Cùng lúc, Epic Games đang phải chấp nhận trả hai án phạt từ Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ. Khoản phạt đầu tiên trị giá 275 triệu USD vì phía các nhà quản lý Mỹ cho biết Epic Games, với tác phẩm Fortnite trên nhiều nền tảng thiết bị, đã vi phạm đạo luật COPPA bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng internet. Án phạt thứ hai trị giá 245 triệu USD, khoản tiền này sẽ được chi trả ngược lại cho người dùng sản phẩm và dịch vụ của Epic, vì phía FTC cho biết hãng game này đã áp dụng “dark pattern” để lừa gạt người dùng, hoặc khiến gamer khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và giải pháp dừng chi trả tiền thật cho những món đồ ảo trong game.
Khoản phạt đầu tiên thì không cần phân tích kể lể thêm nhiều, Epic Games đã thất bại trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của những cô bé cậu bé tuổi teen hay thiếu nhi chơi Fortnite, một trong những trò có sức hút lớn nhất hành tinh hiện giờ. Còn án phạt thứ hai thì phải đề cập thêm một chút. Dark pattern là thuật ngữ ám chỉ những giải pháp thiết kế giao diện người dùng trên game, trang web hay ứng dụng để lôi kéo người dùng làm một vài việc nhà phát triển mong muốn.
Có hai ví dụ cơ bản của Dark pattern, mình đã bị một trong hai ví dụ này rồi. Đấy là đợt mình đăng ký bỏ tiền để đọc The New York Times. Sau khoảng nửa năm thấy không đọc nhiều, nên mình tìm chỗ dừng đăng ký đóng tiền hàng tháng. Lúc ấy mới tá hỏa phát hiện ra là không có nút Unsubscribe như trên iOS hay Android (mình đăng ký trên web).
Tờ báo này yêu cầu người đọc muốn dừng đóng tiền hàng tháng thì phải gọi điện vào tổng đài. Nơi duy nhất bắt buộc phải có nút Unsubscribe trên trang web chính là California, Mỹ, vì ở bang này có luật bảo vệ quyền của người sử dụng internet rất nghiêm. Vậy là mình phải dùng VPN giả vờ đang ở bang này thì mới bỏ được đăng ký đọc báo. Nếu là người khác không tìm hiểu được chuyện này thì chắc hàng tháng vẫn sẽ bỏ tiền cho tờ này, hoặc nhiều tờ khác với thiết kế giao diện tương tự.
Khoản phạt đầu tiên thì không cần phân tích kể lể thêm nhiều, Epic Games đã thất bại trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của những cô bé cậu bé tuổi teen hay thiếu nhi chơi Fortnite, một trong những trò có sức hút lớn nhất hành tinh hiện giờ. Còn án phạt thứ hai thì phải đề cập thêm một chút. Dark pattern là thuật ngữ ám chỉ những giải pháp thiết kế giao diện người dùng trên game, trang web hay ứng dụng để lôi kéo người dùng làm một vài việc nhà phát triển mong muốn.

Có hai ví dụ cơ bản của Dark pattern, mình đã bị một trong hai ví dụ này rồi. Đấy là đợt mình đăng ký bỏ tiền để đọc The New York Times. Sau khoảng nửa năm thấy không đọc nhiều, nên mình tìm chỗ dừng đăng ký đóng tiền hàng tháng. Lúc ấy mới tá hỏa phát hiện ra là không có nút Unsubscribe như trên iOS hay Android (mình đăng ký trên web).
Tờ báo này yêu cầu người đọc muốn dừng đóng tiền hàng tháng thì phải gọi điện vào tổng đài. Nơi duy nhất bắt buộc phải có nút Unsubscribe trên trang web chính là California, Mỹ, vì ở bang này có luật bảo vệ quyền của người sử dụng internet rất nghiêm. Vậy là mình phải dùng VPN giả vờ đang ở bang này thì mới bỏ được đăng ký đọc báo. Nếu là người khác không tìm hiểu được chuyện này thì chắc hàng tháng vẫn sẽ bỏ tiền cho tờ này, hoặc nhiều tờ khác với thiết kế giao diện tương tự.
Ví dụ thứ hai bớt nguy hiểm hơn về mặt tài chính, nhưng phiền toái hơn, đó là yêu cầu người dùng nhập tài khoản thư điện tử, tạo tài khoản trên trang web để đọc tin tức chẳng hạn. Đến lúc ấy hòm thư của họ sẽ tràn ngập những newsletter từ trang web nọ. Đấy chính là một ví dụ của Dark pattern.
Đối với game, Dark pattern có thể sở hữu muôn hình vạn trạng hơn. Một ví dụ cơ bản là lời mời mua DLC, mua Battle Pass trong nhiều game, đặt ở đúng màn hình khởi động. Anh em, đặc biệt là các bạn nhỏ tuổi ấn nút liên tục để vào game cho nhanh chắc chắn sẽ ấn nhầm, ví dụ như ấn Esc để thoát thì lại ấn nhầm Enter để mua đồ ảo. Và đó chính là chiến lược mà FTC nói Epic Games đã ứng dụng để kiếm lời.

Về phần Epic Games, ủy ban thương mại liên bang cho rằng Epic đã tận dụng những giải pháp Dark pattern trong Fortnite, tạo ra những nút bấm dễ gây hiểu lầm cho người dùng: “Người chơi có thể vô tình ấn nút mua đồ khi đang cố gắng bật máy để vào game, trong khi game đang tải màn chơi, hoặc ấn nhầm một nút nào đó dù họ chỉ muốn xem qua vật phẩm trông như thế nào.” Hệ quả là Epic Games bỏ túi hàng trăm triệu USD vì “người chơi bấm nhầm”, dù rằng giao diện game được thiết kế đầy chủ đích để sự nhầm lẫn ấy diễn ra.
Thêm nữa, Epic Games cũng bị phát hiện tự rút tiền của chủ tài khoản mà không có sự xác nhận, hoặc chặn không cho người chơi sử dụng những vật phẩm cũ đã mua trước đó nếu họ gửi yêu cầu lên ngân hàng, xử lý khoản tiền không được xác nhận mà vẫn bị trừ.
Epic Games tự bào chữa rằng không nhà phát triển nào làm ra game mà cố ý để chuyện đó xảy ra, và chấp nhận đóng tiền phạt với FTC để chứng minh họ là đơn vị đặt việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng lên hàng đầu, muốn tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho mọi người.
Khoản phạt 245 triệu USD sẽ được FTC trả lại cho những đứa trẻ hoặc phụ huynh các bạn nhỏ, những người đã bị Epic Games trừ tiền khi mua đồ trong Fortnite mà không có sự xác nhận của chủ thẻ hoặc tài khoản. Tuy nhiên giai đoạn đền bù cho người tiêu dùng này chỉ được thực hiện tại lãnh thổ Mỹ.
Theo Techspot
Quảng cáo