ngược hoàn toàn. Những ngày đầu tháng 6 là Diablo IV. Kết luận của mình sau hai tuần chơi game này liên tục…
tinhte.vn
Quảng cáo
Final Fantasy chưa bao giờ chỉ thuần túy là một game nhập vai theo lượt, phong cách JRPG cổ điển. Nó luôn luôn được Square, hay sau này là Square Enix cải tiến, thêm thắt những chi tiết mới, và phủ lên đó một cốt truyện giàu chiều sâu và kịch tính. Nếu xét tới khía cạnh đó để làm thước đo thành công cho một phiên bản Final Fantasy, thì đảm bảo một điều, phần 16 đã thành công trong việc đổi mới. Sự lột xác quá nhanh rất dễ khiến những fan trung thành bị ngợp, vì nó quá lạ lẫm.
Nếu từng mải mê farm Materia để tăng sức mạnh, ghép đồ đạc cho các nhân vật trong cùng party, hay tính toán xem skill nào của ai kết hợp lại thì tiêu diệt quái vật nhanh nhất, anh em có thể sẽ thở dài ngao ngán vì những thứ đó tuyệt đối không xuất hiện trong Final Fantasy XVI. Rất dễ để chúng ta nhận ra một điều ngay ở cái thời điểm bắt đầu thưởng thức trò chơi này, đó là mọi yếu tố “RPG” trong cụm từ ARPG, nhập vai hành động, đều chỉ là ý tưởng thêm thắt ứng dụng vào cơ chế của game để bổ trợ phần nào cho yếu tố “A”, action.
Nhưng, trải nghiệm trong những trận đấu của Final Fantasy XVI phải gọi là cực kỳ đã tay, và mình dám khẳng định đây là một trong số những tác phẩm sở hữu lối chơi ấn tượng nhất phát hành trong năm nay. Sau khi đã chán hai đòn đánh tầm gần với kiếm, và tầm xa của phép thuật, sẽ tới lúc anh em kết hợp những kỹ năng có được để dồn sát thương cho quái vật, cho dù chúng là những con Chocobo hoang, hay là cả một phiên bản Eikon khổng lồ mà anh em phải đối mặt.
Đấy là còn chưa nói tới những trận đấu giữa các Eikon với nhau. Nếu anh em nghĩ những màn chặt chém như thợ băm của Clive lúc chưa trở thành Ifrit là thứ hoàn toàn không giống bất kỳ bản Final Fantasy nào trước đó, thì mình hoàn toàn không có ý kiến gì cả, vì đến chính bản thân mình những phút đầu tiên còn nghĩ thế nữa là. Nhưng khi cuộc chiến đầu tiên giữa Ifrit và Garuda diễn ra, thì cái chất hoành tráng, điên rồ, quy mô trận đấu gây choáng váng bắt đầu xuất hiện.
Street Fighter VI
Chế độ World Tour của game có thể khiến người chơi cảm thấy hụt hẫng, cùng lúc cách kinh doanh với cửa hàng đồ ảo trả bằng tiền thật sẽ là thứ khiến nhiều người phản đối, nhưng cả hai điều đó đều không thể phủ nhận được thực tế, Street Fighter 6 là một tác phẩm lộng lẫy. Chiều sâu chế độ chơi cũng như nội dung game được mô tả thông qua dàn nhân vật, những cơ chế điều khiển mới và đồ hoạ bắt mắt. Rất dễ để đưa ra một tính từ duy nhất mô tả SF6: Xuất sắc.

Để làm được điều đó, rất dễ nhìn ra nỗ lực và tính cầu thị của đội ngũ phát triển game khi họ lắng nghe những phản hồi của cộng đồng fan trung thành.
Dù không phải chế độ chơi hay chi tiết nào của trò chơi cũng đạt đến chất lượng như kỳ vọng, Capcom vẫn thành công trong việc chứng minh sức mạnh của họ, tạo ra được một tác phẩm trau chuốt và đẳng cấp. Cũng sẽ là công bằng khi nhận định, Street Fighter 6 là phiên bản xuất sắc nhất trong toàn bộ lịch sử series, tính đến thời điểm hiện tại.
