Fraunhofer cải tiến công nghệ truyền tải dữ liệu hồng ngoại, nhanh hơn Wi-Fi và Bluetooth

bk9sw
02/10/2012 11:10Phản hồi: 74
mô-đun hồng ngoại.jpg

Vào thế kỷ trước, đa phần các thiết bị di động đều được trang bị cổng hồng ngoại để truyền tải dữ liệu không dây trong cự ly ngắn. Tuy nhiên, không lâu sau đó, công nghệ giao tiếp hồng ngoại đã bị "hất cẳng" bởi hàng loạt các công nghệ sử dụng nền tảng sóng vô tuyến như Wi-Fi và Bluetooth. Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại viện Fraunhofer đang tìm cách làm sống lại công nghệ hồng ngoại một thời bằng việc phát triển một loại mô-đun giao tiếp đa gigabit (multi-gigabit communication module) - cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ nhanh hơn gấp 46 lần so với Wi-Fi và 1430 lần so với Bluetooth.

Mô-đun hồng ngoại mới được phát triển bởi Frank Deicke - một nhà nghiên cứu tại bộ phận các hệ thống photon siêu nhỏ (IPMS) thuộc viện Fraunhofer ở Dresden, Đức. Mô-đun có tốc độ truyền tải lên đến 1 Gbps, qua đó, nó không chỉ nhanh hơn 2 công nghệ không dây là Wi-Fi và Bluetooth mà còn nhanh hơn cả giao tiếp USB 2.0 có dây truyền thống gấp 6 lần.

Deicke cùng các cộng sự đã phát triển mô-đun trên dành riêng cho việc truyền tải những video dung lượng lớn giữa các thiết bị chứa các yếu tố phần cứng và phần mềm. Trong đó, phần cứng bao gồm một bộ thu phát với kích thước nhỏ gọn, tích hợp một đi-ốt laser để gởi đi các xung ánh sáng hồng ngoại và một máy dò quang học để tiếp nhận chúng. Các thành phần quang học này đều có thể gởi và nhận tín hiệu ánh sáng cùng lúc.

Do tín hiệu ánh sáng trở nên yếu đi và biến dạng khi di chuyển trong không khí, các nhà nghiên cứu đã lập trình một cơ chế sửa lỗi vào mô-đun, song song với việc xử lý tín hiệu tốc độ cao để khắc phục những trở ngại trong quá trình mã hóa dữ liệu trước khi truyền tải và ngay sau đó giải mã ở thiết bị tiếp nhận. Điều này giúp giảm tải quy trình mã hóa/giải mã cho các vi xử lý đồng thời giữ mức tiêu thụ năng lượng ở mức thấp nhất.

Là một công nghệ quang học, mô-đun sẽ cần một tầm nhìn không bị che khuất giữa các thiết bị giao tiếp. Tuy nhiên, Deicke cho biết đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng bởi nó đã được thiết kế để truyền tải dữ liệu giữa 2 thiết bị đặt gần nhau, chẳng hạn như một chiếc camera hoặc smartphone và một chiếc máy tính PC hoặc laptop.

Deicke cùng các cộng sự thừa nhận rằng công nghệ mà họ phát triển cần phải được công nhận như một tiêu chuẩn bởi các nhà sản xuất trước khi được áp dụng lên các thiết bị thương mại. Đây cũng là lý do tại sao Deicke hiện là một thành viên rất tích cực của hiệp hội dữ liệu hồng ngoại (Infrared Data Association - IrDA) và cộng tác nhiệt tình với dự án 10 Giga-IR - cái tên gợi ý về kế hoạch tiếp theo đối với công nghệ hồng ngoại.

"Mô-đun hồng ngoại hiện tại của chúng tôi đã chứng minh rằng công nghệ hồng ngoại hoàn toàn có thể tiến xa hơn trước khi được thiết lập các tiêu chuẩn. Chúng tôi đã lên kế hoạch cải tiến hiệu năng của mô-đun nhiều hơn trong tương lai", Deicke cho biết. Tốc độ truyền tải cao nhất mà mô-đun của Deicke có thể đạt được là 3 Gbps và anh hy vọng sẽ sớm đạt được tốc độ 10 Gbps.

