Vài năm gần đây, cuộc đua vào không gian dần trở nên nóng hơn sau hàng loạt các chuyến bay thử nghiệm thành công của Blue Origin hay Virgin Galactic hồi năm ngoái. Tiếp nối điều đó, một doanh nghiệp ở Florida, Mỹ có tên Space Perspective cũng có kế hoạch về chuyến du hành đến tầng bình lưu của Trái đất với cái giá mềm hơn 2 ông lớn kia, chỉ có 125.000 USD. Tuy đã mở bán vé vào tháng 6 năm ngoái, nhưng phải đến mới đây, Space Perspective mới chính thức công bố hình ảnh bản thiết kế cuối cùng của họ.
Theo đó, Space Perspective là một công ty khởi nghiệp do Poynter và Taber McCallum thành lập vào năm 2020. Họ cũng là những người đồng sáng lập World View, một công ty công nghệ và khám phá không gian của Mỹ. Space Perspective đặt mục tiêu sẽ triển khai dịch vụ và đưa nhóm gồm 8 hành khách và 1 phi công đầu tiên vào tầng bình lưu Trái đất vào cuối năm 2024, thời gian đã lùi lại so với dự kiến trước đây.
Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của con tàu đã diễn ra thành công vào ngày 18/6/2021 từ sân bay vũ trụ ở bang Florida, kéo dài 6 giờ 39 phút, không chở thêm bất kỳ hành khách nào. Các máy ảnh trong tàu đã ghi lại được những hình ảnh tuyệt đẹp về khung cảnh Mặt trời mọc.
Theo đó, Space Perspective là một công ty khởi nghiệp do Poynter và Taber McCallum thành lập vào năm 2020. Họ cũng là những người đồng sáng lập World View, một công ty công nghệ và khám phá không gian của Mỹ. Space Perspective đặt mục tiêu sẽ triển khai dịch vụ và đưa nhóm gồm 8 hành khách và 1 phi công đầu tiên vào tầng bình lưu Trái đất vào cuối năm 2024, thời gian đã lùi lại so với dự kiến trước đây.
Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của con tàu đã diễn ra thành công vào ngày 18/6/2021 từ sân bay vũ trụ ở bang Florida, kéo dài 6 giờ 39 phút, không chở thêm bất kỳ hành khách nào. Các máy ảnh trong tàu đã ghi lại được những hình ảnh tuyệt đẹp về khung cảnh Mặt trời mọc.
Khác với những công ty khác, Space Perspective sẽ đưa hành khách lên không gian bằng hệ thống khinh khí cầu được đặt tên là Spaceship Neptune. Nhờ thiết kế khoang hình cầu, hành khách có thể không gian phía trên và cabin cũng rộng rãi, thông thoáng hơn. Trong cabin cũng được trang bị ghế tựa sang trọng, với quầy bar đầy ắp thức ăn để hành khách sử dụng trong chuyến đi.
Thiết kế trên được tạo ra bởi công ty Of My Imagination (OMI) và Space Perspective có trụ sở tại London. Spaceship Neptune có một cửa sổ trời cho phép hành khách xem toàn cảnh 360 độ, cái mà họ gọi là “Cửa số lớn nhất từ trước đến nay, được cấp bằng sáng chế để dùng ở rìa không gian.” Một trong những cải tiến khác là thiết kế hình nón giúp đỡ cho công tác hạ cánh an toàn trên biển cũng đang chờ được cấp bằng sáng chế.
Về kích thước, Space Perspective cho biết khoang trong con tàu có thể so sánh với “một ban công lớn trên tàu du lịch”. Trong khi đó, khinh khí cầu khi được mở rộng hoàn toàn có thể đạt đến 509.000 m3, đủ lớn để vừa với một sân bóng đá bên trong.
Vì hành trình chuyến bay không rời khỏi lực hấp dẫn của Trái đất nên cả hành khách sẽ không cần trải qua khoá đào tạo nào cả. Công ty tuyên bố quy trình lên máy bay cũng sẽ đơn giản như các chuyến bay dân dụng thông thường mà thôi. Hành trình bay tổng cộng kéo dài 6 tiếng, bao gồm 2 giờ trên tầng bình lưu Trái đất, 2 giờ để hành khách thưởng ngoạn quang cảnh ở phía cabin trước khi tàu vũ trụ hạ cánh xuống đại dương trong chuyến bay 2 tiếng nữa. Cuối cùng, hành khách sẽ được đưa vào bờ bằng tàu.
Trên khoang tàu sẽ cung cấp Wi-Fi sẵn có để du khách có thể livestream, hoặc gửi ảnh, gọi điện về cho gia đình, bạn bè về những trải nghiệm tuyệt vời mà họ đang có. Ngoài ra, hình ảnh vệ tinh và camera 360 độ cũng sẽ cho phép hành khách có thể tuỳ chỉnh phóng to hoặc thu nhỏ khung cảnh trước mắt. Con tàu còn đặt nhiều máy quay ở trong và ngoài khoang để ghi lại cảnh bay ra vũ trụ, và sẵn sàng cung cấp tư liệu, hình ảnh cho du khách nếu cần.
Quảng cáo
Tất nhiên cái giá kèm theo không phải là rẻ, vé có giá 125.000 USD/người. Thế nhưng nếu so với giá vé toàn trên 250.000 USD của Virgin Galactic và Blue Origin thì Space Perspective lại có mức giá mềm hơn rất nhiều. Hãng cho biết họ đã bán được 900 vé, và đang nhận đặt chỗ cho các chuyến khởi hành từ năm 2025 về sau. Những người muốn đặt trước cần phải chi trả khoản tiền cọc là 1000 USD và sẽ được hoàn lại nếu chuyến bay bị huỷ. Khách hàng cũng được hỗ trợ chi trả bằng tiền điện tử, chính phương thức thanh toán đa dạng cũng phần nào thu hút được nhiều người quan tâm hơn vào chuyến du lịch này.
Trước khi tách ra để thành lập công ty Space Perspective, Jane Poynter và Taber MacCallum đã có kinh nghiệm trong việc trong việc thiết kế hệ thống không khí, thực phẩm và nước cho Biosphere 2 - cơ sở nghiên cứu khoa học về hệ thống Trái đất của Mỹ ở Arizona. Cả 2 đã tuyên bố các chuyến bay du lịch của Space Perspective sẽ không phát thải, thân thiện với môi trường. Như đa số chúng ta đều biết, để có được những chuyến tham quan ngoài không gian chóng vánh trong vài chục phút, tên lửa vũ trụ sinh ra một lượng khí thải vô cùng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.
Thế nhưng, Space Perspective sử dụng tên lửa năng lượng cao để bay lên vũ trụ, vượt qua trọng lực bởi lực nổi. Họ sẽ dùng Hydro thay cho Heli, vì đó là nguồn cung có hạn chế cần thiết cho ngành y tế quan trọng hơn. “Khí nâng bên trong khinh khí cầu sẽ nhẹ hơn không khí và cho phép Spaceship Neptune lơ lửng trên bầu khí quyển của Trái đất. Tất cả các bộ phận của tàu vũ trụ đều có thể tái sử dụng, ngoại trừ vật liệu tạo nên lớp vỏ khí cầu. Phần này sẽ được nhóm nghiên cứu thu hồi vào cuối mỗi chuyến bay và tái chế lại.”
Theo CNN, Space
Quảng cáo