Armored Core VI: Fires of Rubicon

Đánh giá Armored Core VI: Fires of Rubicon - Ông vua thể loại mecha đã trở lại
Nguyên cả thời kỳ PS4, anh em không được trải nghiệm một phiên bản Armored Core mới đến từ FromSoftware. Rồi thì bản thân chính thể loại điều khiển mecha khổng lồ cũng lại là thể loại thịnh hành ở Nhật Bản hơn nhiều so với phương Tây…
tinhte.vn
Nếu anh em tìm đến Armored Core VI để được trải nghiệm một cốt truyện mãn nhãn và nhiều cung bậc cảm xúc, thì phải thừa nhận là anh em sẽ thất vọng. Chí ít thì trong những tác phẩm như Bloodborne hay Sekiro, và gần đây hơn là Elden Ring, cốt truyện game đều được ẩn giấu khá thông minh trong thế giới game, để anh em mò mẫm tìm tòi.
Thứ mình ấn tượng nhất về cốt truyện game chính là toàn bộ trò chơi tuyệt đối không có một gương mặt con người nào cả. Tất cả đều được mô tả bởi những logo và những đoạn tin nhắn thoại vô hồn. 621, nhân vật của anh em điều khiển, khi tới hành tinh Rubicon 3 nhận được một cái tên cực kỳ quen thuộc với mọi fan của Armored Core: Raven. Nhưng tất cả mọi tương tác giữa con người với con người đều chỉ thông qua những cuộc gọi và tin nhắn thoại. Game thực sự tạo ra đúng cái cảm giác nhân vật chính chỉ là một kẻ làm thuê, trong một cái ngành cực kỳ nguy hiểm, đến mức có thế lực sẵn sàng hy sinh nhân vật chính để đạt được mục đích của họ.
Cái chất của Armored Core khiến anh em bị cuốn vào từng trận đấu, từng màn chơi, từng nhiệm vụ. Để có được những món vũ khí, trang bị và phụ tùng dựng mecha ưng ý, việc chơi đi chơi lại một màn để kiếm tiền là điều luôn nên làm. Cày đi cày lại nhiều nhiệm vụ cốt truyện, thì lựa chọn dựng mecha của anh em sẽ càng tự do hơn. Muốn mech bay nhanh thì chọn dàn thân nhẹ, động cơ đẩy mạnh và cặp cẳng “chân gà” để trọng lượng tổng cả con robot thấp nhất có thể. Bù lại, lượng vũ khí anh em có thể trang bị, và lượng giáp để chống chịu đòn của đối thủ luôn thấp hơn.
Armored Core và Soulslike thể hiện độ khó theo cách rất khác nhau, nhưng khi chinh phục được chúng, tức là né được cả loạt đạn bắn rát về hướng mecha anh em điều khiển, rồi cùng lúc khóa mục tiêu bắn được một loạt tên lửa về phía địch, cảm giác thực sự mãn nguyện. Và cũng rất dễ thấy một điều, nhiều thay đổi trong màn chơi, từ việc cho phép bao quát không gian để tính trước cách tiếp cận và tiêu diệt quân địch, cho đến mật độ mech dễ thở hơn, tất cả những điều đó dường như là những thay đổi mà FromSoftware tạo ra để chào đón những người hâm mộ Dark Souls và Elden Ring đến với Armored Core, một trong những series lâu đời nhất hãng game Nhật Bản.
Baldur's Gate 3
Baldur's Gate 3 là một game nhập vai cổ điển đúng nghĩa. Không chỉ chia các lớp nhân vật thành từng dạng chiến binh, pháp sư hay nhạc công, mà game còn đem lại chiều sâu chủng tộc, chia thành từng chủng tộc phụ cho người chơi tự do lựa chọn. Tất cả những khía cạnh ấy hứa hẹn tạo ra vô vàn những lớp nhân vật với những kỹ năng riêng.

