Dùng laser làm hệ thống đẩy, đại học Trung Quốc nói tàu ngầm sẽ có thể di chuyển nhanh như máy bay!

bk9sw
16/9/2024 11:5Phản hồi: 36
Dùng laser làm hệ thống đẩy, đại học Trung Quốc nói tàu ngầm sẽ có thể di chuyển nhanh như máy bay!
Thông tin trên được đăng tải lần đầu trên tờ South China Morning Post hồi tháng 4 năm nay. SCMP cho biết việc sử dụng laser làm hệ thống đẩy dưới nước sẽ giúp tàu ngầm tàng hình tốt hơn đồng thời có thể đạt vận tốc lớn, tương đương với máy bay phản lực! Về mặt lý thuyết thì công nghệ này có thể thực hiện được nhưng sẽ khó khả thi đối với tàu ngầm.

Thực ra việc dùng laser làm hệ thống đẩy đã được nghiên cứu từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Cụ thể là vào năm 1972, giáo sư Arthur Kantrowitz đã đề xuất ý tưởng sử dụng laser năng lượng cao cho hệ thống đẩy để phóng các vệ tinh cỡ nhỏ vào không gian. Theo ý tưởng này thì tia laser phát từ một nguồn trên mặt đất để tạo lực đẩy từ đó thay thế các loại tên lửa dùng nhiên liệu đẩy hóa học. Nghiên cứu của Kantrowitz có tựa đề Propulsion to Orbit by Ground Based Laser và nó đã đặt ra nền tảng cho các phát kiến sau này đối với công nghệ đẩy bằng laser, bao gồm cả concept tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng laser Lightcraft được phát triển trong thập niên 80 theo chương trình Strategic Defense Initiative (SDI) của Hoa Kỳ.

Lightcraft Laser Propulsion.jpg
Nguyên lý của Lightcraft khá dễ hiểu, nguyên mẫu cỡ nhỏ của Lightcraft được làm bằng nhôm với thiết kế đặc biệt gồm mũi hình nón đáp ứng tính khí động học, bao quanh hình nón này là một vành có các cửa hút gió và phần đuôi hình phễu được tráng một lớp gương lõm đóng vai trò là gương phản xạ parabol. Để con tàu bay lên được, người ta phóng các chùm laser năng lượng cao được phát từ một trạm trên mặt đất vào kính phản xạ. Tia laser bị phản xạ và tập trung làm nóng không khí ở nhiệt độ cực cao đến 30.000 độ C biến nó thành plasma siêu giãn nở. Plama giãn nở đẩy con tàu về phía trước và chu trình được lặp lại ở tần số cao, hoạt động như một động cơ kích nổ xung tạo lực đẩy.


Vào năm 1997, các thử nghiệm được thực hiện tại bãi phóng tên lửa White Sands đã chứng minh tình khả thi của hệ thống đẩy laser và Lightcraft đã có thể bay lên độ cao hơn 30 m. Năm 2000, Lightcraft đã đạt kỷ lục với chuyến bay dài 10,5 giây, đạt độ cao 71 m bằng hệ thống laser 10 kW trên mặt đất. Dù khả thi nhưng tính đến hiện tại, những thử nghiệm về hệ thống đẩy laser dành cho máy bay vẫn dừng ở tỉ lệ nhỏ, trong điều kiện được kiểm soát.


Laser Propulsion for Submarine.jpg
Giờ đây các nhà nghiên cứu tại đại học kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân đề xuất sử dụng công nghệ này để đẩy vật thể đi trong môi trường nước. Theo nhóm nghiên cứu thì một chiếc tàu ngầm sẽ có thể được phủ bên ngoài bằng một mạng lưới các sợi quang mỏng hơn sợi tóc người. Tia laser sẽ bắn xuyên qua mạng lưới các sợi quang này từ một nguồn 2 MW và tạo ra plasma làm bay hơi nước bao phủ xung quanh con tàu, từ đó đẩy con tàu đi. Ngoài ra, sự bay hơi của nước còn tạo ra một lớp bong bóng khí ma sát thấp cho phép con tàu đi xuyên nước ở tốc độ nhanh hơn.

Theo SCMP hệ thống đẩy laser dưới nước có thể tạo ra lực đẩy đến 70 kN - một con số chưa từng có đối với phương tiện dưới nước do con người tạo ra và có thể so sánh với những chiếc máy bay phản lực tốc độ siêu thanh. Các nhà nghiên cứu tại đại học Cáp Nhĩ Tân cho rằng sức mạnh lực đẩy này có thể mang lại lợi thế lớn cho tàu ngầm và vũ khí Trung Quốc khi nói: "nó cho phép tàu ngầm di chuyển nhanh hơn tốc độ âm thanh." Hơn nữa là tàu ngầm dùng hệ thống đẩy laser sẽ không gây tiến ồn bởi nó không cần đến hệ thống đẩy truyền thống vốn kết hợp giữa turbine, bánh răng và chân vịt như trên tàu ngầm thông thường.

