FBI muốn Apple tạo 'backdoor' trên iPhone để mò passcode: liệu có khả thi?

Duy Luân
18/2/2016 4:12Phản hồi: 220
FBI muốn Apple tạo 'backdoor' trên iPhone để mò passcode: liệu có khả thi?
Một tòa án liên ban đã ra lệnh cho Apple hợp tác với FBI để mở khóa iPhone của một trong những kẻ xả súng ở thành phố San Bernardino, California hồi tháng 12. Phía Apple thì nói rằng họ không làm theo và cho hay FBI đang yêu cầu công ty tạo ra một backdoor trên iPhone. Vậy việc "cắm backdoor" này có thể diễn ra hay không? Tại sao FBI không mò password theo kiểu thủ công mà phải nhờ tới Apple? Và nếu có backdoor trên iPhone thì điều gì có thể xảy ra? Chúng ta hãy tạm gác các câu hỏi về pháp lý và đạo đức để nói về mặt kĩ thuật.

Cơ chế tự xóa dữ liệu của iPhone


Đầu tiên nói một chút về thông tin bên lề: một chiếc iPhone 5c của Syed Farook, một trong số những tay súng ở vụ San Bernardino, đã được FBI tìm thấy. Thiết bị này đang chạy iOS 9 và nó bị khóa passcode. FBI tin rằng chiếc điện thoại chứa các thông tin có thể giúp cho quá trình điều tra. Mặc dù Apple đã giao những dữ liệu mà hãng sở hữu liên quan đến tài khoản của Farook cho FBI nhưng vấn đề lớn đó là cơ quan có thẩm quyền vẫn không thể unlock điện thoại để vào bên trong xem chi tiết.

Hơn thế nữa, các tính năng bảo mật có trong iOS 9 đã ngăn không cho FBI thử nghiệm việc mò thủ công passcode vì sau một số lần thử không thành công, điện thoại sẽ tự vô hiệu hóa. Cụ thể, sau 6 lần không đúng passcode, iPhone sẽ hiển thị thông báo "iPhone đã bị vô hiệu hóa" và bạn sẽ phải chờ 1 phút sau mới thử lại được. Còn sau nhiều lần thử nữa mà vẫn chưa đúng, iPhone cũng hiện thông báo "iPhone đã bị vô hiệu hóa" nhưng lần này kèm theo chữ "Kết nối với iTunes". Lúc này, iPhone của bạn xem như đã tắt hoàn toàn bạn không còn được phép thử nhập passcode thêm lần nào nữa. Bạn sẽ cần phải kết nối iPhone vào lại cái máy tính mà bạn đã từng dùng để sync dữ liệu và tiến hành restore. Lúc này dữ liệu sẽ bị mất, máy trả về trạng thái như khi mới mua.

Chưa hết, khi thiết lập passcode, iPhone cũng có tùy chọn tự xóa hết dữ liệu sau 10 lần thử thất bại. Lúc này tất cả dữ liệu sẽ bị xóa hết, xóa sạch sành sanh. Để lấy lại dữ liệu này chỉ có cách khôi phục từ bản backup trước đó trên iTunes hoặc iCloud. Trong trường hợp của Farook, có vẻ như hắn ta đã khôn ngoan không backup dữ liệu ra bất kì chỗ nào.


iphone6-ios9-passcode-error-disabled.jpg

Cách duy nhất để truy cập vào điện thoại của Farook hiện tại là nhập đúng passcode mà người này đã thiết lập. Hẳn là hắn không khai ra mã cho FBI rồi, thế nên họ mới phải đi nhờ Apple trợ giúp.