Bộ kỹ năng của từng chủng tộc và lớp nhân vật này, kết hợp với lối chơi nhập vai phải dùng kiến thức và kinh nghiệm, chứ không phải spam nút như Diablo IV, và kết hợp tiếp với cơ chế party với nhiều thành viên cùng đi trong chuyến hành trình của Baldur's Gate 3, tất cả tạo ra một tác phẩm mà những phút đầu dễ khiến anh em ngợp. Nhưng một khi đã nắm được cách chơi, thì từng lượt chiến đấu, từng món trang bị, từng lần đổ xúc xắc kiểm tra khả năng bản thân trước mỗi hành động sẽ khiến anh em đổ rất nhiều thời gian cho game.
Điều đó đưa chúng ta đến với nguyên nhân khiến Baldur's Gate 3 thành công, dù rằng nó là một trò chơi thực sự nằm ở thị trường ngách, cực kỳ kén người chơi, nhất là giữa thời kỳ cộng đồng gamer toàn thế giới càng lúc càng “lười”, muốn chạy cốt truyện càng nhanh càng tốt. Đó là cách khuyến khích người chơi thưởng thức game một cách chậm rãi, chịu khó bỏ thời gian để tìm hiểu từng nhân vật trong party, đi tìm lời giải khác nhau cho từng tình huống để có lợi nhất, và sau cùng là mày mò tìm ra đủ mọi kết thúc của game.
Phải thừa nhận, không có nhiều tác phẩm có chiều sâu nhân vật và lối chơi như Baldur's Gate 3. Tạm bỏ qua bộ kỹ năng và gameplay cực kỳ phức tạp, đòi hỏi anh em bỏ thời gian nghiên cứu, thì trong khoảng 5 năm trở lại đây, mình chỉ thấy duy nhất 1 game có chiều sâu cốt truyện so sánh được với Baldur's Gate 3, đó là Red Dead Redemption 2.
Starfield

Starfield: Thiên sử thi không gian, nhưng mắc kẹt giữa cái thời Elden Ring và Zelda thống trị
Starfield, về mặt bản chất, không hề cố gắng bắt chước bất kỳ tác phẩm nào lấy đề tài khám phá không gian đã ra mắt trước đó. Thành ra, có nhiều người coi trò chơi này là nhạt nhẽo, không chân thực hay có chiều sâu cũng là điều dễ hiểu.
tinhte.vn
Rất dễ để đưa ra những so sánh giữa Starfield với No Man's Sky. Cách khám phá các hành tinh, thám hiểm không gian mượt mà, không có màn hình tải game của No Man's Sky là thứ đến tận bây giờ mới trở nên hoàn hảo, sau một khoảng thời gian dài nhà phát triển chỉnh sửa lại trò chơi của họ. Còn với Starfield, khám phá ở đây là ấn nút chọn địa điểm và ngồi chờ.
Nếu như Starfield đã thất bại trong việc trở thành một trò chơi khám phá không gian, thì chí ít nó cũng nên là một tác phẩm hay về mặt nhập vai, cốt truyện và xây dựng thế giới? May mắn thay đó là những khía cạnh Starfield thực sự xuất sắc.
Game cũng mô tả quá tuyệt vời cái “nỗi khổ” của thế hệ bây giờ. Chúng ta được sinh ra quá muộn để khám phá thế giới, nhưng lại là quá sớm để khám phá những dải ngân hà. Ấn nút X trên bàn phím, con tàu đốt cháy nhiên liệu để vọt qua bầu khí quyển, đánh bại trọng lực hành tinh để đi vào không gian, âm nhạc của Inon Zur thực sự khiến người chơi nổi da gà, thực sự tạo ra được cảm giác chúng ta đang là những nhà thám hiểm đích thực.
Bất chấp cái xuất phát điểm của nhân vật chính vô cùng tầm thường, chỉ là một thợ mỏ, vô tình tìm được một mảnh vật thể lạ, để rồi được mời về một tổ chức rất nhỏ mang tên Constellation, game vẫn thành công trong việc tiêm nhiễm khát vọng khám phá vào tâm trí mỗi người chơi. Đặt chân lần đầu tiên tới căn cứ của Constellation, khát vọng ấy thậm chí còn được thể hiện ngay ở những bức tranh sơn dầu vẽ chân dung những con người kiệt xuất.