Sự kết hợp giữa tốc độ và sự im lặng càng khiến những con tàu ngầm trở nên "chết chóc" hơn bởi chúng gần như "vô hình". Tuy nhiên, trang Popular Mechanics đã chỉ ra một điểm yếu chí mạng trong công nghệ trên nếu nó được sử dụng cho tàu ngầm:

Điều này nằm ở lớp bong bóng khí bao quanh con tàu khi plasma giãn nở. Đồng ý rằng bong bóng khí sẽ giúp con tàu di chuyển nhanh hơn dưới nước nhưng bong bóng khí sẽ nổ ở một thời điểm nào đó và khiến con tàu dễ dàng bị phát hiện bởi các hệ thống thuỷ âm. Như vậy, hệ thống đẩy laser không mang lại sự im lặng mà ngược lại.


Hầu hết tàu ngầm hiện tại đều sử dụng hệ thống đẩy bằng chân vịt và gặp phải hiện tượng sủi bong khí cavitation. Khi chân vịt quay nhanh hơn để tăng tốc cho tàu thì áp suất tại vùng nước xung quanh chân vịt tăng, nước bị sôi lên và các bong bóng nhỏ hình thành tại nơi tàu đi qua. Bong bóng cuối cùng sẽ vỡ và tạo ra âm thanh giống như "một hòn đá trượt trong lòng ống". Đây là thứ mà mọi thuỷ thủ đoàn trên tàu ngầm đều khiếp sợ bởi âm thanh bong bóng vỡ sẽ làm lộ vị trí con tàu. Âm thanh này có thể thu được bởi hệ thống thuỷ âm thụ động (passive sonar) - ghi nhận âm thanh phát ra từ đại dương mà không truyền phát sóng âm như hệ thống thuỷ âm chủ động (active sonar).

Do chưa có giải pháp giải quyết triệt để hiện tượng sủi bóng khí caviation thành ra tàu ngầm thường sử dụng các chiến thuật khác nhau để giảm thiểu hiện tượng này. Chẳng hạn như khi di chuyển trong hải phận đồng minh, tàu có thể đổi tiếng ồn lấy tốc độ và ngược lại ở vùng biển thù địch, tàu sẽ di chuyển chậm để tránh bị phát hiện.

DARPA muốn phát triển công nghệ đẩy siêu im lặng của tàu ngầm "Tháng 10 Đỏ" trong truyện Tom Clancy

Quảng cáo



Vì vậy, vấn đề của hiện tượng sủi bóng khí cavitation khiến hệ thống đẩy bằng laser của đại học Cáp Nhĩ Tân trở nên không thực tế đối với chiến tranh dưới nước. Một tàu ngầm Trung Quốc dùng công nghệ đẩy bằng laser có thể di chuyển nhanh hơn tàu Mỹ nhưng cũng giống như một chiếc xe cứu hoả vừa chạy vừa hụ còi, tàu Trung Quốc rất dễ bị theo dõi. Cuối cùng thì con tàu cũng phải dừng lại ở đâu đó và mọi người sẽ dễ dàng biết được nó đang ở đâu. Ngay cả khi một tàu ngầm có thể di chuyển nhanh hơn tàu nổi và các tàu ngầm thông thường thì nó vẫn không thể nhanh hơn máy bay săn ngầm.


Concept tàu ngầm chạy điện, không chân vịt SMX31E của Naval Group.

Popular Mechanics cũng chỉ ra rằng nghiên cứu của đại học Cáp Nhĩ Tân được công bố ở trạng thái mở nên mọi đối thủ của Trung Quốc đều có thể đọc. Điều này có nghĩa bản thân chính phủ Trung Quốc tin rằng nghiên cứu này không có nhiều giá trị quân sự. Một ví dụ về bảo vệ bí mật quân sự có thể kể đến là máy bay chiến đấu tàng hình F-117A Nighthawk - Không lực Hoa Kỳ (USAF) đã giấu nhẹm sự tồn tại của chiếc máy bay này trong gần một thập niên cho đến khi thông tin bị rò rỉ và sau vụ tai nạn của một chiếc F-117A tại sa mạc California buộc Ngũ Giác Đài phải thừa nhận sự tồn tại của nó. Nếu Mỹ có một hệ thống đẩy tối tân, có thể giúp tàu ngầm vừa di chuyển nhanh hơn vừa im lặng hơn thì Hải quân gần như chắc chắn sẽ giữ kín bí mật này càng lâu càng tốt.

