Trái ngược với tình trạng du lịch Nhật Bản bùng nổ nhờ JPY rớt giá, du lịch và mua sắm ở Hong Kong đang gặp tình trạng ảm đạm, ế ẩm, không có dấu hiệu hồi phục dù đại dịch COVID-19 đã qua đi.
Xem lại: Du lịch Nhật Bản hồi phục mạnh "nhờ" Yên Nhật rớt giá (tinhte.vn)
Jacky Yu, 48 tuổi, nói rằng hơn 10 năm trước khi ông mở cửa hàng bán quà lưu niệm Nhật Bản ở khu Vượng Giác này, đây là một trong những địa điểm du lịch đông đúc ở Hong Kong, 2 bên đường đông đúc quán xá, nhiều khách du lịch đi kín đường.
Du khách Đại lục đến Hong Kong hồi năm ngoái, ảnh chụp ngày 2/5/2023.
Sau 12 năm kinh doanh, giờ đây cửa hàng của ông ế ẩm, phải đóng cửa mặt bằng, chuyển qua bán online, khi mà khách Hong Kong thích qua Trung Quốc để mua sắm hơn, nhiều người còn bay thẳng đến Nhật Bản để du lịch vì đồng Yên Nhật đang rẻ.
“Nói mà muốn khóc luôn. Bây giờ khách nội địa rất ít, kể cả khách từ Đại lục qua cũng rất vắng.” Jacky Yu nói khi đang đóng thùng số quà, chuẩn bị đóng cửa trả mặt bằng.
Xem lại: Du lịch Nhật Bản hồi phục mạnh "nhờ" Yên Nhật rớt giá (tinhte.vn)
Jacky Yu, 48 tuổi, nói rằng hơn 10 năm trước khi ông mở cửa hàng bán quà lưu niệm Nhật Bản ở khu Vượng Giác này, đây là một trong những địa điểm du lịch đông đúc ở Hong Kong, 2 bên đường đông đúc quán xá, nhiều khách du lịch đi kín đường.
Du khách Đại lục đến Hong Kong hồi năm ngoái, ảnh chụp ngày 2/5/2023.
Sau 12 năm kinh doanh, giờ đây cửa hàng của ông ế ẩm, phải đóng cửa mặt bằng, chuyển qua bán online, khi mà khách Hong Kong thích qua Trung Quốc để mua sắm hơn, nhiều người còn bay thẳng đến Nhật Bản để du lịch vì đồng Yên Nhật đang rẻ.
“Nói mà muốn khóc luôn. Bây giờ khách nội địa rất ít, kể cả khách từ Đại lục qua cũng rất vắng.” Jacky Yu nói khi đang đóng thùng số quà, chuẩn bị đóng cửa trả mặt bằng.
Sau khi mở cửa trở lại hậu đại dịch, du lịch Hong Kong phục hồi rất chậm, trong khi đó giá cả hàng hóa vẫn tăng và giá cho thuê mặt bằng đắt đỏ. Hai bên đường rất nhiều mặt bằng bỏ trống, dán bảng “cho thuê”.
Cửa hàng đóng cửa dán bảng Cho thuê, ảnh chụp ngày 29/4/2024.
Ông Edmund Wong, một quan chức Hong Kong, nói rằng có tới hơn 20.000 công ty ở Hong Kong nộp đơn giải thể trong Q1/24, tăng tới 70% so với cùng kì năm ngoái.
Chủ tịch Liên đoàn nhà hàng & thương mại Hong Kong, ông Simon Hong, cho biết có ít nhất 200-300 nhà hàng Hong Kong đóng cửa chỉ trong tháng 3/24, và con số không ngừng tăng lên.
Trái với con số kể trên, thứ Ba tuần trước, Lý Gia Siêu, đặc khu trưởng Hong Kong cho rằng thế giới đang thay đổi, những doanh nghiệp không thích ứng được với thời đại sẽ đóng cửa, nhưng sẽ có những doanh nghiệp mới phù hợp hơn ra đời.
Thứ Tư ngày 1/5 ở Hong Kong sẽ bắt đầu tuần lễ Vàng (Golden Week), được kì vọng sẽ kích thích du lịch cho Hong Kong.
Bà Wendy, 54 tuổi, làm việc tại 1 quán mì ở chợ Phụ nữ Mong Kok, cho rằng tuần lễ Vàng cũng không mấy khả thi: “Hồi trước đường này nhiều du khách lắm. Giờ họ đi hết mất rồi…”
Rất nhiều mặt bằng đóng cửa ở khu Tiêm Sa Chủy, ảnh chụp ngày 29/4/2024.
Quảng cáo
Nhiều người dân Hong Kong đã qua Thẩm Quyến để vui chơi vì giá cả và dịch vụ ở đó tốt hơn. 5 năm gần đây, giá cả ở Thẩm Quyến, Quảng Châu, Trường Sa đều giữ nguyên, còn giá cả ở Hong Kong lại tăng cao.
Lượng khách đến từ Đại lục của Hong Kong năm 2023 đã giảm 39% so với 2019, thời điểm trước đại dịch. Không chỉ vậy, chi tiêu của khách TQ du lịch trong ngày cũng giảm mạnh tới 36%. Trước đây năm 2019 trung bình 1 khách TQ tiêu xài 2.200 HKD thì nay chỉ còn 1.400 HKD.
Tại thị trấn Sheung Shui của Hong Kong giáp với Thâm Quyến, những năm trước người dân địa phương thường xuyên phàn nàn khi khách Đại lục đến quá đông, đẩy giá nhà trọ tăng cao. Còn giờ đây, du khách vắng bóng khiến cho nơi này rất ảm đạm.
"Sau 8h tối là không còn ai, ngày nghỉ còn vắng teo hơn. Không có khách nào luôn. Như đợt lễ Phục Sinh vừa rồi, chúng tôi có thể ngồi ngủ liền 3 tiếng mà không có khách nào hỏi mua hàng." Chủ cửa hàng ở Sheung Shui nói.
Cảnh vắng vẻ trong TTTM K11 MUSEA khu Tiêm Sa Chủy, ảnh chụp ngày 29/4/2024.
Theo Reuters
Quảng cáo