Dùng da ếch thay máu sam để kiểm tra vi khuẩn trên thuốc và y cụ

bk9sw
14/12/2010 13:26Phản hồi: 17
Dùng da ếch thay máu sam để kiểm tra vi khuẩn trên thuốc và y cụ
Để kiểm tra độ "sạch" của thuốc và các thiết bị y khoa, các bác sĩ phải sử dụng đến một chất có tên Limulus amebocyte lysate (LAL) bào chế từ tế bào máu của loài sam. Sam được bắt về từ vùng duyên hải Đông Mỹ, dọc Đại Tây Dương và mỗi con bị rút mất 30% máu trước khi được thả về biển. Mặc dù hầu hết số sam đều sống sau quy trình này nhưng theo tính toán, cứ 10 con thì có 3 con không qua khỏi khiến mật độ của loài bị giảm đáng kể, chưa kể đến việc trứng sam thường là mồi ngon của các loài chim biển. Vì vậy, các kỹ sư đến từ đại học Princeton đã phát hiện ra một chất có trên da của loài ếch chân móng châu Phi có thể được sử dụng thay thế máu sam mà không đe dọa đến sinh mạng của những chú ếch này.


Sam (trái) và ếch chân móng châu Phi (phải).

Loài sam được sử dụng trong công việc kiểm định nhiễm khuẩn bởi hệ thống miễn dịch của sam sản sinh các tế bào amip hay các tế bào máu kháng sinh giúp chúng chống lại rất nhiều loại vi khuẩn ở môi trường đáy biển. Khi một mẫu thuốc thay thiết bị y khoa được đưa vào dung dịch LAL bào chế từ tế bào amip, dung dịch sẽ chuyển thành dạng gel nếu mẫu thử bị nhiễm khuẩn.


Kỹ sư Michael McAlpine và Manu Mannoor với con chip đính peptit lấy từ da ếch.

Giống như sam, loài ếch cũng sở hữu một hệ thống chống khuẩn rất lợi hại. Chúng sản sinh ra peptit (một chuỗi các axit amin) trên da để bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn. Lợi dụng điểm này, các nhà khoa học đã để ra giải pháp đính các peptit lên một con chip điện tử nhỏ để phát đi tín hiệu khi phát hiện vi khuẩn chẳng hạn như E. colisalmonella. Những chú ếch chân móng châu Phi rất phổ biến tại các phòng thí nghiệp và cửa hàng thú nuôi vẫn không bị đen dọa đến mạng sống trong quy trình bào chế và các peptit có thể tổng hợp được. Theo trưởng nhóm nghiên cứu Michael McAlpine thì "đây là một thiết bị đơn giản và bền, chúng tôi nghĩ rằng những con chip này sẽ có thể thay thế giải pháp hiện thời để kiểm tra các thiết bị y khoa và thuốc điều trị."

Nguồn: Gizmag
17 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Kenny
CAO CẤP
13 năm
sam cũng là món lạ lạ, em đc ăn 1-2 lần gì đó rùi 😁 hồi đó ông già bắt nguyên con về nướng rùi lấy trứng ăn
kehantinh
ĐẠI BÀNG
13 năm
😃 😃
n1491988
ĐẠI BÀNG
13 năm
bác thâm qúa =))
fanliv
TÍCH CỰC
13 năm
Đời này không biết có được nhìn thấy con Sam không nữa. Trên núi thì đào đâu ra.
Bác cứ ra suối, nhìn xuống đáy, con sam nó trông giống những hòn đá cuội ý :giggle:
ngocthoa85
ĐẠI BÀNG
13 năm
E chỉ biết Sam ở biển thui chứ chưa biết Sam nó cũng có ở sông nữa😕😕
TNgBiz
TÍCH CỰC
13 năm
Mình có nhìn thấy con này vài lần. Hi vọng y học ngày càng tiến bộ 😃
nhathuy009
ĐẠI BÀNG
13 năm
Hình như con sam này có họ hàng với bọ 3 thùy thời cổ đại nè
con Sam ăn ngon lắm 😁 cái vỏ trông như mũ nồi ấy. Thèm thèm
wave30z2
TÍCH CỰC
13 năm
quả là bước tiến lớn của Y học thế giới.
nhon
ĐẠI BÀNG
13 năm
Lúc nhỏ nhìn thấy nó sợ phát khiếp, giờ thì thèm phát khiếp....
vucongtien
ĐẠI BÀNG
13 năm
Các bác ăn sam nên cẩn thận à nha :sleep:. Tìm trên Google thấy có trường hợp tử vong vì ăn trứng sam đó :cold:
Em thích Sam và Ếch vì Thịt Sam và ếch đều rất ngon.
hay wá, cái j cũng làm được...
tanvn91
ĐẠI BÀNG
13 năm
em chỉ thích đùi ếch chứ sam siệc chả biết 😁
đây là quy trình người ta lấy máu con Sam làm thuốc, con Sam tên tiếng anh là Horseshoe Crab (Cua vó ngựa ?) máu Sam màu xanh khá đẹp.





Hình như mình cũng từng được ăn rồi thì phải 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019