Popular Mechanics
36 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cũng chả ứng dụng làm đồ chơi được nhỉ, chán
@thegate Kiểu này anh em sống ở bờ Cali té đái ra quần, tàu ngầm Tàu khựa phi cái vèo qua đó nã vài phát bóng bay vào rồi chạy về, tàu ngầm Mẽo có cái cc mà đuổi kịp 😌
@thegate đây pạn, mua 1 cái về nghiên cứu
@OpenAI Thế thì đẩy ngư lôi/thủy lôi cho nó nhanh, đẩy tàu ngầm sang để tặng quà à 😃
@thegate Ngư lôi nào đủ sức đi cả trăm KM?
Dốt lý k hiểu cơ chế này. Nhưng nếu th TQ sản xuất thương mại đc. Thì n bá vkl
@minhlzzzzzzz Đại khái là đun sôi nước thật nhanh bằng tia laser, nước bốc hơi dãn nở ra tạo lực đẩy cho tàu ngầm. Do sôi lên nên thành bong bóng hơi nước và bóng nước này vỡ ra, tiếng vỡ của bong bóng tạo tiếng ồn nên dễ bị phát hiện. Tàu ngầm đối phương phát hiện thì đuổi theo không theo kịp nhưng ngư lôi hoặc máy bay săn tàu ngầm thì vẫn chạy nhanh hơn nên tàu chạy động cơ laser cũng không tránh nổi.
@nhqdat dưới nước k như trên đất liền đâu, bắn trúng được khó lắm 😃
@dark_knjght01 ngư lôi nó thay đổi đường đi được mà bạn, có phải đạn bắn thẳng đâu.
@nhqdat Thì ai chả biết thế nhưng dưới nước tốc độ nó chậm, k nhanh như kiểu tên lửa trên đất liền được
@dark_knjght01 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngư_lôi
Ngư lôi – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org

Ngày nay ngư lôi đẩy mạnh nhất là loại VA-111 Shkval áp dụng công nghệ siêu bọt của Nga, tốc độ đạt 360 km/h, nhanh gấp 7 lần so với tốc độ 52 km/h của ngư lôi MK-46 (Mỹ). Ngư lôi siêu bọt đẩy bằng động cơ phản lực hơi nước, đầu ngư lôi có chóp tạo khí, cả ngư lôi nằm trong một cái bọt lớn, thành ngư lôi có các càng chống vào thành bọt.
Hẳn là UFO dùng công nghệ lazer ?!
@Ngu Cu 9 Khả năng UFO có cục pin vĩnh cửu chứ ở Trái đất thì chưa xài được.
lặn mà dùng nguồn năng lượng quá lớn là phi kỹ thuật ,càng ít dùng năng lượng tồn tại càng lâu ,tàu càng "lạnh " càng im
Đọc xong cái tít, cười không nhạt được mồm
Éo tin.
Làm gì có chuyện.
Tin ai không tin đi tin công nghệ tàu, toàn ăn cắp.
Khựa nói 10 thì tin 1 thôi 😁
@para-hạ-sốt Mỹ nói 10 còn chưa dám tin 5. Chém cái hệ thống rail gun dùng từ trường bắn pháo xong chục năm làm ko ra sản phẩm thực chiến nghỉ luôn 😆)
@para-hạ-sốt Thằng tàu tặc đang xâm lược Việt Nam mà mạnh là hốt xác Đài Loan rồi. Hehe
oh7h7o
ĐẠI BÀNG
một tháng
@doomeranger Thằng Mỹ hay thằng tàu khựa đều thua xa Việt Nam hết nhé
hungno.jpg
Quân Sự mà chúng nó khoe có nghĩa là đã có thành tựu nhất định, chuẩn bị đưa vào sử dụng nhỉ?
@killer_timem Tức là chả có giá trị thực tế bạn ạ, trên bài nói rồi, nếu có thể, nó đã giấu nhẹm 😃
Tàu ngầm quân sự cần yên lặng, càng yên lặng càng tốt, còn công nghệ này tạo tiếng ồn như vậy thì khó xài cho quân sự được.
Khựa chưa làm được đã nói oang oang. Mỹ làm được thì im như thóc
Lại plasma, lại bong bóng à, nghe na ná công nghệ tàng hình plasma với ngư lôi siêu khoang của anh Ngô ngá nhỉ, toàn để khoe chứ chửa thấy thực chiến ra sao thì phải 😁
tin mấy thằng trung+ thì chỉ có bốc shit thôi
năng lượng cho laser ở đâu? pin nào cho nổi
Chứ kể đống bóng khí tạo ra thì chả khác gì lậy ông tôi ở bụi này
Cười vô mặt
Tàu đồ chơi thì ok đc. Đúng là ko thể tin a Tàu phát ngôn
Cười vô mặt
cach đây chục năm ,ngta có thể liên tục theo dấu 1 vật nhỏ cach cả trăm km
vậy ko khó để netralize 1 tên lửa bằng laser 😁
ồ quá ghê gớm
S123
ĐẠI BÀNG
một tháng
Ảo tưởng phim chưởng nó quen, hàng nghìn năm qua, bao nhiêu thế hệ tàu khựa mong muốn bay chạy trên không như chim, kiểu đạp gió rẽ sóng, rồi vung tay tung chưởng sập núi như songoku mà có được đâu
Tương lai có UFO dưới nước. Quá xá dữ luôn..

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019