Cùng lúc, anh em phải để tâm tới quá nhiều thứ diễn ra trong thế giới của Starfield. Từ nền hòa bình không mấy dễ dàng sau cuộc chiến tranh giữa hai phe United Colonies và Freestar Collective. Từ cái hệ thống nhập vai đầy chiều sâu, mỗi món trang bị, từ quần áo lót bên trong, trang phục du hành vũ trụ, nón bảo hiểm đến vũ khí đều có chỉ số riêng phù hợp với từng lối chơi. Rồi đến cả hệ thống lên cấp với những kỹ năng liên quan cực kỳ mật thiết với toàn bộ cơ chế chiến đấu, trò chuyện, khám phá vũ trụ, nâng cấp tàu, nghiên cứu khoa học để mở khóa những món phụ kiện cho vũ khí hay thực phẩm, y tế…
Marvel's Spider-Man 2

Đánh giá Marvel's Spider-Man 2: Hai người nhện, và những "cơ hội thứ hai"
Vì sức hút của một trong những nhân vật truyện tranh được yêu thích nhất thế giới, và cũng vì bản thân thành công của phiên bản game Spider-Man ra mắt năm 2018 trên PS4, mà áp lực được tạo ra cho chính những nhà phát triển ở Insomniac Games.
tinhte.vn
Kết thúc phần 1, ra mắt 5 năm trước, chúng ta đã được những nhà làm game người Mỹ tô vẽ sẵn nền tảng cốt truyện cho phần tiếp theo, với cậu con trai của Norman Osborn nằm trong bể dịch và có cả Symbiote quấn quanh người. Nhưng câu chuyện diễn ra như thế nào, làm sao để tiếp tục khai thác những khía cạnh đầy cá nhân của không chỉ một, mà tới hai Người Nhện, cả Peter Parker và Miles Morales? Rồi làm sao để kết hợp nó với một cuộc chiến nghẹt thở và đầy tính điện ảnh như mọi người kỳ vọng?
Ấy vậy mà Insomniac lại vẫn làm được. Cuộc chiến của hai Spider-Man trong phần game mới không chỉ vượt qua được cái bóng của cuộc chiến giữa Peter Parker với những ác nhân Sinister Six và cả những nhân vật phản diện khác đóng vai trò phụ trợ cho câu chuyện thêm kịch tính, như Kingpin hay cả Mister Negative.
Ở phần mới, cuộc chiến của Peter và Miles, chống lại những ác nhân như gã thợ săn Kraven, hay chính bản thân thứ Symbiote cộng sinh từ bên ngoài vũ trụ không chỉ đẩy tính điện ảnh của phần 2 lên một tầm khác. Trong suốt cốt truyện dài chừng 20 giờ đồng hồ, chưa tính nhiệm vụ phụ, toàn bộ trò chơi, những màn hành động, những đoạn cắt cảnh đều không chỉ đã mắt đã tay, mà nó còn khai thác triệt để hơn những khó khăn cá nhân của cả Peter lẫn Miles, những giằng xé giữa nỗ lực giúp đỡ mọi người trong thành phố, với cuộc sống cá nhân của cả hai nhân vật. Một thì đang trầy trật kiếm việc để giữ lại cái nhà, người còn lại thì cố gắng vào ngôi trường đại học.
Spider-Man 2 thì có lối chơi giống phần trước đến mức, những ngày này anh em chơi xong Spider-Man Remastered và Spider-Man Miles Morales, chờ 4 ngày nữa phần 2 phát hành, cầm controller lên vào game, sẽ thấy việc điều khiển nhân vật dễ dàng và thân quen đến bất ngờ. Rồi những nhiệm vụ phụ đa dạng về những câu đố và những thử thách, nhưng về bố cục thì cũng không khác gì hai phần trước cả.