Brute force - "mò" passcode với hàng nghìn, hàng triệu phép thử


Ở những đời iPhone cũ hơn và phiên bản iOS trước đây, người ta đã có thể vượt qua được chế độ tự xóa dữ liệu khi nhập passcode sai. Cũng có những công cụ điều tra chuyên biệt thường được dùng bởi lực lành hành pháp để thử nghiệm nhập mật mã liên tục, hết mã này đến mã khác, với hi vọng "mò" ra được passcode đúng. Kiểu "tấn công" như thế này được giới bảo mật gọi là "brute force attack". Cùng kiểu tấn công như vậy đã được sử dụng để hack các tài khoản online, và nếu mật khẩu của bạn quá đơn giản thì sẽ dễ bị đoán ra hơn, như vậy thì tài khoản dễ bị hack hơn. Có lý do cả khi mà các dịch vụ online lúc nào cũng đòi bạn phải nhập pasword phức tạp, có số có kí tự có chữ hoa này nọ.

Sau khi iOS 7 ra đời năm 2013, Apple đã thay đổi cách mà hệ thống unlock hoạt động. Vẫn có những công cụ điều tra được cho là giúp mò ra mật khẩu nhưng chúng chỉ chạy với iOS 8.4 mà thôi, chưa hoạt động với iOS 9. Thế nên, FBI vẫn chưa thể áp dụng những công cụ dạng này với thiết bị của Farook.

bruteforce_iPhone.jpg
Một thiết bị dò passcode iPhone

Chiếc iPhone 5c của Farook được quản lý bởi Sở Y tế hạt San Bernardino, tức đây là một cái điện thoại công việc. Tuy nhên, nó không được áp dụng thêm biện pháp quản lý nào cho phép quản trị viên của cơ quan xóa bỏ hay reset lại passcode do người dùng thiết lập.

Từ góc nhìn của lực lượng chức năng, cách duy nhất để unlock chiếc iPhone này khi không có passcode đúng trong tay đó là Apple cần phải tạo ra một phần mềm đặc biệt. Phần mềm này sẽ chạy tấn công brute force vào iPhone mà không lo ngại về chuyện dữ liệu bị xóa mất, cũng không bị chậm như khi thủ thủ công bằng tay.

Quảng cáo



Yêu cầu của FBI và tính khả thi

Dan Guido, CEO của Trail of Bits, một công ty công nghệ tại New York, đã viết một bài blog mô tả về những gì mà FBI đang yêu cầu. Cụ thể, FBI muốn đảm bảo họ có thể thực hiện vô hạn số lần đoán passcode theo cách nhanh nhất có thể, không phải là nhập 1 code 1 lần trong cả chục năm kế tiếp. Và theo như mô tả của Apple thì FBI yêu cầu Apple tạo ra một phiên bản iOS đặc biệt chỉ chạy trên những chiếc iPhone mà họ thu hồi được từ những vụ án. Phiên bản iOS này, tạm gọi vui là FBiOS, sẽ không có các khoản thời gian bắt buộc chờ đợi khi nhập sai passcode, sẽ không tự xóa dữ liệu, và sẽ cho phép FBI kết nối với một cái máy tính hay một thiết bị nào đó bên ngoài để chạy brute force. FBI sẽ gửi chiếc iPhone đó cho Apple nhằm đảm bảo phiên bản iOS đặc biệt này sẽ không bao giờ được phát tán ra bên ngoài trụ sở Apple.

Yeu_cau_toa_an_Apple_FBI.jpg

Như nhiều anh em từng jailbreak máy cũng biết, firmware cho iPhone có thể được cài thông qua chế độ DFU (Device Firmware Upgrade). Khi iPhone đã vào DFU, nó sẽ chấp nhận việc chạy firmware thông qua cáp USB nối với máy tính. Trước khi firmware được cài đặt, thiết bị sẽ kiểm tra xem liệu firmware đó có đúng là do Apple phát hành hay không bằng cách chạy các bài test về chữ kí số. Quá trình kiểm tra chữ kí số này cũng là lý do vì sao FBI không thể tự cài firmware của riêng họ vào iPhone vì đơn giản là FBI không có một chìa khóa (secret key) mà Apple dùng để kí xác thực cho firmware. Chìa này chỉ có một mình Apple có mà thôi.

