Flight Simulator 2020 là tựa game lái máy bay mô phỏng mới của Microsoft. Ngoài chuyện mô phỏng lái máy bay y như thật (vốn là thế mạnh của Flight Simulator từ đó đến nay) thì một điểm đáng chú ý của Flight Simulator 2020 đó là khung cảnh thế giới trong game được tái hiện cực kì chi tiết, rất giống đời thật. Những địa danh nổi tiếng, những con đường, các khu vực đồi núi, thậm chí cả sân golf hay sân bay cũng được tái hiện sống động. Như vậy khi bạn chơi game này, bạn còn đang được đi du lịch nữa. Không chỉ thế, thời tiết, giờ giấc cũng được mô phỏng cho giống với nơi bạn đang ở.
Để làm được tất cả những thứ này, chắc chắn phải có một chỗ nào đó chứa hết các dữ liệu cần thiết để render ra hình ảnh cho bạn xem đúng không nào?
Ở các tựa game Flight Simulator trước, một phần hoặc tất cả dữ liệu của game đều nằm trong… game, tức là khi bạn cài game từ đĩa CD (ngày xưa) hoặc khi bạn download từ Microsoft Store về (ngày nay) thì mọi dữ liệu cần thiết đều nằm trong bộ cài. Tất nhiên, vì dung lượng có giới hạn nên mức độ chi tiết không được cao. Như hình bên dưới là bản Flight Simulator X ra mắt năm 2006.
Để làm được tất cả những thứ này, chắc chắn phải có một chỗ nào đó chứa hết các dữ liệu cần thiết để render ra hình ảnh cho bạn xem đúng không nào?

Ở các tựa game Flight Simulator trước, một phần hoặc tất cả dữ liệu của game đều nằm trong… game, tức là khi bạn cài game từ đĩa CD (ngày xưa) hoặc khi bạn download từ Microsoft Store về (ngày nay) thì mọi dữ liệu cần thiết đều nằm trong bộ cài. Tất nhiên, vì dung lượng có giới hạn nên mức độ chi tiết không được cao. Như hình bên dưới là bản Flight Simulator X ra mắt năm 2006.

Với Flight Simulator 2020, Microsoft tham vọng đem thế giới thật vào trong game nên các phương tiện lưu trữ truyền thống không còn phù hợp với dung lượng dữ liệu quá lớn. Thậm chí cái máy tính cá nhân mạnh nhất hiện nay cũng không đủ sức chứa 2 triệu GB (2 petabyte) data của khoảng 2 triệu thành phố & thị trấn trên Trái Đất, rồi còn đường xá, rừng rậm, núi non, hình ảnh 3D của các công trình xây dựng lớn, rồi thông tin địa lý của từng vùng. Đó là chưa kể đến dữ liệu của hơn 45.000 sân bay, nơi bạn có thể cất hạ cánh trong game một cách thoải mái.
Thậm chí Microsoft còn nói rằng họ cố gắng nhận diện được "tất cả cây trên thế giới" nên cái bạn thấy trong game sẽ là những cái cây thực thụ, không phải là những mảng xanh đại diện cho một vùng rừng hay một khu vườn như ngày xưa.
Thế nên Microsoft phải dùng nền tảng điện toán đám mây để vận hành môi trường cho Flight Simulator 2020. Microsoft có kinh doanh một dịch vụ đám mây tên là Azure Cloud, trên này họ cung cấp dịch vụ server, cơ sở dữ liệu, nơi lưu trữ cũng như nhiều thứ khác cho các công ty khác. Lần này, Microsoft dùng Azure cho chính sản phẩm của mình. Dữ liệu hơn 2 triệu GB sẽ được lưu trữ trên Azure với hàng trăm, hàng nghìn server, và thậm chí có thể tăng thêm nếu lượng người dùng tiếp tục tăng trong tương lai. Chúng sẽ được xử lý theo thời gian thực (tùy theo khu vực bạn đang bay tới) trước khi truyền xuống máy tính của bạn.

Bằng cách này, bộ cài game trên máy tính của bạn chỉ cần chứa những thứ quan trọng, còn dữ liệu về môi trường một cách chi tiết thì nằm trên cloud, khi bạn bay tới đâu thì nó được gửi xuống để hiển thị cho bạn xem. Một cách xử lý cực kì thông minh. Thậm chí dữ liệu về thời tiết bao gồm tốc độ gió, mây, trời… cũng được đồng bộ với các máy chủ Azure theo thời gian thực.
Để cân được một lượng lớn người dùng kết nối cùng lúc, rồi truy cập vào lượng lớn dữ liệu trải rộng trên cả trăm máy chủ cần một hạ tầng vững chắc, đồng thời có thể scale lên scale xuống cho đỡ tốn tiền, và phải có độ ổn định cực cao. Thật tình cờ đây lại là chuyên môn của Microsoft và thực chất họ đang bán những giải pháp như vậy cho các công ty khác dùng luôn rồi, nên đây không phải vấn đề quá lớn của Azure.
Hiện nay kết nối Internet của chúng ta cũng đã nhanh, ổn định hơn nên việc này hoàn toàn khả thi. Nếu như thời điểm 10 năm trước khi Internet chưa đủ nhanh thì lúc đó bài toán sẽ khó hơn nhiều.
Yêu cầu của game trên kho Steam đó là máy tính của bạn cần có dung lượng trống ít nhất 150GB để có thể cài được tựa game này. Đây vẫn là một con số lớn, nhưng để thưởng thức được thế giới thì cũng không có gì to tát lắm.
Vậy phải cần Internet mới chơi được hả? Lỡ mạng bị đứt cáp hay bị hỏng thì sao? Đừng lo, Flight Simulator 2020 có chế độ offline mode, khi đó hình ảnh sẽ không được chi tiết như khi bạn bay online nhưng vẫn sẽ phân biệt được các khu vực dưới đất bằng một số hình ảnh 3D và mảng màu mà Microsoft tái tạo sẵn.

Sự xuất hiện của Flight Simulator 2020 trong năm 2020 càng đặc biệt hơn khi năm nay ngành hàng không và du lịch trên toàn cầu bị tê liệt vì nhiều quốc gia triển khai giãn cách xã hội để chống dịch COVID-19. Flight Simulator 2020 giống như một cách đi du lịch tại nhà, với độ chi tiết cực kì cao, trong khi đó bạn còn được lái máy bay từ những chiếc cánh quạt nhỏ cho đến Boeing 787 Dreamliner, điều mà ở ngoài đời có khi cả đời bạn cũng không bao giờ làm được.
Tất nhiên Flight Simulator 2020 không hoàn hảo, chắc chắn dữ liệu sẽ bị thiếu chỗ này chỗ kia và không được cập nhật mới nhất. Nhưng những gì mà Microsoft đang đưa cho chúng ta thật sự rất đáng kinh ngạc, cả về nỗ lực cũng như về kĩ thuật. Và Microsoft đã bày tỏ ý định liên tục cập nhật môi trường của game để ngày càng chi tiết và chân thực hơn. Như lời của Microsoft: Flight Simulator là một trong những series sản phẩm cũ nhất của họ, hơn cả Windows và Office, nó có một vị trí đặc biệt ở Microsoft. Và dù việc bay lượn bằng Flight Simulator 2020 chỉ là một sở thích, nhưng Microsoft sẽ chịu trách nhiệm với sở thích của bạn.