Tháng 4/2022, Ducky One 3 được thương hiệu bàn phím cơ đến từ Đài Loan ra mắt thị trường, với những nâng cấp tương đối sáng giá cho những người đang đi tìm một bộ bàn phím cơ OEM sử dụng hàng ngày lâu dài. Bên trong phiên bản mới này là nhiều thay đổi, từ thiết kế với kết nối USB-C có thể tháo rời cáp, đến những thay đổi từ lớn đến nhỏ như foam tiêu âm kẹp giữa backplate với PCB, hay chỉ đơn giản là đường rãnh để cố định dây USB kết nối bàn phím với máy tính.
Kể từ đó tới nay, One 3 đã có vài phiên bản khác nhau. Từ phiên bản với cả lớp vỏ với bộ keycap màu hồng, màu hoa anh đào hay màu vàng “Ducky”, cho tới nhân vật chính của bài viết này, Ducky One 3 TKL Aura.
Có một thời kỳ đâu đó quãng thập niên 1990 và đầu những năm 2000, mọi món đồ điện tử và công nghệ, từ máy tính tới máy chơi game, hay những chú gà ảo đều mang trong mình phong cách “trong suốt” với lớp vỏ để lộ linh kiện bên trong. Ducky One 3 TKL Aura cũng vậy. Dù lớp vỏ trong suốt hơi tối, nhưng cảm giác của một món đồ gắn liền với tuổi thơ nhiều anh em 8x và 9x vẫn rất rõ ràng.

Kể từ đó tới nay, One 3 đã có vài phiên bản khác nhau. Từ phiên bản với cả lớp vỏ với bộ keycap màu hồng, màu hoa anh đào hay màu vàng “Ducky”, cho tới nhân vật chính của bài viết này, Ducky One 3 TKL Aura.
Có một thời kỳ đâu đó quãng thập niên 1990 và đầu những năm 2000, mọi món đồ điện tử và công nghệ, từ máy tính tới máy chơi game, hay những chú gà ảo đều mang trong mình phong cách “trong suốt” với lớp vỏ để lộ linh kiện bên trong. Ducky One 3 TKL Aura cũng vậy. Dù lớp vỏ trong suốt hơi tối, nhưng cảm giác của một món đồ gắn liền với tuổi thơ nhiều anh em 8x và 9x vẫn rất rõ ràng.

Đèn LED RGB bên dưới mỗi switch cơ học, ở đây là Cherry MX Brown vẫn sáng và rực rỡ. Tuy nhiên có một vấn đề ngay lập tức hiện ra khi bắt đầu sử dụng One 3. Ducky chọn giải pháp tích hợp mọi thứ điều khiển bàn phím ngay trên bo mạch, không bắt người dùng cài đặt những phần mềm driver và firmware để tinh chỉnh bàn phím, từ việc gán những nút macro cho tới điều chỉnh dàn đèn LED và tạo những profile riêng cho từng tác vụ, từ chơi game cho đến làm Photoshop hay Premiere phục vụ công việc.

Lợi thế của việc ứng dụng giải pháp Plug n Play như thế này là anh em cắm bàn phím vào hệ thống máy tính nào, bàn phím vẫn sẽ vận hành như kỳ vọng, không cần tải phần mềm điều khiển. Còn nhược điểm, đó là anh em sẽ không có một công cụ trực quan để điều chỉnh nhiều tính năng mà One 3 có thể đem lại.