Nhưng, với cái chất điện ảnh mà Spider-Man 2 thể hiện, mình dám đảm bảo rằng, luôn sẽ có chỗ đứng cho những trò chơi chỉ có một kết thúc duy nhất, theo cái cách cổ điển nhất của ngành phát triển game. Nó đặt người chơi vào ghế khán giả, và tất cả những lần bấm nút điều khiển nhân vật đều tạo ra một tác động duy nhất, khiến cho chúng ta kết nối chặt chẽ và gần gũi hơn với nhân vật chính, để những lựa chọn mà nhân vật đưa ra có tác động mạnh hơn tới tâm lý anh em, vì khi ấy, khán giả và nhân vật đã có những kết nối mà phim ảnh và sách không thể nào bắt chước được như game.
Alan Wake II

Đánh giá Alan Wake II: Game kinh dị này sẽ giữ chân anh em vì cốt truyện quá đẳng cấp
Thế giới game bây giờ, vì áp lực doanh thu của những tập đoàn, nên chúng ta có ba kiểu làm phần kế tiếp cho một trò chơi ăn khách. Thứ nhất là tính toán trước cốt truyện, làm xong phần này là tính toán đến việc triển khai cốt truyện phần kế tiếp…
tinhte.vn
Nhờ Control, phát hành năm 2019, nền tảng cốt truyện để phát triển Alan Wake II trở nên tiềm năng vô cùng. Và đó chính xác là những gì Remedy Entertainment làm. Cuộc phiêu lưu quay trở lại Bright Falls, nơi mọi thứ bắt đầu, với thế giới song song bên dưới mặt hồ Cauldron xứng đáng được đánh giá là trò chơi có cốt truyện, hay chính cái cách triển khai diễn biến cốt truyện xuất sắc nhất ra mắt trong năm nay. Mà không, 5 năm qua, chưa thấy một trò chơi nào có kịch bản khiến mình dán mắt vào màn hình đến tận phút cuối cùng như Alan Wake II.
Thứ khiến anh em ngồi im trên ghế, mắt dán vào màn hình ngay cả khi thỉnh thoảng có những hình ảnh đúng kiểu jumpscare hiện ra khiến anh em giật mình trong vài khoảnh khắc, chính là cái cách Remedy triển khai, liệt kê và ứng dụng từng chi tiết của cốt truyện vào trò chơi. Nhờ đó, anh em sẽ hăm hở đi tìm từng trang bản nháp tiểu thuyết của Alan, sẽ bỏ hàng giờ để kết nối mọi thứ lại với nhau trong vai Saga để đi tìm câu trả lời cho tất cả mọi thứ.
Cách triển khai ấy, đôi khi khiến cá nhân mình tưởng rằng, các nhà làm game đều là những bậc thầy trong việc khai thác tâm lý của một bệnh nhân loạn thần đối với trường hợp của Saga, và tâm thần phân liệt ở trường hợp của Alan. Vì tác động siêu nhiên, mọi thứ, kể cả cuộc đời của Saga dần thay đổi, không còn biết đâu là thật, đâu là hư cấu nữa. Rồi những ảo giác hiện ra lại càng khiến anh em nghi ngờ chính cách hiểu cốt truyện của bản thân mình, khi nhân vật càng lúc càng có biểu hiện xa rời thực tại.
Có lúc, cắt cảnh của game là đồ họa thời gian thực. Nhưng cũng có lúc, để mô tả sự điên rồ của The Dark Place, các nhà làm game Phần Lan chơi lớn, quay hẳn cắt cảnh người đóng với các diễn viên tạo hình cho nhân vật ảo. Rồi để toàn bộ trò chơi liền mạch, bộ engine Northlight được ứng dụng để tạo ra những khung hình, mà theo mình, là đẹp nhất thị trường game ở thời điểm hiện tại. Kết hợp sức mạnh đồ họa của game với công nghệ DLSS 3.5, trong đó có tính năng Ray Reconstruction, Alan Wake II có khi còn vượt một bậc so với những gì Control mang lại cho anh em hồi năm 2019.