Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


ERO - thiết kế ý tưởng về robot phá dỡ và tái chế bê tông

bk9sw
16/7/2013 5:49Phản hồi: 88
ERO - thiết kế ý tưởng về robot phá dỡ và tái chế bê tông
ERO_02_rs.jpg

Có rất nhiều cách để tháo dỡ, phá hủy một tòa nhà. Chúng ta có thể dùng máy móc hạng nặng như búa tạ hoặc cho nổ mìn nhưng những phương pháp này chỉ mang tính "phá" là chính, phần cốt thép bên trong không còn nguyên vẹn để tái sử dụng. Vì vậy, sinh viên có tên Omer Haciomeroglu đến từ Học viện thiết kế Umeå, Thụy Điển đã nghĩ ra một thiết kế robot phá dỡ bê tông độc đáo có tên gọi ERO. Robot sẽ dùng nước áp suất cao để bóc tách bê tông từ các thanh cốt thép bên trong để tái sử dụng khi cần. Thiết kế này đã đạt được giải vàng danh mục Student Designs trong khuôn khổ cuộc thi International Design Excellence Awards (IDEA 2013).

Bê tông cường lực được chế tạo bằng cách đổ bê tông thành khối xung quanh lưới thép. Điều này khiến bê tông có độ bền cao nhưng cũng khiến việc phá hủy trở nên khó khăn và mất thời gian. Cách thức phổ biến để phá dỡ các khối bê tông là dùng lực. Ở Việt Nam thì các bạn có thể thấy một đội quân phá dỡ xác nhà, họ dùng búa tạ đập từng mảng tường. Ở nước ngoài, cao cấp hơn thì họ dùng robot, điều khiển từ xa và cánh tay robot có búa tạ và xẻng. Tuy nhiên, cho dù là người đập hay máy đập thì cũng đòi hỏi nhiều năng lượng (người mất sức, máy tốn điện/nhiên liệu), mất thời gian phân loại bê tông vỡ và lõi sắt thép. Thêm vào đó, vật liệu bỏ đi cần phải được vận chuyển ra khu vực thải hồi hoặc tái chế.

ERO_01.jpg
ERO_06.jpg ERO_03.jpg ERO_04.jpg

Trở lại với ERO, thiết kế của chú robot tái chế bê tông này cho phép thay thế một loạt các máy móc và nhân công. Robot phá hủy các tòa nhà bằng cách "gặm nhấm" từ từ theo từng tầng và từng lớp với một cánh tay máy được trang bị vòi phun áp suất cao/hít chân không.

Khi hoạt động, một đội các robot ERO sẽ được triển khai tại khu vực cần phá hủy. Các robot sẽ di chuyển theo các đường định hướng Omni do đại học Osaka phát triển. Ta-lông hình trụ bằng sao su sẽ đẩy robot đi tới/lui và xoay trên trục như bánh xích xe ủi. Theo Haciomeroglu, thiết kế này khiến ERO không cần đến các bộ ổn định thủy lực.

ERO_05.jpg

Các robot có thể quét bề mặt, lên kế hoạch lộ trình và phân tán để "gặm" tòa nhà. Phương pháp phá hủy của ERO còn được gọi là phá hủy thủy lực. Kĩ thuật này hiện tại đang được sử dụng để sửa chữa các cấu trúc bê tông cường lực. ERO sử dụng vòi phun nước áp suất cao làm nứt bên trong bê tông, tán vụn và bóc tách lớp bê tông ra khỏi khung thép bằng hệ thống hít chân không. Những gì còn lại là các thanh cốt thép. Những thanh thép nào còn nguyên sẽ được tái sử dụng, những thanh đã rỉ sét, hư hại nhiều hơn sẽ được loại bỏ.

Trong khi đó, nước có thể được tái sử dụng bằng một bình ly tâm giúp phân tách nước với chất rắn và bê tông được phân tách thành các thành phần và xi măng. Sau đó, ERO sẽ thu hồi và chứa trong một khoang riêng. Vật liệu thu hồi được cho vào các túi có nhãn riêng và chuyển trực tiếp đến các cơ sở bê tông đúc sẵn gần đó để tái chế.