Ví dụ đơn giản nhất là thay đổi màu sắc và cách dàn đèn RGB sáng trên chiếc bàn phím này. Nó yêu cầu anh em phải đọc và học thuộc lòng hướng dẫn sử dụng, vì sẽ cần những cụm phím tắt phức tạp và rối rắm chỉ để chỉnh màu sắc hoặc độ sáng của từng cụm đèn LED trên bàn phím. Bộ keycap đi kèm với phiên bản Aura thì cũng chỉ có ký tự chứ không có ký hiệu tương ứng với từng lệnh điều khiển cách bàn phím vận hành. Vậy là cách duy nhất chỉ còn là đọc hướng dẫn sử dụng.
Bù lại nếu không cần điều chỉnh đèn LED theo ý muốn, thì anh em cũng chỉ cần nhớ cụm phím Fn + F10 để thay đổi cách đèn LED RGB phát sáng, rồi độ sáng tăng giảm bằng cụm phím tắt Fn + F5/6/7 theo ba gam màu.

Cái lấn cấn thứ hai của mình, và có lẽ cũng là điểm trừ cuối cùng trong cảm giác trải nghiệm của mình với Ducky One 3 TKL Aura có lẽ là, với cái giá 4 triệu Đồng, ước gì Ducky tặng kèm cho người dùng một cái wristrest để kê cổ tay, gõ bàn phím đã hơn, bớt mỏi tay hơn, thay vì phải đi mua thêm ở ngoài tiệm. Dù sao thì chiếc bàn phím này vẫn sử dụng profile OEM quen thuộc với anh em, nên hành trình phím cũng như độ cao của từng phím cũng ở mức tương đối, sử dụng hàng ngày có wristrest chắc chắn sẽ tạo ra trải nghiệm sướng hơn.
Quảng cáo

Nhưng nếu bỏ qua hai vấn đề kể trên, thứ nhất là cách điều chỉnh các tính năng bàn phím và việc không có cái kê tay, thì Ducky One 3 là một chiếc bàn phím tuyệt vời trong khuôn khổ của một sản phẩm OEM, cả về độ bền, âm thanh gõ phím, và trải nghiệm tổng thể, cho dù nó là phiên bản Fuji, Ducky Yellow, hay Aura như mình đang sử dụng.

Đầu tiên về trải nghiệm, và cũng là thứ quan trọng nhất, là chất lượng build. Ở trọng lượng 908 gram, dù lớp vỏ bên ngoài là nhựa, nhưng thực sự cần rất nhiều lực để làm biến dạng chiếc bàn phím. Mọi góc cạnh, dù là một sản phẩm OEM số lượng lớn bán rộng rãi ra thị trường, đều tạo ra cảm giác nó là một chiếc bàn phím ở tầm giá cao cấp, lên nữa chỉ có đi mua phím custom ở tầm giá từ 5 triệu Đồng trở lên.

Và ngay khi lấy hai món công cụ tháo keycap và nhổ switch, cả backplate lẫn dàn socket màu vàng hỗ trợ thay đổi nhanh switch cơ học đều hiện diện, và nhìn xung quanh từng lỗ cắm switch, lớp foam EVA vàng tươi cũng rất dễ nhận ra. Đấy là một ưu điểm của One 3, bất kể phiên bản. Anh em hoàn toàn có thể thay đổi switch theo ý muốn mà không phải rã hàn. Cái này đang là xu hướng, dù thực tế mà nói, một khi tìm được dàn switch ưng ý với hành trình phím và độ nặng của lò xo, hay thậm chí là lube lại gõ cho trơn, thì hiếm khi các dân chơi phím cơ thay đổi. Cùng lắm thì họ sẽ đổi qua đổi lại vài bộ switch để thử cảm giác lạ. Tần suất đổi switch thì không cao, nhưng khả năng hỗ trợ hotswap thì luôn là một điểm cộng mà những bàn phím cơ tầm giá cao cấp.
Quảng cáo

Nhưng vẫn sẽ có anh em nhìn thấy mạch ngược và coi đây là nhược điểm. Đương nhiên chơi keycap với mạch ngược, đặc biệt là những bộ keycap dày dễ gây cấn. Nhưng thực tế thì One 3 phiên bản Aura cũng chỉ hợp với bộ keycap gốc hơi trong suốt, xuyên LED và được làm từ chất liệu ABS, đúc double shot. Đổi bộ keycap khác chưa chắc đã hợp, nên thành ra mạch xuôi hay ngược cũng không phải vấn đề đối với mình. Nhưng chắc chắn điều này sẽ khiến vài anh em dè dặt chuyện sắm bàn phím cơ mới và lựa chọn sản phẩm của Ducky.