Jonathan Zdziarski, một chuyên gia bảo mật, người từng viết một cuốn sách về việc giám định iPhone, cũng nghĩ rằng Apple hoàn toàn có thể làm điều mà FBI yêu cầu, ít nhất là về mặt kĩ thuật. Ông nói: "Apple có khả năng kí firmware cho tất cả mọi thiết bị của họ, và là nơi duy nhất trên thế giới có thể chạy firmware tùy biến mà không cần khai thác lỗ hổng hay lỗi gì của thiết bị." Ngoài ra, firmware còn có thể chạy ở dạng "RAM disk", cũng giống như cách mà bạn boot máy tính từ ổ USB vậy, chỉ khác là giờ nó sẽ chạy từ RAM của iPhone. Chỉ cần đưa máy về chế độ DFU và boot firmware lên là được, không cần phải thay thế hoàn toàn firmware đang có trên máy nên về cơ bản là không bị mất dữ liệu quan trọng bên trong. Đây cũng là cách mà FBI muốn Apple thực hiện.

Vì những thông tin bảo mật dạng này không được công bố rộng rãi nên chúng ta không thể khẳng định 100% nhưng có vẻ như cách chạy firmware tùy biến như thế này chỉ áp dụng với iPhone 5c trở xuống. Những chiếc iPhone 5s trở lên đều được trang bị cảm biến vân tay Touch ID, và đi kèm theo Touch ID là một thứ mang tên Secure Enclave. Đây là nơi chứa dữ liệu xác thực vân tay và cũng là nơi chứa luôn passcode khóa máy, thậm chí cơ chế trì hoãn việc nhập passcode cũng nằm ở đây. Secure Enclave lại là một phần của con chip Apple A7 / A8 / A9 nên việc can thiệp và vượt mặt sẽ khó hơn nhiều, ngay cả khi cài lại firmware iOS đã chỉnh sửa.

Quảng cáo


Trong khi đó, iPhone 5c và những máy cũ hơn không được trang bị Secure Enclave, thế nên hầu hết các biện pháp bảo mật cho passcode chỉ được thực hiện bằng phần mềm. Lúc này, việc chạy firmware update sẽ xóa bỏ đi những biện pháp đã được Apple triển khai cho iOS.

[​IMG]

Ngoài ra, cảm biến Touch ID cũng chỉ được ghép đôi với đúng một phần cứng, một bo mạch duy nhất. Nó cũng là nguyên nhân gây ra lỗi Error 53 mà rất nhiều người đã than phiền và thậm chí là chê bai Apple. Theo Zdziarski, việc tạo ra firmware để xử lý vấn đề pair của Touch ID sẽ rất khó khăn, có thể là firmware sẽ chỉ hoạt động trên đúng 1 cái điện thoại đó mà thôi. Muốn chạy cho điện thoại khác thì phải viết lại.

Nhưng đây cũng chỉ là về mặt lý thuyết. Apple vẫn có thể bằng cách nào đó tạo ra một firmware với khả năng vô hiệu hóa một phần của hệ thống và tắt đi những tính năng bảo mật của Secure Enclave. Tất nhiên khi đó việc thiết kế, xây dựng firmware sẽ khó khăn hơn nhưng ai mà biết được, bởi trên đời không có gì là không thể. Theo Zdziarski thì cơ chế phát hiện nhập passcode "có thể phụ thuộc vào đồng hồ của hệ thống, nên có khả năng nó bị thay đổi bởi phần mềm". Ngoài ra, "nếu các đoạn mã trong Secure Enclave có thể được cập nhật để xóa bỏ các khoản chờ (mà không xóa mất các dữ liệu khác" thì brute force attack cũng có khả năng được tiến hành.

Liệu yêu cầu của FBI chỉ giới hạn cho 1 cái điện thoại?


Tài liệu của FBI và tòa án ghi rằng họ chỉ yêu cầu Apple trợ giúp với đúng một cái điện thoại và trong đúng trường hợp này mà thôi. Một phần của việc đó là vì custom firmware mà Apple được yêu cầu làm sẽ chỉ hoạt động với phần mềm trên chiếc iPhone 5c của Syed Farook.

