#GamePC: Trải nghiệm Valorant, cha đẻ Liên Minh có cạnh tranh được với tượng đài CS:GO?

P.W
16/4/2020 11:12Phản hồi: 85
#GamePC: Trải nghiệm Valorant, cha đẻ Liên Minh có cạnh tranh được với tượng đài CS:GO?
Hiện tại, Valorant đang được Riot thử nghiệm closed beta, phải có key kích hoạt tài khoản mới được chơi. Nhưng rất nhanh, nó đã trở thành cú hit trên Twitch, với cả triệu người cùng xem những kênh và những streamer nổi tiếng chơi tựa game sẽ ra mắt miễn phí này. Trải nghiệm vài trận đấu trong Valorant vài ngày qua, mình nhận ra rằng, Valorant không chỉ có tham vọng trở thành một bộ môn FPS thành công trên thị trường game thể thao điện tử, mà Riot còn muốn giải quyết rất nhiều vấn đề đang tồn tại với những game bắn súng nổi tiếng hiện nay như Overwatch, Call of Duty, Rainbow Six Siege, và quan trọng hơn cả, tượng đài CS:GO.



Tinhte_Valorant1.jpg Tinhte_Valorant2.jpg Tinhte_Valorant3.jpg

Không cần nghi ngờ gì cả, tác phẩm mới của cha đẻ Liên Minh Huyền Thoại nhắm đến một cái đích duy nhất: CS:GO. Tượng đài game FPS esport của Valve vẫn luôn là cái đích để mọi game thể thao điện tử thể loại bắn súng góc nhìn người thứ nhất vươn tới. Nhưng bản thân CS:GO cũng không hẳn là hoàn hảo, và chính bản thân Valorant đã chỉ ra những điểm chưa được đó thông qua lối chơi, cơ chế game và cả hệ thống máy chủ cùng chống hack cheat nữa.

Lối chơi: Dễ tiếp cận nhưng khó giỏi


Mọi game esport thành công đều như vậy. Nó phải dễ tiếp cận, ai muốn cũng có thể vào game. Nhưng để trở thành một trong số những người giỏi nhất thì không dễ chút nào, vì trần kỹ năng của chúng là rất cao, đòi hỏi cả hiểu biết về cơ chế game lẫn phản xạ. Có lẽ đó cũng chính là lý do chúng ta thích thưởng thức những trận đấu LMHT hay DOTA 2 đỉnh cao, khi những người giỏi nhất đối đầu với nhau.

Tinhte_Valorant4.jpg Tinhte_Valorant5.jpg Tinhte_Valorant6.jpg

Valorant cũng như vậy. Nó kết hợp cả những gì tinh túy nhất của chế độ bắn súng và quản lý tiền bạc sau mỗi round trong CS:GO, với những kỹ năng của từng nhân vật, thứ tạo ra thành công cho Overwatch và Team Fortress 2. Và thế là cùng lúc, người chơi muốn trở nên bá đạo trong mỗi trận đấu, họ sẽ không chỉ phải thuần thục khả năng điều khiển món vũ khí trên tay mình, mà còn phải nhanh tay nhanh mắt dùng những kỹ năng có sẵn của từng nhân vật.

Hệ thống vũ khí và giáp của Valorant giống CS:GO đến đáng ngạc nhiên. Nhưng chúng được tối giản để người chơi dễ tiếp cận. Thay vì mỗi mục pistol, SMG, heavy hay rifle có 5 đến 6 lựa chọn, thì chỉ có 5 khẩu súng lục, hai khẩu shotgun, 2 SMG, 2 súng máy, 4 khẩu súng trường tấn công và hai khẩu súng bắn tỉa. Lợi thế của việc này là người chơi làm quen với vũ khí nhanh hơn, nhưng bù lại, những chiến thuật “quái dị”, gây bất ngờ cho đối thủ sẽ khó thực hiện hơn, và cần nhiều tính toán hơn.

