Galaxy S IV - nơi cư ngụ của những 'ứng dụng rác'

vo anh dat
18/3/2013 6:7Phản hồi: 2
Galaxy S IV - nơi cư ngụ của những 'ứng dụng rác'
Dĩ nhiên là Samsung đã bán được 400 triệu chiếc điện thoại trong năm trước, và tới tận 57 triệu smartphone chỉ trong một quý của năm 2012. Và cũng chính Samsunglà người đã khiến giá trị của Apple bốc hơi hàng chục tỷ USD. Nhưng công ty này, cũng giống như mọi người, chỉ giỏi ở những lĩnh vực chuyên môn của mình, bước sang các lĩnh vực khác, họ không thể nào có kết quả tốt.
Samsung không giỏi ở lĩnh vực dịch máy. Và nhận diện khuôn mặt hay mắt cũng không phải là thế mạnh của họ. Samsung cũng không có kinh nghiệm trong việc xây dựng app store cho cả hành trăm triệu người dùng. Tương tự là xây dựng các tính năng nhận biết cử chỉ tay như Kinect hay hệ thống tự đánh giá sức khỏe… Hàng ngàn tính năng phần mềm mà Samsung thêm vào trên điện thoại của mình, mà hãng gọi là sự khác biệt với các nhà sản xuất Android khác, cũng trong tình trạng tương tự.
Samsung không thể giỏi bằng Google, trong những tính năng mà Google đã lựa chọn để thêm vào Android và có những chiếc máy tự học để tự cải thiện khả năng của mình. Hãng cũng không giỏi trong việc cung cấp khả năng nhận diện cử chỉ như Kinect của Microsoft hay Leap Motion.
“Vài tính năng không hoạt động tốt như miêu tả. Ví dụ như tính năng hover, bạn phải chọn đúng khoảng cách từ màn hình tới tay bạn để có thể kích hoạt, và bạn có thể lựa chọn đúng tính năng mà bạn không muốn chọn”, theo lời nhà phân tích Avi Greengart, một trong những người được Samsung mời trải nghiệm Galaxy S IV.
Ông tiếp, một số tính năng khác khá tốt, như tính năng Double Camera, giúp bạn có thể hiển thị trên bức ảnh khi bạn chụp chúng, dù ông này vẫn quan ngại về hàng loạt tính năng khiến người dùng khó chịu. “Nhiều tính năng sẽ khiến người dùng phát điên. Nhưng cũng sẽ có nhiều người mua máy để thử nghiệm các tính năng này”, Greengart cho biết thêm.
Rất nhiều lý do dẫn tới tình trạng đó:
Thứ nhất, Samsung không phải là một công ty phần mềm, dù hãng có thuê hàng nghìn nhân công viết phần mềm.
Thứ hai là những tính năng này được thêm vào bởi một công ty muốn có thêm nhiều tính năng để bán được nhiều hàng, hơn là một công ty muốn các phần mềm của mình phải là độc nhất.
Và lý do quan trọng nhất là Google thực sự giỏi ở mảng phần mềm. Một phần bởi hãng này đã được học hàng triệu lần một phút, thông qua những người dùng tương tác với sản phẩm của hãng mỗi giây. Phần khác là do hãng rất tập trung vào lĩnh vực phần mềm di động,tới mức hãng đang chiếm 5 trên 6 vị trí ứng dụng di động đầu bảng, ở thị trường Bắc Mỹ, trên tất cả các nền tảng.
Vì thế, liệu Samsung có thể làm tốt hơn Google?
Theo Cnet, tính năng cuộn bằng mắt của Galaxy S IV “trên lý thuyết tốt hơn nhiều so với thực tế” còn tính năng nhận diện cử động thì “hoạt động không ổn định”.
Zdnet nhận định đó là sự cải tiến cho những thứ không cần thiết. Còn Gizmodo thì cay đắng hơn: “Thực sự mà nói, có quá nhiều sự chỉnh sửa không cần thiết, và hầu hết chúng sẽ không được sử dụng. Đó chính là vấn đề lớn nhất của Samsung”.
