SpaceX đã làm nên lịch sử khi cuộc phóng thử nghiệm lần thứ 5 của siêu tên lửa Starship đạt thành công vang dội. Bằng các thao tác giảm tốc chuẩn xác đến khó tin, tên lửa đẩy Super Heavy ở tầng dưới đã quay lại và yên vị trên bệ phóng chỉ 7 phút sau khi phóng đi.
Kỳ tích này khiến chúng ta tò mò về mục tiêu của lần phóng thử nghiệm thứ 6 và không khó để có câu trả lời: thu hồi cả hai tầng của siêu tên lửa. Đó cũng chính là điều SpaceX đang hướng tới. Trong một bài đăng mới đây trên X, CEO Elon Musk đã bày tỏ hy vọng rằng họ sẽ bắt được tầng trên vào đầu năm 2025.
Hai tầng của Starship cao tổng cộng 122 mét, được yêu cầu phải tái sử dụng hoàn toàn để đưa hàng hóa cùng con người lên Mặt trăng và Sao Hỏa. Quá trình phát triển siêu tên lửa này đang rất suôn sẻ vì sau mỗi lần phóng thử thì nó đều đạt thành quả mới.
Chẳng hạn trong lần phóng thử thứ 4, tên lửa đẩy Super Heavy đã hạ cánh trên một "tháp ảo" trên bề mặt Vịnh Mexico và tầng trên Starship thì bị hư hại rồi rơi xuống biển. Tới lần thứ 5, tên lửa đẩy được “gắp” ngoạn mục ngay tại tháp phóng Mechazilla, còn tàu Starship vẫn khá nguyên vẹn đến tận khi rớt xuống Ấn Độ Dương, rồi mới phát nổ.
Kỳ tích này khiến chúng ta tò mò về mục tiêu của lần phóng thử nghiệm thứ 6 và không khó để có câu trả lời: thu hồi cả hai tầng của siêu tên lửa. Đó cũng chính là điều SpaceX đang hướng tới. Trong một bài đăng mới đây trên X, CEO Elon Musk đã bày tỏ hy vọng rằng họ sẽ bắt được tầng trên vào đầu năm 2025.
Hai tầng của Starship cao tổng cộng 122 mét, được yêu cầu phải tái sử dụng hoàn toàn để đưa hàng hóa cùng con người lên Mặt trăng và Sao Hỏa. Quá trình phát triển siêu tên lửa này đang rất suôn sẻ vì sau mỗi lần phóng thử thì nó đều đạt thành quả mới.
Chẳng hạn trong lần phóng thử thứ 4, tên lửa đẩy Super Heavy đã hạ cánh trên một "tháp ảo" trên bề mặt Vịnh Mexico và tầng trên Starship thì bị hư hại rồi rơi xuống biển. Tới lần thứ 5, tên lửa đẩy được “gắp” ngoạn mục ngay tại tháp phóng Mechazilla, còn tàu Starship vẫn khá nguyên vẹn đến tận khi rớt xuống Ấn Độ Dương, rồi mới phát nổ.
Super Heavy trở về tháp phóng. Video: X.
Nhưng các thành tựu của những lần phóng này vẫn chưa làm được một điều: Đem tầng trên Starship về cơ sở Starbase và bắt lấy nó bằng hai cần cẩu (“đôi đũa”) của tháp phóng. Cho nên trong lần 6, họ dự định sử dụng cùng một tháp phóng để thu giữ cả tên lửa đẩy Super Heavy lẫn tàu Starship. Dĩ nhiên chúng không trở về cùng lúc mà sẽ cách nhau một thời gian ngắn.
Diễn biến của lần phóng thứ 6 có thể diễn ra như sau: Trước tiên tên lửa đẩy Super Heavy quay lại tháp phóng rồi được “đôi đũa” thu giữ, y hệt như lần 5 vừa qua. Liền sau đó, nó hạ xuống để đặt tên lửa đẩy lên bệ phóng nằm dưới đất, rồi di chuyển lên vị trí cũ để chờ tàu Starship. Một lúc sau, tàu đáp xuống và cũng được nó bắt lấy. Cuối cùng đôi đũa xếp chồng hai tầng lên nhau.
Minh họa cách tháp phóng bắt lấy tàu Starship. Video: Youtube.
Sở dĩ nó bắt lấy được tên lửa là nhờ sử dụng các cảm biến và thuật toán tiên tiến để tự động xác định vị trí cũng như vận tốc của các tầng tên lửa đang quay trở lại. Ngoài ra, nó có thể di chuyển lên xuống tháp phóng rất nhanh nhạy để kịp đón lấy chúng. Tháp Mechazilla đã gắp thành công một tên lửa đẩy nặng hơn 250 tấn, nên việc gắp thêm tầng trên chỉ nặng 100 tấn hẳn sẽ không phải là điều khó với nó. Nhìn chung thì trong lần phóng sắp tới, chúng ta sẽ nhìn thấy đôi đũa làm việc tất bật hơn.
Về tầng trên Starship, các tấm chắn nhiệt màu đen của nó có thể sẽ được gia cố hơn nữa để chịu được nhiệt độ cao khi tái nhập bầu khí quyển. Bên cạnh đó, SpaceX đã trang bị cho Starship các chốt cực nhỏ để ‘máng’ lên đôi đũa như trong hình dưới:
Starship có 3 động cơ Raptor nằm phía ngoài và 3 động cơ Raptor Sea Level (SL) nằm ở trong. 3 động cơ SL có tính năng điều chỉnh hướng của lực đẩy giống như 13 động cơ phía trong của Super Heavy, nên chúng sẽ thực hiện việc giảm tốc và căn chỉnh đúng chỗ đáp khi về lại tháp phóng.
Quảng cáo