Nhưng các chuyên gia bảo mật chỉ ra rằng việc tạo ra loại firmware như thế này hoàn toàn có thể diễn ra nhiều lần. Thứ duy nhất giới hạn custom firmware vào một chiếc iPhone 5c chính là mã UDID, và Apple có thể thay đổi UDID trong lúc xây dựng firmware để cài vào một chiếc điện thoại khác. Nói cách khác, FBI chỉ yêu cầu làm firmware cho đúng 1 máy nhưng nó hoàn toàn có thể áp dụng cho nhiều máy khác.

iphone5c-header.jpg

Xét theo hệ thống luật mà Mỹ đang sử dụng, một khi Apple đồng ý làm custom firmware dù chỉ một lần theo lệnh của tòa thì nó sẽ biến thành một án lệ được ghi chép lại trong những tài liệu pháp luật. Các chuyên gia bảo mật lo ngại án lệ này có thể được tòa tiếp tục sử dụng để buộc Apple unlock những cái điện thoại khác trong tương lai.

Bạn cũng nên biết rằng đây không phải là lần đầu tiên Apple từ chối yêu cầu của cơ quan chức năng về việc unlock iPhone thu giữ từ các vụ án. Trước đây có một vụ khác đã diễn ra ở New York, các công tố viên đã yêu cầu Apple unlock một chiếc điện thoại và cũng như vụ San Bernardino, Apple đã lắc đầu nói không. Tuy nhiên, vụ ở New York khác với vụ ở San Bernardino ở điểm thiết bị được nghi phạm sử dụng đang chạy iOS 7, tức là đã có nhiều công cụ khác để mở khóa mà không cần tới Apple.

Nhưng một số báo cáo khác, trong đó có cả lời của công tố viên vụ New York, thì lại nói rằng Apple đã từng giúp các cơ quan chính phủ unlock iPhone 70 lần kể từ năm 2008. Một số nguồn tin của trang Mashable cũng xác nhận điều này, rằng Apple đã từng mở khóa một số thiết bị theo lệnh của tòa. Tất nhiên, mọi thứ liên quan đến pháp luật sẽ cần phải đánh giá kĩ càng trong tường vụ án một, từng lệnh một chứ không thể áp dụng chung cho tất cả.

Nói tóm lại, Apple cho biết họ đang cố gắng hết mình để bảo vệ lợi ích khách hàng và công ty đang "thách thức" lệnh của tòa trong việc cài backdoor vào iPhone. Tính đến thời điểm hiện tại lệnh của tòa vẫn chưa được Apple thực hiện. Hãy cùng theo dõi tiếp diễn biến của vụ việc này bởi nó có thể dẫn đến những thay đổi lớn liên quan đến chức năng mã hóa và passcode của các smartphone sắp bán ra trong tương lai, nhất là khi có sự can thiệp của hệ thống pháp luật.

Nguồn: Mashable, Zdziarski, Chron
220 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Apple cứng rắn với FBI ngoan ngoãn ở Trung Quốc.
http://news.zing.vn/Apple-cung-ran-voi-FBI-ngoan-ngoan-o-Trung-Quoc-post627413.html
@hungproda Việc xem mã nguồn được giám sát bởi apple mà
mynkp
TÍCH CỰC
8 năm
@BlackmanSuit .
Mình không tranh luận về vấn đề pháp luật hay quyền lợi, thực sự bạn quote comment của mình lại và giải thích cái gì ấy mình không hiểu ?
.
Bạn đầu tiên mình quote có mùi tổ lái và mình không thích vấn đề đấy nên mình mới rep như thế, và bạn ấy cũng ghi là để cho vui nên mình rep cũng rất vui vẻ, không xúc phạm ai. Ai động chạm gì đến bạn mà bảo mình cãi và bảo mình giả ngu ?
.
Lần sau bạn vui lòng bỏ chút thời gian ra đọc kỹ để hiểu ý người khác muốn nói j nhé 😁
thedeathline
ĐẠI BÀNG
8 năm
@BlackmanSuit nếu bạn cho rằng: quyền lợi của thằng khủng bố tương đương người tiêu dùng bình thường thì bạn cứ tự tin phát biểu