Tinhte_Valorant8.jpg

Giống như CS:GO, vũ khí trong Valorant cũng có độ giật tương đối. Thậm chí nhiều streamer chuyên nghiệp cũng phát hiện ra rằng, đường đạn của vũ khí trong game không tuân theo một pattern cố định, mà mỗi lúc một khác, đòi hỏi người chơi phải đáp ứng theo rất nhanh. Nhưng cũng chính nhờ việc recoil pattern khác biệt đến vậy, game càng đề cao việc anh em ngắm chuẩn và viên đạn đầu tiên đi thẳng vào đầu địch. Lấy ví dụ như Vandal chẳng hạn, một viên đi thẳng vào đầu địch là 156 damage, và ngay cả khi mua giáp heavy, tăng HP lên 150 thì một viên vẫn đi đời. Guardian thậm chí dam còn to hơn, 195, nhưng chỉ được bắn phát một. Những chỉ số giúp cân bằng vũ khí vẫn rất quen thuộc. SMG bắn nhanh nhưng yếu, còn súng bắn tỉa chậm nhưng một phát là đối thủ nằm ngay.

Tinhte_Valorant10.jpg

Nhưng đó không phải là thứ duy nhất khiến Valorant khác biệt. Mỗi nhân vật sẽ có cả một bộ kỹ năng riêng, chia thành bốn trường phái khác nhau. Một là che lấp bản đồ để gây áp lực cho địch, ví như Flashpoint của Breach, Cyber Cage của Cypher, Cloudburst của Jett hay skill dựng tường Barrier Orb của Sage chẳng hạn. Những kỹ năng này không khác gì việc mua smoke và flashbang trong CS:GO, nhưng cách dùng đa dạng hơn nhiều và đòi hỏi người chơi phải tìm hiểu rất kỹ.

Quảng cáo


Thứ hai là những kỹ năng khám phá vị trí địch trên bản đồ, tạo ra lợi thế cho mình và đồng đội, như Spycam của Cypher, Recon Bolt và Owl Drone của Sova. Nhờ những kỹ năng này, phe tấn công sẽ không phải lo kiểm tra từng góc bombsite, mà sẽ biết được đối thủ đang nấp ở đâu. Trái ngược lại, phe phòng thủ cũng sẽ biết địch ở đâu để di chuyển hợp lý hơn.

Tinhte_Valorant7.jpg

Thứ ba là những kỹ năng gây sát thương cho địch hoặc hồi máu cho đồng đội. Kết hợp với hai dạng kỹ năng ở trên, Valorant quyết tâm thay đổi lối mòn của game bắn súng, chí ít là đối với những chế độ chơi đặt/gỡ bom, khi phe phòng thủ chỉ có một việc là ngồi camp chờ địch. Với những kỹ năng riêng của từng nhân vật, sẽ không có ai được ngồi lỳ một chỗ vì không thiếu đồ chơi để lùa họ ra khỏi chỗ nấp, bắt họ phải di chuyển tới vị trí bớt lợi thế hơn. Thậm chí cá biệt Sage còn có cả skill hồi máu và ultimate hồi sinh đồng đội nữa, rất bá đạo, nhưng sẽ chỉ hay nếu dùng đúng lúc.

Cuối cùng là những kỹ năng di chuyển, như chạy nhanh hoặc nhảy cao của Jett. Có lẽ nữ nhân vật này của Valorant là khác biệt nhất so với những nhân vật còn lại, khi bộ skill của cá nhân cô rất phù hợp để đi làm lurker luồn lách sau lưng địch, với ultimate phi dao. Để sạc đầy ultimate, anh em có ba cách: Hoặc chơi đủ round, hoặc hạ gục địch, hoặc ăn những ultimate orb ở góc của bản đồ.

Tinhte_Valorant11.jpg

Mình chơi CS:GO được cỡ 1.500 giờ đồng hồ, và anh em có thể thấy rõ hệ quả của việc quá quen với CS:GO trước khi đến với Valorant trong clip trải nghiệm game ở đầu bài viết. Mình chỉ tập trung dùng vũ khí, và rất lúng túng khi đụng đến kỹ năng, cũng như việc hóa giải kỹ năng của địch. Thậm chí còn có cả pha ấn nhầm nút, E thay vì 4 để gỡ bom, thế là dùng skill rất ngố. May mắn thay là, đối phương cũng lúng túng không kém, rất lười xài kỹ năng, nên lợi thế dù nhỏ nhưng vẫn có thể khai thác. Xem trên Twitch, những streamer “tay to” mình để ý đôi khi cũng lúng túng không kém, rất ít khi sử dụng kỹ năng một cách hiệu quả để đa dạng hóa lối chơi.

