IFA 2024

IFA 2024


Fraunhofer nghiên cứu tác động va chạm của vệ tinh nhằm làm lệch hướng thiên thạch

bk9sw
8/9/2013 18:5Phản hồi: 27
Fraunhofer nghiên cứu tác động va chạm của vệ tinh nhằm làm lệch hướng thiên thạch
va_chạm_thiên_thạch.jpg

Hiện tại, Trái Đất vẫn bình yên, thế nhưng ngoài không gian vẫn có hàng trăm thiên thạch tiềm năng gây nguy hiểm (NEOs) cho hành tinh của chúng ta. Một trong những giải pháp cho vấn đề này là làm chệch hướng thiên thạch bằng một vệ tinh va chạm. Và để xem xét độ hiệu quả, nhà nghiên cứu Frank Schäfer đến từ viện Fraunhofer cùng khoa động lực học tốc độ cao thuộc Ernst-Mach-Institut (EMI) tại Freiburg, Đức đang tìm hiểu về những thành phần của thiên thạch và tầm ảnh hưởng của vật chất đối với vụ va chạm.

Nếu sử dụng một vệ tinh hay tàu vũ trụ có kích thước bằng cái máy giặt để làm lệch hướng của một thiên thạch nặng hàng trăm tấn thì chẳng khác nào "trứng chọi đá". Ngay cả khi con tàu bay ở vận tốc quỹ đạo thì tác động mà nó gây ra đối với một thiêt thạch đủ lớn để gây nguy hiểm cho Trái Đất vẫn không đáng kể. Vấn đề ở đây là "viên đạn" vệ tinh phải sinh ra đủ năng lượng để hạ gục thiên thạch và va chạm phải xảy ra đúng thời điểm.

Schäfer cho biết: "Trên thực tế, tác động của một con tàu vũ trụ có thể sẽ thay đổi tốc độ của thiên thạch ở tỉ lệ vài cm mỗi giây. Tuy nhiên, điều này đủ để làm chệch hướng tiếp cận của thiên thạch về mặt lâu dài. Vì vậy, nếu chúng ta muốn ngăn một thiên thạch va chạm với Trái Đất, chúng ta cần phải làm lệch quỹ đạo của nó từ trước đó nhiều năm."

Ban đầu, nghiên cứu của Schäfer là tìm cách làm chệch hướng các thiên thạch có đường kính từ 100 đến 300 m bằng cách sử dụng những vệ tinh không gian khổng lồ theo kiểu 2 viên bi va chạm vào nhau trên bàn billiards. Tuy nhiên, Schäfer đã lập tức nhận ra có điều gì đó khác thường xảy ra, không đơn giản như việc 2 viên bi va chạm và dội ra. Vật chất cấu tạo của thiên thạch cũng là một yếu tố, đặc biệt là khi vụ va chạm gây ra một đám mảnh vỡ. Trong trường hợp này, động lượng truyền dẫn sẽ lớn hơn gấp 4 lần so với lần va chạm đầu tiên.

"Trong quá trình tác động, không chỉ vệ tinh truyền động lượng của chính nó vào thiên thạch mà các vật chất dội ra từ vị trí va chạm cũng được phóng thích theo hướng ngược lại. Hiệu ứng dội ngược đóng vai trò như một bộ tăng áp cho độ lệch của thiên thạch," Schäfer nói.

Để thí nghiệm, Schäfer sử dụng các quả lắc và đính lên quả lắc các vật chất tương tự với thành phần tạo nên thiên thạch chẳng hạn như thạch anh đặc, sa thạch xốp hay bê tông thoáng khí. Sau đó, ông bắn các đầu đạn bằng nhôm vào con lắc ở tốc độ 10 km/s đồng thời ghi lại các kết quả với camera tốc độ cao, máy đo giao thoa và tia laser.

Kết quả từ thí nghiệm đã chứng minh rằng vật chất của thiên thạch ảnh hưởng không nhỏ đến tác động va chạm từ vệ tinh. Vật chất xốp sẽ hấp thụ lực va chạm, tương tự như vùng hấp thụ xung lực của xe hơi khi xảy ra tai nạn. Ngược lại, vật chất đặc hơn và co giãn hơn sẽ tăng cường độ lệch khi va chạm.

Nghiên cứu của Schäfer là một phần của chương trình NEOShield của cơ quan vũ trụ châu Âu - ESA với mục tiêu làm chệch hướng một thiên thạch vào giữa năm 2015.