88 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mrdat_k1
TÍCH CỰC
11 năm
Dự là sắp có nhiều công nhân thất nghiệp hơn 😔

Gửi từ GT-I9100G của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk 2
nước nào cần chứ VN ko cần, công trình công cộng mới xây vài tháng đã "bị mòn", cần chi cái máy "gậm nhắm".
@ncdangson .....con chuột😁có con chuột:p và có cả đàn chuột :rolleyes:
dongbvub
ĐẠI BÀNG
11 năm
@ncdangson Chuẩn, gặp nhà thầu vnam nhét cọc tre thay lõi thép thì bó tay, mất cả trì lẫn chài kaka
phát minh qua độc đáo
@Trong nguyen skcoltd Cái bình trên avar của bác là gì mà đẹp thế😁
@Dinhlambk_k2011 à copi trên mobile9.com đó bạn
nhìn con robot ngầu quá, làm nhớ đến robot biến hình. 😁
Sinh viên mà giỏi thật 🆒
riverlong
TÍCH CỰC
11 năm
@thangoppa Sv người ta học thực hành nhiều gấp mấy lần Sv VN ta bác ơi. Vd như mấy con trong robocon đó, may chỉ là đơn giản mà Sv ta phải vất vả mấy tháng trời mới gọi là tạm ok đó.
@riverlong Như nhau thôi bác ơi, sinh viên ở đâu cũng tầm tầm nhau thôi, có đứa giỏi đứa dốt, bác xem robocon bên nhật sv của nó cùi bắp mà 😁 toàn nó tự làm thì cũng cùi.
delta.khiem
ĐẠI BÀNG
11 năm
@MrMinimum Mấy cuộc thi robocon của mình nghe ông thầy mình nói sau bao lần bị lật tẩy thì phần lớn source code trong đó toàn là lấy của người ta về chỉnh sửa không đó bác. Không dám tin, không biết có thật không 😔
Còn câu nói sinh viên ở đâu cũng như nhau thì mình chỉ tin vào xác suất thống kê thôi. Và cái này thì mình tệ thật hơn người ta, phải ráng thôi :(
huuthiendtp
ĐẠI BÀNG
11 năm
Thời kỳ của máy móc, nhưng bánh xe không biết có lăn được trong địa hình thực tế của toà nhà chuẩn bị phá không....
nghinle1dem
ĐẠI BÀNG
11 năm
quá nghuy hiểm với nước ngoài.. còn VN thì Quá tốn kém !
nhuphuzz
ĐẠI BÀNG
11 năm
Vấn đề là từ ý tưởng cho đến thực tế không biết còn bao năm nữa. 😕
nghinle1dem
ĐẠI BÀNG
11 năm
Vì bê tông VN cốt Tre nhiều hơn thép !
@nghinle1dem Tre cộng với cát trôn bùn nhão, khi hút vào là tèo luôn cái Robot.
cuda123
TÍCH CỰC
11 năm
máy này dùng trong công tác sửa chữa nhà cửa rất khả thi chứ phá dỡ thì cách truyền thống vẫn ok
Sinh viên giỏi thật. Ngưỡng mộ quá
ussh999
TÍCH CỰC
11 năm
Giá thuê còn đắt hơn cả làm nhà mới. Vn k có nhu cầu tái chế.
hay có hay, độc có độc mà đã nói phá thì cứ nổ mìn là nhanh nhất. VN không khả dụng kiểu này =))
Việt Nam có nhiều "robot" "gặm nhấm" từ bên trong rồi! 😁
@DoanLinh100 Phai noi la viet nam co nhieu robot gam nham tu luc bat dau xay dung dung
@giaocolam261 Phải nói là chưa xây đã gặm : Thủy điện, cầu đường... loại nào cũng gặm hết cmnr 😁
Dad-uaD
ĐẠI BÀNG
11 năm
ý tưởng tuyệt với nhưng chưa đề cập tới thời gian "gặm" của một chú robot này?
1m3/h hay 10m2/h???
có quá lâu cho việc thi công?
quá tuyệt!!!
babe_in_car
ĐẠI BÀNG
11 năm
nhập về VN thôi
hoc_3d
ĐẠI BÀNG
11 năm
Sáng chế VN mình nhiều vô kể? Tuần nào chả có những sáng chế king điển trên TV? ẹc! Nhà sáng chế! OK. Ngoài lề chút.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019