Cuộc đua du lịch vũ trụ gần đây khởi tạo bởi các công ty Virgin Galactic, Blue Origin, và Space X với nhiều lần phóng tàu vũ trụ đang gây hại khí hậu và làm trầm trọng thêm tình trạng nóng lên toàn cầu, một nghiên cứu cho thấy.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã chỉ ra rằng các hạt carbon đen (muội than) do tên lửa phát ra có khả năng giữ nhiệt trong khí quyển hiệu quả hơn gần 500 lần so với tất cả các nguồn muội than khác cộng lại (ở bề mặt Trái Đất và máy bay), dẫn đến hiệu ứng khí hậu tồi tệ thêm. Trong khi nghiên cứu này tiết lộ rằng tổng số ozone mất đi vào thời điểm hiện tại do tên lửa là nhỏ, ngành du lịch vũ trụ tăng trưởng làm cho khả năng suy giảm tầng ozone trên tầng bình lưu ở Bắc Cực vào mùa xuân tăng lên trong tương lai. Điều này là do các chất ô nhiễm từ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn và quá trình nóng lên của các tàu vũ trụ khi quay trở lại Trái Đất và các mảnh vỡ đặc biệt có hại cho ozone ở tầng bình lưu.
“Các hạt muội than từ các vụ phóng tên lửa có ảnh hưởng khí hậu lớn hơn nhiều so với máy bay và các nguồn muội than khác ở Trái đất. Những gì chúng tôi thực sự cần bây giờ là một cuộc thảo luận giữa các chuyên gia về cách tốt nhất để điều hành ngành công nghiệp du lịch vũ trụ đang phát triển nhanh chóng.” Tiến sĩ Eloise Marais từ UCL cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin về các chất hóa học từ tất cả 103 vụ phóng tên lửa vào năm 2019 từ khắp nơi trên thế giới, cũng như dữ liệu về các tên lửa có thể tái sử dụng và rác vũ trụ khi tên lửa quay trở về Trái Đất; và các cuộc phóng tên lửa gần đây của Virgin Galactic, Blue Origin và SpaceX và kế hoạch phóng tên lửa hàng năm của Virgin Galactic theo đó sẽ có ít nhất mỗi chuyến mỗi ngày. Những dữ liệu này sau đó được đưa vào mô hình hóa học khí quyển 3D để tìm hiểu tác động lên khí hậu và tầng ozone.
Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự nóng lên do muội than là 3,9 mW m−2 (đơn vị đo sự thay đổi dòng năng lượng trong khí quyển do các yếu tố tự nhiên hoặc con người của biến đổi khí hậu gây ra) từ một thập kỷ phóng tên lửa, nhiều nhất là lượng khí thải từ tên lửa chạy bằng dầu hỏa (kerosene). Tuy nhiên, con số này tăng hơn gấp đôi (7,9 mW m-2) chỉ sau ba năm phát thải thêm từ các lần phóng tàu du lịch vũ trụ do SpaceX sử dụng dầu hỏa và Virgin Galactic dùng nhiên liệu cao su tổng hợp. Với viễn cảnh phóng tên lửa du lịch vũ trụ hàng ngày hoặc hàng tuần, tác động lên tầng ozone ở tầng bình lưu có nguy cơ làm suy yếu sự phục hồi của nó sau khi Nghị định thư Montreal (lệnh cấm toàn cầu đối với các chất làm suy giảm tầng ozone) được thông qua năm 1987 và thực hiện thành công.
Nghiên cứu này kêu gọi thực hiện các biện pháp giảm thiểu ngay lập tức để điều chỉnh tác động môi trường của việc phóng tàu vào không gian nhằm giảm thiểu tác hại đối với khí hậu và tầng ozone ở tầng bình lưu.
Theo Earth Future.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã chỉ ra rằng các hạt carbon đen (muội than) do tên lửa phát ra có khả năng giữ nhiệt trong khí quyển hiệu quả hơn gần 500 lần so với tất cả các nguồn muội than khác cộng lại (ở bề mặt Trái Đất và máy bay), dẫn đến hiệu ứng khí hậu tồi tệ thêm. Trong khi nghiên cứu này tiết lộ rằng tổng số ozone mất đi vào thời điểm hiện tại do tên lửa là nhỏ, ngành du lịch vũ trụ tăng trưởng làm cho khả năng suy giảm tầng ozone trên tầng bình lưu ở Bắc Cực vào mùa xuân tăng lên trong tương lai. Điều này là do các chất ô nhiễm từ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn và quá trình nóng lên của các tàu vũ trụ khi quay trở lại Trái Đất và các mảnh vỡ đặc biệt có hại cho ozone ở tầng bình lưu.
“Các hạt muội than từ các vụ phóng tên lửa có ảnh hưởng khí hậu lớn hơn nhiều so với máy bay và các nguồn muội than khác ở Trái đất. Những gì chúng tôi thực sự cần bây giờ là một cuộc thảo luận giữa các chuyên gia về cách tốt nhất để điều hành ngành công nghiệp du lịch vũ trụ đang phát triển nhanh chóng.” Tiến sĩ Eloise Marais từ UCL cho biết.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin về các chất hóa học từ tất cả 103 vụ phóng tên lửa vào năm 2019 từ khắp nơi trên thế giới, cũng như dữ liệu về các tên lửa có thể tái sử dụng và rác vũ trụ khi tên lửa quay trở về Trái Đất; và các cuộc phóng tên lửa gần đây của Virgin Galactic, Blue Origin và SpaceX và kế hoạch phóng tên lửa hàng năm của Virgin Galactic theo đó sẽ có ít nhất mỗi chuyến mỗi ngày. Những dữ liệu này sau đó được đưa vào mô hình hóa học khí quyển 3D để tìm hiểu tác động lên khí hậu và tầng ozone.
Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự nóng lên do muội than là 3,9 mW m−2 (đơn vị đo sự thay đổi dòng năng lượng trong khí quyển do các yếu tố tự nhiên hoặc con người của biến đổi khí hậu gây ra) từ một thập kỷ phóng tên lửa, nhiều nhất là lượng khí thải từ tên lửa chạy bằng dầu hỏa (kerosene). Tuy nhiên, con số này tăng hơn gấp đôi (7,9 mW m-2) chỉ sau ba năm phát thải thêm từ các lần phóng tàu du lịch vũ trụ do SpaceX sử dụng dầu hỏa và Virgin Galactic dùng nhiên liệu cao su tổng hợp. Với viễn cảnh phóng tên lửa du lịch vũ trụ hàng ngày hoặc hàng tuần, tác động lên tầng ozone ở tầng bình lưu có nguy cơ làm suy yếu sự phục hồi của nó sau khi Nghị định thư Montreal (lệnh cấm toàn cầu đối với các chất làm suy giảm tầng ozone) được thông qua năm 1987 và thực hiện thành công.
Nghiên cứu này kêu gọi thực hiện các biện pháp giảm thiểu ngay lập tức để điều chỉnh tác động môi trường của việc phóng tàu vào không gian nhằm giảm thiểu tác hại đối với khí hậu và tầng ozone ở tầng bình lưu.
Theo Earth Future.