Theo: Gizmag
27 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đến h vẫn chưa có một giải pháp thật sự an toàn để bảo vệ trái đất thì chúng ta vẫn luôn sống trong sự nguy hiểm
@kenny81_hp Bác khéo lo, trong tinhte này có nhiều thứ còn "nguy hiểm" hơn 😆)

Sent from my C6802 using Tinhte.vn
quochoi86
TÍCH CỰC
11 năm
:eek:
Mọi ý tưởng đều có thể thành hiện thực. Thay vì va chạm vào thì có thể tiếp cận và đẩy thiên thạch ra một hướng khác 😃 bằng tên lửa đẩy thật mạnh
Nguy hiểm thật ăn chơi xả láng thôi
@bomduc hưởng ứng lời bác cho dân số tăng nhanh :p
@bomduc I like 😁
Điều đáng sợ nhất đối với trái đất chính là con ngưòi. 1 vài trăm năm nữa thế giới hết dầu mỏ, hết than thì luc ấy mới thật sự là thảm họa;)
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Vô tư vô tư mà vui sống bác ơi ,1 vài trăm năm nữa khoa học tối tân tới mức độ nào rồi thì chỉ có, đời cháu ,chắc ,chít nó biết thôi😁
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Bạn cứ yên tâm là đến lúc đấy con người cũng sẽ tìm kiếm đc nguồn nhiên liệu mới thôi

Sent from my LG-P768 using Tinhte.vn
@gameover2013 mình nói vậy thôi. chứ hết đời mình vẫn chưa hết dc tài nguyên tn
Chúng nó đang lo đánh nhau. giả như bây giờ có cái thiên thạch đâm oành 1 cái. về với cái bụi hết thì vui nhỉ. 😃
mackiller
TÍCH CỰC
11 năm
Thấy cái vụ điều khiển hay bắt thiên thạch này hay, nhưng giả sử các cường quốc dùng nó làm vũ khí không chế thế giới thì thế nào nhỉ?
@mackiller Thế bây jờ chúng ta không bị khống chế à , niếu có 1 quốc gia khống chế cả thế giới thì càng tốt , lúc đó không lo chiến tranh
asimo7777
TÍCH CỰC
11 năm
vậy là vẫn còn ngày tận thế ak.
Các anh các chị lo xa quá. em còn đang lo mai ăn cái gì mốt ăn cái gì. các anh chị đã tính tới chuyện vận mệnh của thế giới rồi
Dang nao cung chet
Van de la khi nao thui
Trái đất đang bị nhiễm khuẩn người..... Còn cái này chẳng qua là thuốc kháng sinh của trái đất
datnt_90
ĐẠI BÀNG
11 năm
em thấy cái kết luận trên có thể ra được bằng cơ học cổ điển mà, cần gì nghiên cứu tốn tiền vậy?
nghiên cứu mới
Khi thiên thạch đó hướng vào mỹ thì mỹ ( từ cách đấy vài năm) đã làm chệch hướng nó sang Bắc Kinh, thế là xong. 😁
@bánh gừng Uầy, bác nói thế thì lúc đó có khi Việt Nam mình cũng bị ảnh hưởng nặng 😆
Đời người giỏi thì được tám chín chục năm, trái đất thì vài tỷ năm tuổi rồi, cái gì đâm va thì cũng đâm rồi va rồi, chả phải đợi đến giờ nó mới va mới quệt. Các bác tưởng được 1 lần trong đời chứng kiến thiên thạch rơi xuống Trái đất mà dễ à? 😁 dễ thế thì hnay làm gì có các bác để mà lướt tinhte :p
anam_vn90
ĐẠI BÀNG
11 năm
nếu một ngày hình ảnh trên bài topic xảy ra thì sao nhỉ? 😃.
cái thiên thạch mà to như hình thì chỉ có nước đợi Kakalot Goku cấp độ 1000 xuất hiện mới cứu đc trái đất.
Hoặc ta có phương án là :cố gắng cho 1 vài ng dùng phi thuyền cuả Fire mà di cư sang hành tinh cuả Picolo nhờ họ hồi sinh cho trái đất. Thế là xong ,ốh zzze. 😁:D
khiếp thật đấy, nó mà rơi xuống nhỉ , chết cmn hết ,anh em tinhte ta từ khắp nơi lại có dịp offline ở cõi niết bàn =))
liamPham
ĐẠI BÀNG
11 năm
Này, mấy ông nghiên(g) cứu ở viện Fraunhofer làm ơn nghĩ cách nào chĩnh sửa lại MP3, MP4 compression lại cho đồng bộ chứ, rắc rối qu'a chừng .????

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019