riêng mình, mình nghĩ thế này: cũng giống như ô tô, khi xe nghiêng 1 góc 45 độ thì hệ thống chống trộm tự động tắt vì nó hiểu là cảnh sát kéo xe về

trong trường hợp này, pháp luật luôn bảo vệ người dân (ở Mỹ là rõ nhất), vậy sao cơ quan công quyền yêu cầu mà Apple không làm là chống đối, hay các hãng công nghệ nên có 1 code riêng cho chính phủ khi họ yêu cầu thì có thể vào. Dữ liệu cá nhân bị lộ thì họ phải bồi thường (nên nhớ, ở Mỹ, tổng thống còn có thể bị kiện chứ đừng nói đến nhân viên của 1 cơ quan nào đó)
@Nguyễn Châu BR Một cái là kiểm tra dữ liệu của khách hàng, 1 cái là kiểm tra trước khi hàng được bán !
Theo thuyết âm mưu thì ngoài cứng trong mềm , vừa đc tiếng vừa đc miếng 😁
cái này người ta có nói rõ là giải mã 01 cái điện thoại của tên khủng bố giết mấy chục người kia thôi, xúm nhau bù lu bù loa backdoor gì vậy trời?

http://genk.vn/tin-ict/nha-trang-thanh-minh-chung-toi-khong-ep-apple-tao-ra-mot-backdoor-20160218161717185.chn
alexmapsu
ĐẠI BÀNG
8 năm
@heobanhki chắc bác nghĩ đơn giản, FBI yêu cầu tạo backdoor có nghĩa là HĐH song song của Apple, và toàn quyền truy cập vào tất cả iPhone bao gồm danh bạ, vị trí, ko cần số liệu tên lửa hạt nhân, hay quân đội gì, chỉ cần biết các nhân vật nổi tiếng hằng ngày làm gì ở đâu là có thể tạo ra chiến tranh rồi. Bác nên tìm hiểu kỹ yêu cầu của FBI rồi nói tiếp, và nếu Apple thực hiện điều đó, thì sẽ ra án lệ, bên Mỹ hay áp dụng cái này, từ đó các công ty lớn như GG, MS...sẽ bị chính phủ nắm thóp vì cái luật này...
@heobanhki Bạn nói thế không đúng, tôi hỏi bạn ai, tổ chức nào sẽ được quyền sở hữu thứ vũ khí nguy hiểm đó nếu nó được tạo ra ? Chỉ cần nó tồn tại, thì dù bảo vệ bằng cách nào, cũng sẽ có nguy cơ rơi vào tay kẻ xấu. Bạn thử tưởng tượng thông tin về cá nhân, nội dung nói chuyện, vị trí của các nguyên thủ quốc gia bị một nhóm khủng bố nắm trong tay thì hậu quả sẽ thế nào ?
Quyền tối thiểu của con người là được tự do, không bị giám sát, bạn có thể chấp nhận bị theo dõi, người khác thì không.
@hennaotoko Vậy nếu thông tin rằng Apple đã tạo ra bản backdoor cho FBI bị lộ ra thì liệu Apple còn tồn tại nổi 1 tuần không ? Làm ăn chữ tín là quan trọng nhất, cứ nói 1 đằng làm một nẻo mà được à, gần vãi.
hennaotoko
TÍCH CỰC
8 năm
@tungvd41191 Bạn nghĩ sao bảo không tin tồn tại nổi 1 tuần. Chẳng qua ở xứ có cờ hoa thì to mồm thôi, chứ ở xứ thiên đường như nước mình thì AP đã nộp cái đó rồi.
Phen này Apple ngon đây.;)
VanThang90
TÍCH CỰC
8 năm
mình nên nghĩ là FBI đua máy cho apple tự mỡ khó âm thầm. rồi sao ché hết vào cái gi đó rồi đua cho FBI không đc công khai, làm vậy cho khỏe sau này có khủng bố nhiêu mà apple bồ làm vậy thì chết nhiều dân thường và ng ng vộ tôi
bonggondkn3
ĐẠI BÀNG
8 năm
@7594195230 Ukm minh cug nghi giong ban. Nên thương lượng với apple trong im lặng khi nào ko đc hãy đem lên toà án
@7594195230 cái này là dĩ nhiên rồi, cty nào cũng thế thôi, trước sau gì cũng mở khoá, nhưng cứ cứng miệng trước để lấy tiếng trước người tiêu dùng. Thực tế ra sao thì chỉ có trời, đất, và mấy ông to mặt lớn biết mà thôi. Thông tin báo chí chỉ là 1 cách dắt mũi mọi người. Tự do báo chí chưa bao giờ và không bao giờ là sự thật.
@7594195230 Vấn đề là apple chưa làm thế bao h. Ko phải họ ko làm đc. Mà họ ko bao h muốn tạo ra chìa khóa cho trộm vào nhà mình. Cái họ làm ra ko đơn giản là 1 backdoor mà nó là phương pháp tấn công vào bất kỳ chiếc "táo" nào trên thế giới. Backdoor thì có thể ko lộ ra ngoài. Nhưng ai đảm bảo đc phương pháp kia sẽ ko rơi vào tay kẻ xấu.