Quảng cáo


Bù lại, nếu phối hợp đồng đội ăn ý, dựa vào tiếng bước chân và kỹ năng địch dùng, anh em hoàn toàn có thể lách sau lưng địch để đánh úp, khiến họ không kịp trở tay, giành chiến thắng vừa dễ dàng vừa đã. Nhiều anh em Mỹ chơi game hình như quen Call of Duty quá, không thèm giữ shift để đi chậm không tạo tiếng chân, nghe rầm rầm biết địch ở đâu luôn 😁

Tinhte_Valorant12.jpg
Một trận đấu Valorant kéo dài tối đa 25 round, bên nào được 13 round trước là thắng. Sau 12 round đầu sẽ đổi bên. So với 30 round đánh đến 16 của CS:GO, game chỉ kéo dài từ 30 đến 45 phút, không gây mệt mỏi như một trận đấu tối đa 90 phút trong CS:GO, nhưng bù lại cảm giác chơi game không hề nhẹ nhàng chút nào, vì tính cạnh tranh của game rất cao. Nói đến thời gian chơi thì cũng có thể so sánh thời lượng một trận đấu Valorant giống như LMHT, còn CSGO và DOTA 2 thì dài hơn tương đối.

Tinhte_Valorant14.jpg

Server 128 tick và Vanguard Anti Cheat


Đối với CS:GO, máy chủ matchmaking chính thức của Valve chỉ có 64 tick, nghĩa là mỗi giây, máy chủ ghi nhận 64 thay đổi của mỗi nhân vật trong game. So với máy chủ 128 tick ở Faceit, ESEA, cảm giác ngắm trúng đầu nhưng bắn vẫn bị nhận là trượt do server chậm chạp là thứ khó chịu nhất khi chơi CS:GO leo rank. Valorant thay đổi điều này bằng cách, ngay ở thời điểm closed beta, máy chủ matchmaking hoạt động ở ngưỡng 128 tick, theo thông tin của Riot mà mình nhận được. Nhờ đó mọi phát súng anh em bắn ra trong game sẽ được ghi nhận một cách hoàn hảo. Để tiện so sánh thì máy chủ Call of Duty Modern Warfare chỉ có tickrate 12Hz, Battlefield V là 30/60 tùy server, và Overwatch là từ 20.8 đến 62.5 Hz. Điều này chứng minh rằng nỗ lực tạo ra trải nghiệm game công bằng nhất của Riot với Valorant là rất đáng hoan nghênh.

Tinhte_Valorant13.jpg

Nhưng điều đó đưa chúng ta đến với vấn đề đang rất gây tranh cãi, đó là hệ thống Valorant Anti Cheat (có lẽ lấy tên cho giống Valve Anti Cheat?) Nó hoàn toàn không phải một phần mềm theo dõi những chương trình chạy trong máy tính, từ đó phát hiện ra những ứng dụng có thể can thiệp vào trò chơi. Thậm chí trong vài trường hợp (không liên quan đến Valorant), xung đột phần mềm khiến có những tài khoản game bị khóa vì nghi ngờ dùng hack cheat. Nhưng Valorant dùng phần mềm chống cheat ghê hơn nhiều. Nó là một bộ rootkit đúng nghĩa đen, theo dõi được thay đổi phần cứng, can thiệp rất sâu vào hệ thống máy tính của anh em, đọc được những dữ liệu đang được chạy qua RAM, và khởi động cùng máy tính. Bật Task Manager lên sẽ thấy kernel anticheat driver của game tên là vgk.sys đang chạy nếu anh em đã cài game và chơi thử.

Tinhte_Valorant12.jpg

Giải pháp mạnh tay, cài hẳn rootkit chống hack cheat của Riot thực tế không phải lần đầu tiên mình gặp. Hệ thống chống cheater của hai nền tảng match CS:GO là ESEA và Faceit cũng hoạt động tương tự, nhờ đó nó rất hiệu quả. Thậm chí đối với Faceit Anti Cheat, nếu thấy đủ nghi ngờ nhưng không có bằng chứng cụ thể, Faceit có thể cấm anh em chơi game trên nền tảng của họ, và yêu cầu đến tận nhà kiểm tra phần cứng cỗ máy tính để xem có gian lận hay không. Ấy vậy mà ESEA và Faceit vẫn hoạt động ổn, hiếm khi thấy có người phàn nàn về phần mềm chống cheat trong game.

Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc mọi người đều sẽ đồng ý với việc để Riot cài một phần mềm can thiệp sâu vào phần cứng máy tính, thay vì khởi động chung với game như BattlEye hay EasyAntiCheat. Trước đây từng có scandal ESEA ngầm cài phần mềm đào tiền ảo vào máy tính của anh em chơi CS:GO thông qua hệ thống chống hack cheat. Mình phải thừa nhận một cách công bằng là sẽ chỉ có 10% người chơi Valorant quan tâm đến khả năng can thiệp của Valorant Anti Cheat, 90% còn lại chẳng có gì phàn nàn vì game hay, đã vậy còn không có cheater, quá ngon. Nhưng lo ngại thì vẫn luôn tồn tại, và vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi.

Valorant có nhất thiết phải lật đổ CS:GO?


Câu trả lời ngắn gọn có lẽ là không. Hãy nhìn vào trường hợp của DOTA 2 và LMHT. Cả hai game không có ý định lật đổ cái tên còn lại, mà thay vào đó, cùng song hành tồn tại, phục vụ thị trường riêng, nhưng cùng lúc vẫn tạo ra những thay đổi để kích thích lẫn nhau cùng hoàn thiện và phát triển, thay vì thủ cựu giữ vững triết lý phát triển game. Có lẽ, nhờ CS:GO, Valorant sẽ hoàn thiện được lối chơi mà theo mình là rất cuốn hút, nhưng còn vài điểm chưa thực sự hoàn hảo, ví dụ như nhịp độ mỗi game đấu và cách game bắt người chơi phải hợp tác cùng nhau để giành chiến thắng. Và cũng có lẽ, nhờ Valorant, CS:GO sẽ giải quyết được nhiều bài toán tồn tại từ khi Counter-Strike ra mắt hồi năm 1999 nhưng chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Tinhte_Valorant15.jpg

Bản thân hai game cũng có mục tiêu khách hàng riêng, nhưng dĩ nhiên ai mà chẳng muốn lôi kéo người chơi game khác sang chơi game của mình? Chính phong cách gameplay rất gần với CS:GO đã và đang khiến nhiều streamer chuyển sang chơi Valorant những ngày gần đây, nhưng cùng lúc, phong cách đồ họa tươi tắn, nhẹ nhàng, không hành hạ phần cứng máy tính (và thậm chí yêu cầu các giải đấu lớn tắt hiệu ứng máu me để bớt bạo lực) khiến những người yêu Liên Minh Huyền Thoại nhanh chóng đến với game hơn.

Tinhte_Valorant16.jpg

Không thiếu những lần một tác phẩm mới ra mắt và hứa hẹn lật đổ những ông vua lâu đời của dòng game bắn súng, nhưng rồi chúng trở nên nhàm chán vì nhiều lý do, có thể là cách chơi, có thể là nạn hack cheat, cũng có thể nhà phát triển game quá tập trung vào doanh thu mà không để tâm tới việc chăm sóc cộng đồng của họ. Overwatch và PUBG là hai ví dụ điển hình. Call of Duty Warzone thì không biết liệu có giữ được sức hút đến cuối năm nay khi Call of Duty mới ra mắt hay không. “Lời nguyền” game hot bùng nổ một thời gian ngắn rồi lụi tàn sẽ là thứ Riot phải tìm ra phương án giải quyết, để vừa hoàn thiện Valorant, vừa biến nó trở thành một cái tên sáng giá trong làng thể thao điện tử.
85 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

