Báo cáo mới từ Counterpoint Research cho biết vào thời kỳ đỉnh cao năm 2017 thì thị trường smartphone toàn cầu đã có hơn 700 thương hiệu cạnh tranh khốc liệt với nhau. Tuy nhiên cho đến năm 2023 này thì số lượng thương hiệu vẫn đang hoạt động, nghĩa là được ghi nhận có doanh số bán ra, đã giảm 2/3 xuống còn gần 250 thương hiệu. Counterpoint đã theo dõi doanh số bán hàng của tất cả các thương hiệu ở hơn 70 quốc gia trọng điểm để đưa ra báo cáo này.
Cơ sở người dùng đã trưởng thành, chất lượng thiết bị được cải thiện, chu kỳ thay thế thiết bị dài hơn, những trở ngại về kinh tế, tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng và những sự chuyển đổi công nghệ lớn như từ 4G sang 5G đã dần loại bỏ bớt các thương hiệu smartphone trong những năm qua.
Đáng chú ý là sự sụt giảm chủ yếu đến từ các thương hiệu địa phương trong khi số lượng các thương hiệu toàn cầu hầu như không thay đổi. Hầu hết các thương hiệu địa phương thường kinh doanh ở dải giá thấp hơn và ở những khu vực có thị trường phân tán trên khắp các khu vực địa lý rộng lớn như Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh, Trung Đông và Châu Phi.

Cơ sở người dùng đã trưởng thành, chất lượng thiết bị được cải thiện, chu kỳ thay thế thiết bị dài hơn, những trở ngại về kinh tế, tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng và những sự chuyển đổi công nghệ lớn như từ 4G sang 5G đã dần loại bỏ bớt các thương hiệu smartphone trong những năm qua.
Sự đi xuống của các thương hiệu địa phương
Đáng chú ý là sự sụt giảm chủ yếu đến từ các thương hiệu địa phương trong khi số lượng các thương hiệu toàn cầu hầu như không thay đổi. Hầu hết các thương hiệu địa phương thường kinh doanh ở dải giá thấp hơn và ở những khu vực có thị trường phân tán trên khắp các khu vực địa lý rộng lớn như Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh, Trung Đông và Châu Phi.
Tụt hậu trong nỗ lực R&D và tiếp thị
Trong ngành công nghiệp smartphone đang phát triển nhanh chóng thì các thương hiệu nhỏ đã phải rất chật vật để theo kịp các thương hiệu lớn ở nhiều mặt. Trong khi các thương hiệu lớn tiếp tục đầu tư vào R&D, sản xuất và xây dựng năng lực cạnh tranh thì các thương hiệu nhỏ lại chủ yếu phụ thuộc vào các thiết bị “nhãn trắng”, là các thiết bị được đặt hàng bên thứ 3 sản xuất sau đó được đóng logo thương hiệu lên.
Bên cạnh đó các sự kiện tiếp thị và quảng cáo lớn cũng như việc hợp tác với các đại sứ thương hiệu nổi tiếng là điều thường thấy đối với các thương hiệu lớn. Trong khi hầu hết các thương hiệu nhỏ đều không có đủ nguồn lực để thực hiện những điều này.
Nhu cầu khách hàng ngày càng tăng cao
Các thương hiệu nhỏ đã tận dụng rất tốt quá trình chuyển đổi của thị trường từ 2G sang 3G/4G, đặc biệt là nhu cầu mạnh mẽ đối với các thiết bị cấp thấp ở Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latinh. Tuy nhiên kể từ đó thì nhu cầu của người tiêu dùng đã cao hơn và cơ sở người dùng smartphone cũng đã dần trưởng thành. Do đó nhu cầu người dùng hiện nay thường tập trung nhiều hơn vào thông số kỹ thuật, thiết kế, giá trị thương hiệu và việc tích hợp hệ sinh thái.
Không thể theo kịp các thương hiệp top 1 của Trung Quốc
Sự trỗi dậy của các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi, OPPO và vivo cũng đã thúc đẩy cho sự suy thoái của các thương hiệu nhỏ. Các thương hiệu Trung Quốc này đã mang đến những chiếc smartphone ngày càng tốt hơn cùng với mức giá hấp dẫn, mang lại cho khách hàng những giá trị tốt hơn so với số tiền họ bỏ ra.
Các thương hiệu nhỏ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi những yếu tố toàn cầu
Từ đại dịch COVID-19, tình trạng thiếu hụt linh kiện cho đến sự suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra đã ảnh hưởng rất nhiều đến các thương hiệu smartphone trong thời gian gần đây. Trong điều kiện thị trường như vậy thì việc duy trì tỉ suất lợi nhuận đối với các thương hiệu lớn thường không quá khó khăn trong khi các thương hiệu nhỏ thì lại phải vật lộn để duy trì hoạt động kinh doanh của mình.
Trong tương lai dự kiến số lượng các thương hiệu smartphone sẽ tiếp tục giảm và các thương hiệu lớn trên toàn cầu sẽ ngày càng có vị thế tốt hơn để có thể thích ứng với mọi khó khăn kinh tế vĩ mô cũng như những sự chuyển đổi công nghệ trên thị trường.
Quảng cáo