Theo em thì để đảm bảo an toàn thì apple cho một đội sang bên fbi làm cái backdoor xong lấy dữ liệu rồi bảo fbi xử lun đội đó là xong. :p
Ủa không phải là còn cách tách chíp ra ngoài đọc hả các huynh??? Mình k nhỡ rõ là coi ở kênh nào nữa. Hình như là iFixit.vn thì phải.
@ThanhTung@@ Được chứ nhưng khi đọc thì nó sẽ ra một đống ký tự kiểu thế này "@#%*₫-&)\!;:'?^{>-=+€¥..."
rickstei
TÍCH CỰC
8 năm
@ThanhTung@@ Dữ liệu lưu trên chip nhớ bị mã hoá sao đọc được thím?
@ThanhTung@@ Dữ liệu bị mã hoá bạn lấy gì để đọc
@ThanhTung@@ nó sẽ ra 1 chuỗi các kí tự đặc biệt, muốn đọc được phải có key, mà key đó thì có thể chính Apple cũng ko biết, vì nó có thể dc random ra bằng 1 thuật toán nào đó lúc sản xuất chip cho cái iPhone đó.
taivu
ĐẠI BÀNG
8 năm
tiếc cho FBI và may cho kẻ tội phạm vì ko dùng hàng bảo mật bằng vân tay, vân chân, chứ ko xích lại dí tay chân nó vào là xong cmnr, :eek:
suy cho cùng thì việc bảo mật bằng mã code tốt hơn bằng vân tay với chân, 😁
@taivu Bạn nghĩ tụi khủng bố sẽ dùng vân tay (nếu có) hả? iPhone làm ra để phục vụ người bt chứ ko phải phục vụ bọn khủng bố nên Touch ID là cần thiết, ai ko dùng thì cứ nhập passcode thôi 😆
taivu
ĐẠI BÀNG
8 năm
@haipvg Có 20 ngón chứ mấy, mỗi lần thử đc 3 ngón, tính ra 7 lần là ok 😁 ,
BengPr0
CAO CẤP
8 năm
@taivu Ở đâu ra, nhập sai ngón cái là đòi passcode cho đến bao giờ có passcode nó mới mở. Chứ k phải để 1 lúc nó lại cho dí vân tay lại đâu. Restore lại máy nó vẫn đòi passcode trước rồi mới xài đc vân tay
@taivu 5 lần sai là đòi pass code rồi
Gà quèn ăn quen cối xay, sang tung của tắt điện
an ninh quốc gia là hàng đầu, ở đâu cũng vậy.
Nó quang trọng hơn cục tiền thằng chim cò gì đó đang kiếm, khi mà mẽo bị khủng bố hoàn hành hay bị chiến tranh thì chim cò sống bằng cách ăn IP àh, suy nghĩ logic tí là thấy vấn đề không thể rõ ràng như 1+1=2 mà có thể là 2,5
@heobanhki thế nếu mai mốt bọn chính quyền nó lợi dụng "an ninh quốc gia" thích xét gì xét nhà bạn, truy cập bất kỳ thông tin nào của bạn bạn có chịu ko 😃
@heobanhki Dữ liệu của khách hàng cũng quan trọng không kém. Sau này bọn tội pham khai thác đuợc lỗ hổng do Apple tạo ra cho FBI thì cũng chết. Tài khoản ngân hàng, email, tài liệu kinh doanh,...
tnc2305
ĐẠI BÀNG
8 năm
sau vụ này,nếu apple kháng lệnh thành công,giới tọi phạm sẽ bảo nhau,hãy mua và liên lạc với nhau bàng iphone,nếu là theo lệnh cua fbi những khách hàng phạm tội trong tương lai cua apple sẽ chuỷen qua sài đồ blackberry,chắc apple không dại gi mất công lại mất thêm khách hàng,thích thì đưa nhau ra toà thôi
yennx
ĐẠI BÀNG
8 năm
@tnc2305 Bạn nói có lý đó. Ko chừng bọn tội phạm mỗi lần sắm điện thoại mới là vào appstore ''ủng hộ anh em apple'' vài kg lấy hên. 😁
Tại sao apple mới làm được ... Cả tập đoàn Micro ko làm dk sao..hacker toàn thế giới ko mở dk sao..pass là 248290
BengPr0
CAO CẤP
8 năm
@uochuý1489Quốc Huy Muốn biết vì sao thì đọc bài đi đã rồi thắc mắc. Bài viết giải thích rõ ràng vậy rồi còn hỏi
1 phong cách xử lý rất Apple. Không cần Pr vẫn nổi như cồn.
@Giàng A Lúa hẳn là không cần PR, Tim Cook tận dụng điều này viết "tâm thư" cho khách hàng, khách hàng nghe vậy khoái, báo chí nghe mùi bay vào, ừ thì đâu phải là PR nhỉ :rolleyes:
@satanorazy Người ta đứng xếp hàng mua iPhone, "hãng nào đấy" mướn người qua kêu gọi, chèo kéo những người xếp hàng kêu họ đừng mua iphone mà đi mua điện thoại của "hãng nào đấy" chắc là ko PR [emoji8]