l0ngku
TÍCH CỰC
4 năm
Giờ thể loại như này nhiều rồi,có thêm sự lựa chọn cho a em
LIPIK
ĐẠI BÀNG
4 năm
@l0ngku Đồ họa tối giản để nhẹ game nên nhìn khá chán.
l0ngku
TÍCH CỰC
4 năm
@LIPIK mỗi người có mỗi nhu cầu, đâu phải người chơi nào cũng có điều kiện để làm máy cấu hình khác, đồ họa tối giản để tiếp cận nhiều đối tượng thôi, cái quan trọng là trải nghiệm chơi như thế nào
Chẳng chóng thì chầy, tượng đài nào rồi cũng sẽ sụp đổ thôi, CS:GO cũng không phải ngoại lệ
devilbs
TÍCH CỰC
4 năm
@heliosy Left 4 Dead never dieeeeeeeee!
@trainoitrull Hồi 1.6 dần ít người chơi cũng nói thế, rồi sau đó CS GO ra đời và lại đứng trên đỉnh.
Sụp đổ hay không thì còn phải tùy vào sự quan tâm của Valve. Vẫn lắng nghe người dùng, đổi mới và chăm chút cho game thì còn lâu CS GO mới sụp. Số lượng người chơi CS GO vừa đạt kỷ lục tháng trước. Cũng có thể 1 phần do dịch, nhưng thế để nói rằng muốn nó sụp cũng còn lâu lắm.
@trainoitrull CS:GO nó lên tầm game VR kiểu như trong phim Ready Player One thì lại là vấn đề khác à 😁
YoBak
TÍCH CỰC
4 năm
@ninja ryukenden Thử tưởng tượng mỗi game bị bắn vào đầu tầm 10~20 round xem có lú mề không nào =))
Sinh sau đẻ muộn mà, ko hoàn thiện hơn làm sao thu hút người chơi. Để coi Valve sẽ làm gì đây.
Ly Trong Quy
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Blitzwaffen Phong cách khác nhau, cần gì làm gì đâu 😁
iáT Tài
TÍCH CỰC
4 năm
@Ly Trong Quy Nhìn nó nhe hoạt hình, khác gì mấy game như kiểu phục kích chơi trên nền web đâu, thấy nó thua xa cs go
@iáT Tài mỗi game 1 phong cách thiết kế và gameplay khác nhau , đâu nhất thiết phải như csgo mới là chuẩn , cũng như fortnite với pubg thôi 😁
@Ly Trong Quy Mình thấy khi có tin đồn project A là Valve chạy cái Operation Shattered web đó chớ. Cũng một tg dài mới thấy operation lớn vậy.
baden009
TÍCH CỰC
4 năm
Game này cạnh tranh với fornite thì ko biết nổi ko mà đòi với csgo. Call of duty mấy năm nay mà ko lật nổi nữa là
@kingtwo vì nó kén người chơi 😃
Azkan
TÍCH CỰC
4 năm
@kingtwo Ra mấy cyber game thấy stack nhau chơi đầy đấy, mấy quán net cỏ thì chắc gì đã có game mà ngồi. Chưa kể CS:GO chơi phải có team mới vui/try hard được.