Nói cách khác, những vở kịch ở sân khấu Broadway trong sự kiện ra mắt Galaxy S IV là ẩn dụ chính xác nhất cho những thứ mà bạn không cần thiết trên chiếc smartphone này: một chút nhạc, một chút nhảy nhót và một chút khêu gợi.
Làm sao Samsung có thể sánh với một Google đã từng thử nghiệm trên rất nhiều phần cứng trước khi đưa tính năng tới người dùng, hay như Microsoft, tốn hàng năm trời để có thể xây dựng một hệ điều hành.
Samsung hiện đang dùng nền tảng Android, nhưng hãng đang cố gắng tìm những khoảng nhỏ nhất để nhồi nhét tính năng của mình vào.
Nhà nghiên cứu Aapo Markkanen của ABI Research nói: “Hãy nhớ lại Galaxy S III. Mọi thứ tuyệt vời tới từ Google, và những phần mềm gây khó chịu là củaSamsung”.
Nhưng sự đổi mới của Samsung cũng có giá trị. “Một vài phần mềm có thể đang lỗi. Nhưng nếu chúng ta tập trung chú ý vào những gì mà Samsung thêm vào, chúng ta có thể thấy rằng bàn phím hay tính năng sửa lỗi chính tả là những sự đổi mới tốt hơn. Bạn có thể tạo ra sự khác biệt từ chúng”, theo lời Rocky Agrawal, một nhà phân tích và tư vấn.
Chúng ta đã thấy những điều này khá lâu từ trước, trong một ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp PC. Những gì mà Android phải đối mặt với iOS, cũng giống như Windows đã từng gặp phải khi chọi nhau với Macintosh. Các nhà sản xuất Android cũng giống như HP hay Dell, khi họ cố gắng tạo nên nhiều tính năng riêng biệt để tạo nên sự khác biệt.
Và đó là do sự liều lĩnh của họ. Kết quả là, các phần mềm được thêm vào bị lu mờ trên thị trường, và chúng dần trở thành "rác". Vậy, liệu bạn có muốn tốn tiền cho các tính năng mà bạn không bao giờ muốn dùng đến?
2 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đang chém S4 đây hehehe
Phân tích có cơ sở nhưng thiếu khoa học, mỗi công ty chuyên về 1 lĩnh vực riêng, cũng như con người mỗi người có 1 điểm mạnh, hay 1 nghề theo định hướng mình chọn, nếu như tốt hết cả 2, người đó chắc là ng tài, và nếu tốt hết tất cả, người đó thật sự không tồn tại trên đời.
1 Công ty thiết bị điện tử Sam, thế mạnh của họ là dùng Trí tuệ để cho ra những sản phẩm công nghệ tiên tiến, nhưng kết hợp bên nó sẽ là sự phối hợp với các hãng phần mềm hoặc chuyên gia họ thuê để tăng sự cải tiến vào sản phẩm là cho ra những phần mềm hữu ích (Dù nó thật sự chưa tốt hay chưa hoàn thành, đó cũng là những gì họ cố gắng để làm nên 1 đứa con cưng của mình). Nếu như họ giỏi cả 2 lĩnh vực, thì liệu Google có còn tồn tại, họ dựa nhau mà sống trên tinh thần hợp tác đôi bên có lợi, chứ k phải là so sánh giữa 1 công ty chuyên phần mềm và 1 công ty thiết bị điện tử.
Sự so sánh khập khiển và k cân xứng, nếu làm được điều đó thì Sam đã đứng đầu thị trường và Google phải ôm xôi cả bó à.
Con người mỗi người có 1 thế mạnh, cũng như mỗi công ty có 1 thế mạnh riêng của họ.
Chúng ta là ai? Chúng ta là người tiêu dùng.
Chúng ta cần gì? Cần 1 sản phẩm tiên tiến có sự thay đổi?
Vậy thì sao phải đòi hỏi, dù là có chưa tốt, họ vẫn luôn cập nhật và đưa đến những trải nghiệm tốt nhất cho chúng ta, nên chúng ta k có lý do gì để chê bai, trừ khi chúng ta làm dc như họ và hơn họ.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019