Còn về cảm giác gõ phím, thiết nghĩ cũng không nên đặt quá nhiều kỳ vọng cũng như yêu cầu cho dàn switch cơ học Cherry MX Brown. Cảm giác gõ “có nấc” vẫn không khác biệt nhiều so với những chiếc bàn phím cơ đến từ những hãng khác sử dụng chung bộ switch. Dù sao thì MX Brown vẫn là lựa chọn hoàn hảo để cân bằng giữa cảm giác gõ phím và chơi game, muốn nhanh hơn thì sẽ có lựa chọn MX Speed.

Thực tế thì nếu anh em muốn lube từng cái switch để cảm giác gõ trơn tru, hay thậm chí đổi cả lò xo thì cũng không phải điều quá đáng, miễn là trải nghiệm của anh em hoàn hảo. Còn ở tình trạng stock, tức là hãng mua switch số lượng lớn về lắp ráp thành bàn phím, không can thiệp gì thêm, MX Brown vẫn đem lại cảm giác gõ ổn, không có nhiều điều để chê bai.

Thực tế thì mọi chi tiết của chiếc bàn phím này không khiến mình ưng ý so với cách Ducky chọn giải pháp lót foam tiêu âm cho bàn phím. Giờ âm thanh keycap gõ vào backplate không còn vang theo cách rất ồn ào nữa, mà trái lại, tạo ra cảm giác vô cùng dễ nghe và trật tự. Lớp foam tiêu âm kẹp giữa backplate và PCB là thứ rất dễ nhìn ngay sau khi anh em nhổ keycap và switch ra khỏi bàn phím. Còn ở phía dưới PCB, giữa bo mạch và lớp vỏ nhựa của bàn phím là một lớp foam EVA nữa. Điều này giúp giảm thiểu tối đa tiếng vang khi gõ phím.

Tuy nhiên xét riêng đến phiên bản Aura, có một vấn đề nho nhỏ, đó là với gu của mình thì âm thanh của chiếc bàn phím này khi gõ vẫn chưa thực sự đã tai. Như đã từng đề cập trong vài bài viết trải nghiệm vài mẫu bàn phím cơ trước đây, mình đang quen với thứ âm thanh đục và gọn gàng trên chiếc bàn phím sử dụng hàng ngày. Còn với việc ứng dụng keycap ABS, tiết diện nhựa mỏng, nên lúc keycap gõ vào backplate của Ducky One 3 tạo ra tiếng hơi thanh và mỏng, nghe không đã tai lúc ngồi viết bài.

Nhưng để công bằng với Ducky One 3, đó chỉ là tình trạng mình gặp phải khi thử nghiệm phiên bản Aura, còn năm ngoái mình có cơ hội dùng thử phiên bản Fuji với bộ keycap xanh lam và hồng phấn chất liệu PBT double shot, âm thanh lúc gõ rất khác, hợp với gu của mình hơn. Và ở một khía cạnh khác thì có một điều rất rõ ràng, so sánh với rất nhiều mẫu bàn phím cơ khác đang có trên thị trường, hệ thống foam tiêu âm trên Ducky One 3 nói chung và phiên bản Aura nói riêng vẫn rất yên tĩnh, không lo làm phiền người khác, miễn là anh em không chọn phiên bản trang bị switch Cherry MX Blue.