P/s: cộng đồng bé xíu thì group fb cũng 120k người.
huy.th
TÍCH CỰC
4 năm
@P.W Mod chỉ đc cái nói đúng 😆
kingtwo
TÍCH CỰC
4 năm
@Azkan Cỏ nào tui toàn chơi trên 7k 1h . Nó chơi pubg dota2 đầy mà
coxfire
ĐẠI BÀNG
4 năm
nhìn đồ họa nhảm nhí hết sức
LIPIK
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Carole&Tuesday lần đầu nghe game k cần đồ họa. game xấu chắc muốn chơi.
coxfire
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Carole&Tuesday vì bạn thích free. còn tôi ko thích game free. OK!
@Si0 Ý mình nói là game này cần đồ họa đẹp cái gì ? Ai ngu đâu mà nói game không cần đồ họa.
@LIPIK Bộ game này xấu trong mắt bạn à ?
khieuvpham
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mình thích những game mới ra
tất cả các loại game bắn súng trên đth, mình chỉ chơi đc game Chiến dịch HT của Gà Rán vù nó chỉ có 2 nút trái phải. Còn lại mình không tài nào chơi đc vì ko biết cách điều khiển.
HHHIEP
TÍCH CỰC
4 năm
Trò này đòi hỏi kĩ năng và phối hợp nhiều lắm mỗi Class nhân vật là nhưng kĩ năng khác nhau, y như LOL cũng 4 kĩ năng và có Ulti nội tại. Cứ như vừa chơi CS vừa chơi LOL vậy.
RiCare
TÍCH CỰC
4 năm
@HHHIEP CSGO + Overwatch chứ
@HHHIEP cái này kiểu overwatch rồi
Thử sức nào
trungking
TÍCH CỰC
4 năm
Cạnh tranh với đột kid thì đc chứ tuổi nào so với csgo =))
-[L]C[K]-
TÍCH CỰC
4 năm
@trần tuấn anh 2207 vấn đề ko phải ở máy mạnh yếu, về đẳng cấp nói đùa là "thượng đẳng" thì DOTA hơn xa LOL, tất nhiên mình đang chơi LOL =))
@-[L]C[K]- Bản thân cũng là 1 người cày từ dday rồi mòn đít với dota 1 thì mình vẫn thấy Dota 2 thực sự khó hơn lol gần như về mọi mặt. Bác cũng chơi rồi nên chắc cũng hiểu map dota nó rộng, rừng và ngày đêm nó ảnh hưởng tới quá nhiều yếu tố chiến thuật. Để pro như kiểu faker thì quá ít nhưng người chơi tốt trong lol thì quá nhiều. Còn sang dota chơi đc đã khó, chơi giỏi còn mệt hơn. Họ có quyền thượng đẳng thật.
-[L]C[K]-
TÍCH CỰC
4 năm
@vanmaitrangchu Yeah. Nhớ có 1 game mà dù sau vài năm chơi nhưng lại bị thằng đối thủ củ lòn nó hành cho 15p ko mua đc đôi giày =]] đó là 1 mình nó, ko bị gank. Chứ LOL dù bị hành ra bã, vẫn hít lv đc, và vực dậy đc
Game này muốn thành pro ko phải đơn giản đâu ah.
Cá nhân thì mình ko khoái FPS. 😆) MOBA thì ok.
Hieu123z
TÍCH CỰC
4 năm
nch là lại là cuộc chiến giữa Valve và Riot thôi 😆. Nhưng nếu đứng ở giữa thì dễ dàng mấy tựa game của Riot đang ngày càng thu hút hơn so với Valve 😃).
Ủa cái này so với overwatch thì hợp lý hơn chứ ????
@theon2709 So với CS:GO vì nó là tượng đài eSport của dòng game FPS, ko phải vì độ phổ biến
Tuanpht
TÍCH CỰC
4 năm
Pew, die
Thấy hình kg mượt bằng nhưng thực tế trải nghiệm mới biết được
Đừng có bán bản quyền cho thằng Garena là được 😁
@m.hydra.hht Bán cho Vina gâu rồi đấy. Rồi 1 cái skill màu mè cũng mấy trăm k, rồi lại cái bài ca muôn thủa hút máu người dùng...
RiCare
TÍCH CỰC
4 năm
Legend of Runeterra là 1 ví dụ cho sự thành công của Riot game, Legend of Runeterra vừa ra mà số lượng người chơi còn hơn cả Hearthstone nữa. Chứ ra mắt chính thức rồi đấu giải nữa thì Hearthstone cũng phải đổ mồ hôi.
Nói gì thì nói game nào cũng có cái hay nên game ra sau tuy là được hoàn thiện hơn nhờ các đàn anh đi trước nhưng để lật đổ được các bậc tiền bối thì đó là chuyện thời gian dài 🤔
Azkan
TÍCH CỰC
4 năm
Cá nhân không thích game này. 1 số cảm nhận:
- Súng có giật méo đâu?? Bắn cảm giác còn kém giật hơn cả súng trong CoD.
- Smoke là 1 trò cười. Flash thì chỉ có 1 class có?
- Damage súng quá cao dẫn đến TTK quá thấp, cộng thêm việc súng không giật dẫn đến việc lắm lúc game cho cảm giác... quá dễ =))
- 1 số kĩ năng quá imba (bắn xuyên map, teleport...).

Chẳng qua game mới nên rộ lên 1 thời gian thôi, sau này lại đâu vào đấy như đợt Apex thôi. Được cái đáng khen là sv 128 ticks.
@Azkan từ từ cho người ta update này nọ thay đổi chứ ba , mới ra có tháng chứ mấy 😁
RiCare
TÍCH CỰC
4 năm
@xxxthientaixxx Lấy game close beta so với game chính thức :D
Azkan
TÍCH CỰC
4 năm
@RiCare Có chỗ nào so sánh với game khác về độ kém hoàn thiện à?
@Azkan Mình chỉ nhớ có một con có thể bắn xuyên map thôi, và con đó khó sử dụng nhất game rồi, còn bắn xuyên tường đâu chỉ game đâu
? Teleport muốn thực sự imba chỉ khi mình có sử dụng Sage thôi ?
Ganoipho6
TÍCH CỰC
4 năm
@Azkan đúng là súng k giật và nhân vật còn hơi cứng . haha

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019