Cả mướn người lên diễn đàn dìm hàng người khác bị phạt nữa cơ chứ [emoji8]
Sau 1 năm nữa sẽ có tin, cuối cùng FBI đã tự mở được iPhone 5c của tên khủng bố, trong máy không có gì đáng chú ý ngoài Flappy Bird. LOL😁
mr dinh
TÍCH CỰC
8 năm
Nếu tên kia dùng 5s trở lên thì khỏe rồi. Chỉ việc chặt ngón tay của nó và mở. Nhưng sao đi chăng nữa thì Apple cũng có cách mở thôi. Chẳng qua là đang được thế thể hiện chút luôn.
tvu732
TÍCH CỰC
8 năm
@thichlanhich102 Sao lại không nhỉ? Chưa hiểu lắm.
strypper
TÍCH CỰC
8 năm
@mr dinh Apple touch id biết nhận dạng tế bào chết hoặc sống nhé cậu -_-
@Ryzkie mình cũng biết chuyện đó. đó là lúc mới ra thôi bạn. sau nhiều lần cập nhật bảo mật thì ko còn nữa
@tvu732 Vì touch ID có thể phân biệt được tế bào sống hay đã chết. Nên nếu ngón tay bị chặt có quét cũng ko nhận
Vậy nghĩa là nếu bây giờ mình mở khóa đc cái đt này thì mình sẽ nổi tiếng toàn thế giới 😁
Mình nhớ án lệ gì đó có học lúc năm 1. Ví dụ như 1 bạn nam hấp diêm 1 bạn nam, luật pháp chưa có ban hành, chưa nghĩ đến trường hợp này nên sẽ xử theo một cách nào đó. Sau này nếu có 1 bạn nam bị 1 bạn nam hấp diêm nữa sẽ dựa vào trường hợp đầu tiên mà xử. Apple sợ cái này thì phải 😁
@mrsugarvn Bạn ví dụ gì mà dữ quá😃 nhân tiện cho mình hỏi trong pháp luật có trường hợp nào quy định nữ hấp diêm nam ko?
@trung76 Nếu hiện tại chưa có thì cũng xử theo cảm tính, mình nghĩ là vậy 😃) Mình chỉ ngồi cười đoạn đó thôi chứ thời gian còn lại là ngủ, mình học CNTT mà 😁 Mà hình như VN có luật nữ hấp nam rồi. Nam hấp nam hay nữ hấp nữ có lẽ là chưa. Bác thử xem :D
hl80
TÍCH CỰC
8 năm
Luật ở Mỹ rất rõ, chỉ cần cái gì có tiền lệ được ghi rõ trên mặt báo hay trong sách luật là sẽ được đem ra áp dụng cho những vụ việc tương tự trong tương lai.  nói KHÔNG vì họ ko muốn trở thành công ty tạo ra tiền lệ này. FBI không thể mở passcode ra thì đó là lỗi của họ, sự yếu kém của các lập trình viên chính phủ. Không có chuyện chính phủ chỉ yêu cầu mở passcode "1 lần duy nhất", nếu bạn đọc các bài báo nước ngoài sẽ để ý, chính phủ Mỹ nói chỉ muốn "mở khoá 1 chiếc iphone" duy nhất này, chứ ko phải "1 lần duy nhất". Vì vậy nếu  chấp thuận thì tương lai sẽ có chiếc thứ 2, 3,...