Theo: Gizmag
74 bình luận

Xu hướng

Remote sống lại. Hồng ngoại gần như quên lãng 😔
@dmt4ukhw4 - vì hồi trước hồng ngoại tốc độ chậm hơn bluetooth. chép 1 bài nhạc 5MB bluetooth cần 4'-7'. hồng ngoại cần 37'-42'
- hồng ngoại tầm ngắn 10cm (1 tấc- nữa gang tay ). bluetooth dưới 10met
- 2 mặt hồng ngoại của 2 máy phải nhìn vào nhau, có ngăn cách là đứt kết nối .
=> hồng ngoại từ từ chết, và người ta tháo hồng ngoại ra luôn để dành không gian mạch cho bộ phân khác
@dmt4ukhw4
Chuẩn Fraunhofer này mới hay sao mà trước đây tớ ko biết vậy
giờ kiếm được chiếc đt cảm ứng mà có hồng ngoại để khiển TV khó quá....
nhớ đến N900 and E71 😔(
mr.sown
ĐẠI BÀNG
11 năm
@vutaikt tớ dùng palm mấy bọn đời cổ có cảm ứng điện trở đấy, vẫn có IR điều khiển ti vi 😁
Nếu coi lại mấy cái máy đời cũ,nhất là samsung sẽ thấy có giao tiếp qua cổng hồng ngoại.
tốc độ khủng quá,hi vọng sẽ có mặt không xa
Người lùn trở lại, lợi hại hơn khối thằng:x
đúng là được đầu tu nghiên cứu, thì không thể lạc hậu
em nokia 8250 đen trắng trong bst của mình cũng có hồng ngoại.vots lên cho công nghệ đã bị lãng quên.
Mong các nhà khoa học sớm đưa vào ứng dụng thực tế, chứ cứ làm rồi để đấy thì chán lắm ;)
@ptliou Làm rồi để đấy chắc không có ở các nước tư bản thiếu dân chủ gấp vạn lần đâu 😆
Trước kia chia sẻ với nhau qua IR sau đó lên cao hơn là Bluetooth và Wifi rồi h lại quay về máng lợn cũ
@HadesDemon bác này chắc same same tuổi mình ..u40 chưa? 😁

Sent from my LG-P970 using Tinhte.vn
@smallgent Em mới 22 thôi nhưng được cái yêu công nghệ từ lúc mẫu giáo:D
Công nghệ truyền tải bằng hồng ngoại đạt đc bước tiến ghê nhỉ!!!
trungtun
ĐẠI BÀNG
11 năm
Gừng càng già càng akay!
Đám Nhật từ lúc lên smartphone vẫn k bỏ được cái port này, vừa bluetooth, vừa wifi, vừa nfc, thêm luôn cả IR @@
caillou
ĐẠI BÀNG
11 năm
@nttsh94 Người ta dùng IR cho việc khác ông ơi! Công nghệ VN chừng nào bằng họ đi rồi ông hãy bè diễu.
zippi
TÍCH CỰC
11 năm
3 năm nữa chúng ta sẽ way lại câu nói quen thuộc :"ê bắn hồng ngoại cho tau mài "

^_______^
hồng ngoại đã trở lại
ken0106
TÍCH CỰC
11 năm
Tiện lợi là chả có thằng nào hack "wireless" được. 😃
Ráng sống chờ công nghệ này.
chuẩn bị bán bộ phát wifi đi mua bộ phát hồng ngoại thôi, công nghệ ảo éo tưởng được
em_ut
TÍCH CỰC
11 năm
@hoatq3i Bạn có đọc kỹ bài ko mà phát biểu lung tung vậy? Cái này không thể nào thay thế được wifi hay thậm chí là cả bluetooth nữa nhé. Vì đơn giản là hồng ngoại bắt buộc 2 đầu phát của thiết bị phải nhìn thấy nhau, không bị vật cản và khoảng cách giữa 2 thiết bị rất ngắn mà thôi. Nên người ta cải tiến tốc độ của nó để dùng trao đổi giữ liệu giữa các thiết bị ở tầm gần như máy tính kết nối với máy quay, máy chụp hình,... để truyền dữ liệu cho nhanh chóng thôi. Có cái này cũng hay, nếu tận dụng được thì có thể lấy thiết bị làm điều khiển từ xa cho TV luôn.
@em_ut chém tí mà, mem này soi kĩ quá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02862713156
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019