Phải thừa nhận rằng, với One 3, Ducky vẫn tự tin vào khả năng tạo ra những chiếc bàn phím cơ OEM tầm giá cao cấp, đứng chung mâm với vài cái tên khác nổi tiếng không kém như Filco và Leopold, những cái tên rất quen thuộc tại thị trường Việt Nam. Chất lượng của chiếc bàn phím này là không cần bàn cãi. Nhưng liệu khả năng hot swap, việc trang bị foam tiêu âm, stabilizer được tinh chỉnh để tạo ra cảm giác gõ cân bằng nhất có thể, những phím dài như Shift phải hay Spacebar không quá cập kênh, cũng như dàn đèn RGB có tạo ra được những khía cạnh thuyết phục người dùng bỏ ra khoảng 4 triệu Đồng cho chiếc bàn phím này hay không, thiết nghĩ câu hỏi ấy chỉ có thể nhường lại cho chính anh em người dùng.

Cái thời điểm năm 2023, thị trường bàn phím cơ đã rất khác so với thời điểm Ducky bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Cuộc đua chạy theo thông số kỹ thuật, chấp nhận lựa chọn switch từ các hãng Trung Quốc để trang bị cho phím cơ giá rẻ, bù lại là những chi tiết như đèn RGB, mạch xuôi, hotswap hay thậm chí là kết nối không dây đã tạo ra vài tác động. Thứ nhất là thị hiếu người dùng được chiều chuộng, không còn phải bỏ khoản tiền nhiều như trước đây nữa. Và thứ hai, luôn có một bộ phận người dùng kỳ vọng ở mức giá rẻ sản phẩm vẫn phải tốt.
Và cái khó nhất của Ducky với One 3 giữa thị trường phím cơ đã có phần bão hòa bây giờ chỉ đơn giản nằm ở một điều duy nhất: Làm cách nào để họ chứng minh mức giá sản phẩm là hoàn toàn tương xứng với độ bền, trải nghiệm và thời gian bảo hành chính hãng 2 năm. Và mình dám khẳng định, trên thị trường bàn phím cơ OEM hiện giờ, chỉ có rất ít thương hiệu có thể so sánh được với Ducky về chất lượng hoàn thiện và độ bền sản phẩm.
https://tinhte.vn/thread/tren-tay-lofree-flow-ban-phim-co-low-profile-rat-xin.3718283/

Trên tay Lofree Flow: Bàn phím cơ low profile rất xịn
Lofree Flow là cái bàn phím cơ theo phong cách low profile có thiết kế tối giản và phần cứng rất xịn, có thể nói là xịn nhất hiện nay. Mời anh em coi video trên tay:
Flow có thiết kế tối giản, vuông vức và đều ở tất cả các cạnh…
tinhte.vn
https://tinhte.vn/thread/razer-blackwidow-v4-75-se-the-nao-neu-razer-muon-canh-tranh-voi-phim-co-custom.3716764/

Razer Blackwidow V4 75%: Sẽ thế nào nếu Razer muốn cạnh tranh với phím cơ custom?
Razer giờ cũng chạy theo trào lưu bàn phím cơ với khả năng thay đổi nhanh toàn bộ hệ thống switch cơ học bên trong, không cần máy khò gỡ mối hàn từng chân switch như xưa nữa. Đấy là tính năng nổi bật nhất trong chiếc bàn phím mới nhất của họ…
tinhte.vn
https://tinhte.vn/thread/tren-tay-ban-phim-co-glorious-gmmk-2-96-custom-co-ban-phu-hop-voi-game-thu-gia-3-4-trieu.3716429/

Trên tay bàn phím cơ Glorious GMMK 2 96%: custom cơ bản, phù hợp với game thủ, giá 3,4 triệu
Glorious GMMK 2 full size 96% không phải chiếc bàn phím mới ra mắt nhưng nó được cải tiến khá nhiều thứ từ phiên bản GMMK 1, với hai kích thước là 65% và 96%, sử dụng switch Fox linear 45g, hỗ trợ hot-swap 5-pin, mạch ngược…
tinhte.vn