Nên nhớ, đây là Mỹ, quyền con người và tự do được đặt lên trên hết, chứ ko giống ở VN. Nên mọi người đừng đem thói quen và tư duy sinh hoạt trong xã hội VN rồi so sánh với Mỹ. Người Mỹ rất rất quan trọng quyền riêng tư của họ, không giống như người Việt mình.

Trong vụ này  là bên được lợi nhất nếu như họ tiếp tục đấu tranh.

Bài báo của bên zing mà 1 số bạn đưa lên chẳng qua là do 1 người viết bài bên đó tự đưa lên.  đưa cho phía TQ mã iOS kiểm duyệt và chuyện này là 2 vụ việc khác hoàn toàn. Người viết bài này chủ yếu muốn câu view chứ thực chất ko hiểu ra vấn đề đã đi so sánh.
1ink
TÍCH CỰC
8 năm
@hl80 Bạn có biết câu tiêu chuẩn kép của Mỹ không? Ví dụ: khi VN còn thù địch với Mỹ thì nó nói VN không có nhân quyền, tự do tôn giáo. Khi hết thù địch thì Mỹ nói nhân quyền và tự do tôn giáo ok. Mặc dù nhân quyền của VN có khi giảm đi.
zZKoDZz
ĐẠI BÀNG
8 năm
@hl80 mình thích lý luận của bạn này, nhiêu người cứ đem cái "bảo mật cá nhân" ra làm cái cớ nhưng thật sự chính phủ hoặc các cty lớn thu nhập thông tin người dùng để làm việc có lợi cho người dùng (trừ những công ty nhỏ hoặc mưu đồ của trung quốc) nhưng họ không biết chỉ ahou theo số đông và kêu thu nhập thông tin là xấu
còn việc Apple tung tin lan truyền để làm lớn sự việc quá mức .... mình thấy cả 1 thuyết âm mưu trong đó
@zZKoDZz Bạn ngây thơ v~, kiểu cả thế giới tốt mỗi Trung Quốc đểu vậy :v Nếu chính phủ luôn bảo vệ người dân thì đã không có những chính phủ bị lật đổ.
Đã đến lúc IS chuyển sang xài Iphone !!!
anhtuc2112
ĐẠI BÀNG
8 năm
Rồi cũng lẳng lặng phải mở thôi......

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019